Yêu trường, lớp nhờ màu xanh
Hướng đến một môi trường xanh, sạch, đẹp là mục tiêu phấn đấu của nhiều trường học hiện nay. Việc tạo môi trường xanh sẽ gắn kết học sinh với mái trường. Đây cũng là một trong những tiêu chí xây dựng trường học thân thiện của ngành Giáo dục.
HS Trường Tiểu học Bình Thủy chăm sóc vườn trường. Ảnh T.G
Tạo khuôn viên đẹp
Có được một khuôn viên xanh, sạch, đẹp như hiện nay, thầy và trò Trường THCS thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) đã cùng nỗ lực chung tay vun xới. Thầy Nguyễn Văn Lộc, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhiều năm trước, cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm, khuôn viên nhà trường còn nhiều hạn chế. Các lớp học chỉ mới giải quyết những vấn đề bức xúc về nhu cầu học tập cho HS.Vì vậy, xây dựng cảnh quan, khuôn viên trong nhà trường là điểm nhấn trong việc tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và chuẩn bị cho việc dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Từ năm học 2018 – 2019, trường được Sở GD&ĐT TP Cần Thơ chọn là một trong những cơ sở giáo dục đưa “Giáo dục hành động” vào nhà trường. Theo thầy Nguyễn Văn Lộc, việc xây dựng không gian trường học xanh, sạch, đẹp sẽ gắn kết các em học sinh với ngôi trường của mình. Chính vì vậy, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, nói chuyện dưới cờ đầu tuần, BGH nhà trường, các thầy cô đã tuyên truyền, nhắc nhở HS về vấn đề xây dựng và bảo vệ môi trường. Việc động viên khen thưởng những hành động tích cực trong đó có ý thức xây dựng môi trường học đường xanh đã tạo động lực để các em cùng phấn đấu. Những hội thi vẽ tranh về chủ đề môi trường cũng là hình thức tuyên truyền bổ ích, phát huy tinh thần tự giác về ý thức bảo vệ cảnh quan.
Là một trường nằm ở trung tâm quận Bình Thủy, cơ sở vật chất, diện tích của Trường Tiểu học Bình Thủy còn khiêm tốn. Tuy nhiên, BGH nhà trường luôn sáng tạo để mang đến cho HS những không gian xanh. Cô Trịnh Thị Nhung, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Để HS luôn háo hức khi đến trường, nhà trường cố gắng trang trí không gian chung bằng cây xanh tạo nên khuôn viên xinh xắn. Ngoài giờ học, HS có thể vui chơi thư giãn hay đọc sách dưới tán cây xanh mát. Nhà trường còn khuyến khích các em cùng tham gia chăm sóc, bảo vệ bồn hoa, cây kiểng của trường. Những giờ học ngoài trời cũng được tổ chức thường xuyên hơn, giúp các em phát triển các giác quan, phát huy sự sáng tạo của bản thân.
HS phân loại rác bảo vệ môi trường. Ảnh: T.G
Video đang HOT
Trang trí lớp học bằng cây xanh
Tại Trường THCS thị trấn Vĩnh Thạnh, để tạo không gian xanh, nhà trường phát động các lớp trồng và trang trí cây xanh trong lớp học. Việc trang trí cây xanh tại phòng học tạo nên một không gian hài hòa làm đẹp cảnh quan của lớp. Sự thay đổi này cũng mang tới cho các em tinh thần học tập thoải mái, hứng thú hơn. Nhờ đó giúp HS đến gần với thiên nhiên, có thói quen, ý thức quan tâm hơn tới môi trường. Sau một thời gian phát động, không gian các lớp học có sự thay đổi đáng kể. Không chỉ lớp học, tại các hành lang hay nhà vệ sinh cũng được học sinh trồng thêm nhiều cây cảnh trong các vật dụng thân thuộc.
Các em đã tận dụng các ống tre, vỏ chai nhựa để trồng cây lá dứa, trầu bà hoặc trang trí các bức tranh với thông điệp bảo vệ môi trường trong khu vệ sinh. Điều này tạo cảm giác dễ chịu, thân thiện và tạo cho HS có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Thầy Nguyễn Văn Lộc cũng cho biết: Nhà trường đã xây dựng công viên trước cổng trường có diện tích 700 mét vuông với nhiều cây xanh. Công viên mang đến cảnh quan sạch, đẹp, văn minh cho địa phương nói chung và nhà trường nói riêng. Trong trường học, các em HS đã hình thành thói quen phân loại rác thải theo các chủng loại. Những loại rác có thể tái chế, hoặc tiêu hủy được bỏ đúng nơi theo quy định. Việc làm này giúp cho không gian trường xanh, sạch, đẹp hơn.
Theo thầy Tăng Văn Chín, Hiệu trưởng Trường THPT Thốt Nốt (TP Cần Thơ), việc đưa nhiều mang xanh vao trương hoc sẽ lam giam sư khô cưng cua nhưng khối bê tông. Trồng nhiều loại hoa kiểng gop phần tạo bóng mát, canh quan đep mắt, không khí trong lanh mang đến cho thầy và trò một môi trường học tập, vui chơi lành mạnh. Vì vậy trong năm học 2019 – 2020, Trường THPT Thốt Nốt đã xây dựng kế hoạch để tạo nên một môi trường học tập thân thiện.
Trước hết nhà trường cải tạo khuôn viên chung, các phòng làm việc, thực hành và trong các lớp học theo hướng xanh – sạch – đẹp – an toàn và thân thiện với môi trường. Xây dựng lịch lao động cố định cho các tập thể lớp. Phân công học sinh vệ sinh chăm sóc các khu vực xung quanh trường, trồng và chăm sóc cây xanh trong nhà vệ sinh. Nhà trường còn phát triển vườn sinh học với nhiều loại cây rau phục vụ chương trình giáo dục thực hành. Kế hoạch này được giao cho Tổ Sinh học và Đoàn Thanh niên thực hiện. Quá trình trồng không sử dụng phân – thuốc hóa học. Sau khi thu hoạch, các lớp sẽ trích lại một phần để thực hiện các hoạt động từ thiện, giúp đỡ HS nghèo…
Với những hoạt động tích cực của thầy và trò, không gian trường học thay đổi mang đến sự tươi mới với màu xanh từ các lớp học đến sân trường. Trường học xanh, sạch, an toàn, HS ý thức tốt hơn trong vấn đề giữ vệ sinh chung.
Thầy Tăng Văn Chín
Châu Anh
Theo giaoducthoidai
Công an kiểm tra công ty nghi chôn trộm chất thải hôi thối ở Sóc Sơn
Công an huyện Sóc Sơn vừa kiểm tra Hợp tác xã Môi trường xanh - công ty bị nghi liên quan đến vụ đổ chất thải nguy hại tại Sóc Sơn.
Trả lời VTC News sáng 15/12, lãnh đạo huyện Sóc Sơn cho biết, UBND huyện vừa thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an huyện Sóc Sơn, Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường trực tiếp kiểm tra nhà xưởng của Hợp tác xã Môi trường xanh - công ty bị nghi liên quan đến việc đổ trộm chất thải nguy hại ở thôn Lai Sơn, xã Bắc Sơn.
Đoàn liên ngành làm việc với công ty bị nghi đổ trộm chất thải nguy hại ở Sóc Sơn. (Ảnh: HL)
Tại buổi làm việc ngày 14/12, đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Hợp tác xã Môi trường xanh. " Biên bản làm việc sẽ được công khai cho báo chí sau", bà Lê Thị Hải - Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, cho biết.
Hợp tác xã Môi trường xanh hoạt động từ tháng 8/2019, diện tích nhà xưởng gần 2.000m2, có 30 công nhân, chuyên thu gom, sản xuất hạt nhựa xuất khẩu sang Trung Quốc. Dù hoạt động được 5 tháng nhưng hợp tác xã này vẫn không có bảng, biển tên đơn vị, chưa xuất trình được Cam kết bảo vệ môi trường, Giấy phép xây dựng, Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Bên trong khu nhà xưởng của Hợp tác xã Môi trường xanh. (Ảnh: HL)
Khi đoàn kiểm tra đề nghị đưa ra những loại giấy tờ trên, ông Nguyễn Xuân Tùng - đại diện Hợp tác xã Môi trường xanh viện lý do kế toán đang nghỉ sinh, giấy tờ để trong két nên chưa thể lấy ra được. Ghi nhận tại hiện trường cũng cho thấy, toàn bộ nước thải sau sản xuất không được thu gom mà đổ thẳng ra môi trường, không có khu lưu trữ chất thải nguy hại.
Như VTC News thông tin, tháng 7/2019, gia đình ông Đặng Văn Tư (sinh năm 1966, trú tại thôn Lai Sơn, xã Bắc Sơn) và hàng xóm phát hiện mùi hôi bốc lên từ khu vực trồng cây lâu năm của gia đình.
Ông Tư thuê máy xúc đào lên và phát hiện nhiều bao tải chứa chất thải màu đen có dạng bột, bốc mùi, được chôn lấp sơ sài trong các hố sâu. Ông trình báo sự việc lên UBND xã, đồng thời viết đơn gửi Đồn công an Trung Giã (Công an huyện Sóc Sơn) phản ánh sự việc.
Theo ông Tư, khi mới đào hố lên, mùi hôi thối xộc lên rất nặng. Khi gặp nước, chất thải này sủi bọt, vài ngày sau thì đông cứng lại thành từng tảng.
Sáng 9/12, ông Tư tiếp tục thuê máy xúc xúc đất ở một số điểm khả nghi trong khu đất lâm nghiệp mà gia đình được giao quản lý, sử dụng tại núi Sú. Tại tất cả những vị trí được đào đều có các bao tải chứa rác được vùi lấp thô sơ, mỗi hố chôn rộng khoảng chục mét vuông, sâu vài mét.
Tại khu đất của anh Đặng Văn Đại (cháu ông Tư) cũng phát hiện nhiều hố chôn chất lạ bốc mùi hôi thối.
Ngày 12/12, ông Mai Trọng Thái, Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội) cho biết, qua xét nghiệm các mẫu lấy về từ những hố chôn bí mật, chi cục bước đầu xác định đây là chất thải nguy hại.
"Trách nhiệm của đơn vị là làm rõ chất bốc mùi hôi thối kia là gì, có phải là chất thải nguy hại không, thành phần thế nào, trên cơ sở đó sẽ phối hợp với các đơn vị đủ năng lực, kinh nghiệm xử lý chất thải nguy hại để xử lý. Tôi đánh giá khối lượng chất thải nguy hại chôn trộm dưới lòng đất ở thôn Lai Sơn là rất lớn, không chỉ là loại mủ pin điện thoại mà còn tương đối nhiều chất khác cả về axít hữu cơ, kim loại nặng", ông Thái cho hay.
Ngày 13/12, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung có văn bản giao các sở, ngành và công an điều tra, làm rõ vụ việc này. Chiều 13/12, đoàn công tác của Bộ TN&MT đến các hố chôn trộm chất thải ở xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, lấy mẫu giám định.
THÀNH TRUNG
Theo vtc.vn
Sáng tạo trong hoạt động giữa giờ Hưởng ứng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", Trường TH Minh Tân (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đã đưa các bài thể dục, múa hát và các bài dân vũ vào hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, qua đó đạt được nhiều hiệu quả thiết thực. Cô và trò đồng diễn bài nhảy cha-cha-cha trong...