Yoga Book C930 – laptop có màn hình e-ink làm bàn phím, giấy ghi chú và đọc sách
Lenovo cũng làm mới dòng laptop 2 màn hình độc đáo Yoga Book với phiên bản Yoga Book C930. Lần này thay vì có 2 màn hình cảm ứng LCD thì Yoga Book C930 có màn hình LCD lẫn e-ink – một thay đổi rất đáng chú ý và mở ra nhiều chế độ sử dụng hơn cho chiếc máy vốn đã rất đa năng này.
Yoga Book là dòng máy tính 2 màn hình với phiên bản đầu tiên ra mắt năm 2016 thu hút rất nhiều sự quan tâm về những khả năng của nó khi chiếc màn hình thứ 2 có thể vừa làm bàn phím, vừa là màn hình ghi chú và thậm chí hỗ trợ số hoá bản vẽ khi cho phép chúng ta đặt một tờ giây lên màn hình và vẽ đè lên. Trên phiên bản Yoga Book C930, Lenovo dùng màn hình e-ink cho phần màn hình phụ và đây cũng là mẫu laptop đầu tiên trên thế giới có màn hình e-ink.
E-ink là công nghệ màn hình trắng đen mô phỏng trang giấy thật vốn đã không còn xa lạ với chúng ta, nhất là những anh em thích đọc sách trên Kindle. E-ink trên Yoga Book C930 y hệt vậy với chức năng đọc sách và kích thước đến 10,8″ phân giải FHD nên có thể hiển thị một lúc 2 trang giấy. Thế nhưng nó còn đóng vai trò là bàn phím/bàn rê ảo và một trang giấy ghi chú.
Với vai trò là bàn phím, layout khá chật và bên dưới có một phần bàn rê nhỏ. Điều thú vị là mình có thể gõ khá nhanh trên chiếc bàn phím này, chỉ cần quen layout tí là có thể gõ tốt được dù nó chỉ là phím ảo. Vừa gõ vừa di trỏ chuột vẫn được, bàn rê đa điểm và thậm chí hỗ trợ các thao tác cử chỉ 3 ngón, 4 ngón trên Windows 10 rất mượt.
Video đang HOT
Ngoài ra nó còn hỗ trợ chức năng vẽ vời và ghi chú tay, dĩ nhiên là cần dùng bút cảm ứng riêng. Điều mình thấy thú vị là màn hình e-ink có nhược điểm là tốc độ làm tươi rất thấp nhưng khi vẽ thì nét vẽ xuất hiện ngay, cảm giác như đang vẽ trên giấy vậy mà không thấy nét vẽ bị chậm.
Mình có hỏi anh kỹ sư của Lenovo thì được câu trả lời: Khả năng này đến từ cây bút cảm ứng mới dùng công nghệ tĩnh điện chủ động AES – đầu bút dẫn điện khi chạm vào mặt cảm ứng sẽ tạo ra những phản ứng làm thay đổi trạng thái trong màn hình e-ink, kết quả là tốc độ phản hồi của màn hình khi viết vẽ nhanh hơn rất nhiều. Độ trễ gần như bằng không vì cây bút này không kết nối Bluetooth hay hoạt động bằng công nghệ EMR thông thường mà trái lại nó gây ra phản ứng điện hoá trực tiếp lên màn hình.
Bên cạnh điểm nổi bật nhất là màn hình e-ink thì Yoga Book C930 vẫn có màn hình chính với kích cỡ 10,8″ tấm nền IPS cao cấp với độ phân giải QHD cảm ứng đa điểm. Thêm nữa chiếc máy cũng có thể xoay gập màn hình 360 độ quanh bản lề thiết kế dạng đồng hồ đặc trưng của dòng Yoga.
Khi gập lại, Yoga Book C930 rất mỏng, chỉ 9,9 mm và trọng lượng cũng rất nhẹ, chỉ 775 g nên rất lý tưởng để dùng như máy tính bảng đọc sách. Để mở nắp máy, Lenovo thiết kế tính năng gõ 2 lần (double knock) tức là chúng ta chỉ cần gõ 2 lần lên nắp máy thì nắp máy tự mở hé ra và dĩ nhiên chúng ta vẫn có thể mở như cách bình thường.
Chiếc Yoga Book C930 này được trang bị cấu hình rất cơ bản với vi xử lý Core i5 – Lenovo nói phiên bản bán ra sắp tới sẽ dùng Core i5 dòng Y (dòng siêu tiết kiệm điện của Intel Core I cho laptop) thuộc thế hệ Whiskey Lake thay vì Core m3. Với mức TDP chỉ 5 W thì chiếc Yoga Book C930 này cũng không cần dùng đến quạt tản nhiệt. Máy sẽ có 4 GB RAM cùng với 256 GB bộ nhớ PCIe SSD. Máy chạy Windows 10 và sẽ không có tuỳ chọn Android như thế hệ trước. Thời lượng pin ước lượng khoảng 10 tiếng.
Theo tinhte
Lenovo Yoga Book C930: laptop 2 màn hình (màn hình phụ dùng E Ink), không quạt, 1000$
Cách đây 2 năm Lenovo có ra mắt một chiếc tablet không bàn phím tên Yoga Book, giờ đây phiên bản mới của nó đã ra mắt và được hãng gọi là Yoga Book C930. Bàn phím phẳng theo dạng chiếu sáng ngày trước giờ đã được thay thế bằng màn hình 10.8" cảm ứng dùng công nghệ của E Ink, nó sẽ hiển thị bàn phím ảo hoặc các công cụ khác tùy lúc. Màn hình chính của thiết bị là một tấm LCD 10,1" độ phân giải 2560 x 1600 (cao hơn trước chỉ Full-HD). Giá bán của Yoga Book C930 từ 999$, bắt đầu bán trong tháng 10.
Màn hình E Ink của C930 còn có thể dùng được với bút, cụ thể là cây Wacom Active Pen dùng kết nối Bluetooth, hỗ trợ 4096 mức độ lực, có thể nhận diện góc nghiêng. Tức là khi cần bạn có thể biết màn hình phụ này thành một bảng vẽ hoặc tờ giấy để ghi chú. Giải pháp này xịn hơn và trực quan hơn so với các viết ra giấy rồi dùng cảm ứng vẽ lại trên máy của Yoga Book thế hệ trước.
Có một điểm thú vị bé bé ổ C930: bạn gõ nhẹ vào máy lúc đang đóng nắp, khi đó C930 sẽ tự động mở bật màn hình lên một chút để bạn có thể tiếp tục mở nắp lên dễ dàng hơn.
Về vi xử lý, ngày xưa Lenovo chọn dùng chip Atom nên chiếc máy này đã bị chê nhiều do chạy chậm. Lên tới C930, Lenovo chuyển sang dùng chip Core m3-7Y30 và có thêm tùy chọn Core i5-7Y54, đi kèm theo đó cũng là GPU tích hợp mạnh hơn. Thời lượng pin của thiết bị là 8,6 tiếng, giảm so với con số 13 tiếng hồi trước nhưng bù lại mạnh hơn thì cũng đáng. Yoga Book C930 vẫn tiếp tục dùng thiết kế không cần quạt tản nhiệt.
Cuối cùng, Yoga Book C930 giờ chỉ chạy Windows 10 mà thôi, phiên bản chạy Android của ngày xưa đã bị loại bỏ.
Theo SlashGear
Apple sẽ bỏ 3D Touch khỏi "một số dòng" iPhone mới trong năm nay? Theo trang MacRumors, Apple có thể sẽ bỏ 3D Touch khỏi iPhone thế hệ mới, hoặc ít nhất là không đem nó lên "một số dòng" nhất định (chắc là sẽ áp dụng cho chiếc iPhone LCD giá "thấp"). Đây không phải là điều gây ngạc nhiên vì 3D Touch không có nhiều giá trị kể từ khi nó ra mắt vào năm...