Yếu tố gây hại sức khỏe, khiến bạn già nhanh hơn cả hút thuốc
Một nghiên cứu cho thấy cảm giác cô đơn và không hạnh phúc có hại cho sức khỏe của bạn hơn hút thuốc.
Các nhà chuyên môn phát hiện những cảm xúc tiêu cực làm tăng tốc độ đồng hồ sinh học của con người. Cảm giác cô đơn, tuyệt vọng có thể khiến một người già hơn 1 năm 8 tháng, nhiều hơn 5 tháng so với hút thuốc.
Tổn thương đồng hồ sinh học của cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, tiểu đường, bệnh tim… Các chuyên gia tin rằng tình trạng viêm mạn tính do không hạnh phúc gây ra tổn thương cho các tế bào và một số cơ quan quan trọng.
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, có tới 1/3 người Mỹ cảm thấy rất cô đơn, khoảng 8% bị trầm cảm nặng.
Tiến sĩ Laurie Theeke, Đại học George Washington, người không tham gia vào nghiên cứu, nói với DailyMail, không có gì ngạc nhiên khi cô đơn dẫn đến lão hóa nhanh hơn hút thuốc.
“Tôi đã nghiên cứu vấn đề này từ năm 2002 và có nhiều bộ dữ liệu quốc gia cho thấy cô đơn dẫn đến tuổi thọ ngắn hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn”, bà Theeke nói.
Tiến sĩ Theeke cho biết, những người cô đơn có xu hướng bị viêm và mức độ lo lắng cao hơn những người khác và cũng ít vận động hơn. Những điều này góp phần làm cho sức khỏe của họ trở nên tồi tệ.
Con người có tuổi sinh học, ước tính sự suy giảm của cơ thể dựa trên các yếu tố máu, tình trạng thận và chỉ số khối cơ thể (BMI).
Các chuyên gia ở Đại học Stanford (Mỹ) và một công ty ở Hong Kong đã thu thập dữ liệu của 12.000 người ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Những người tham gia ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Khoảng một phần ba có các bệnh nền liên quan tới phổi, ung thư… Sử dụng mẫu máu, khảo sát và dữ liệu y tế, các chuyên gia đã tạo ra mô hình lão hóa để dự đoán tuổi sinh học của các tình nguyện viên.
Kết quả được công bố trên tạp chí Aging-US cho thấy, cảm giác cô đơn hoặc không hạnh phúc là yếu tố dự báo lớn nhất về sự suy giảm sinh học nhanh hơn.
Tiếp theo là hút thuốc khiến một người già đi 1 năm 3 tháng tuổi. Nam giới cũng có nguy cơ bị lão hóa nhanh hơn 5 tháng.
Sống ở vùng nông thôn khiến một người bị già hơn 4 tháng có thể do điều kiện làm việc vất vả hơn (trong nhà máy), ít bệnh viện và bác sĩ hơn. Không bao giờ kết hôn có thể nâng tuổi của một người lên gần 4 tháng.
Đồng tác giả Manuel Faria thông tin: “Trạng thái tinh thần và tâm lý là yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất về sức khỏe và chất lượng cuộc sống nhưng hiện vẫn bị loại bỏ khỏi dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại”.
Nghiên cứu chỉ xem xét nhóm tuổi từ trung niên trở lên, không rõ liệu kết quả có đúng với các nhóm tuổi trẻ hơn hay không.
Nghiên cứu trước đây của Viện Quốc gia về Lão hóa (NIH) cũng đã liên kết sự cô đơn với quá trình lão hóa, cho biết nguy cơ tương đương với hút khoảng 15 điếu thuốc mỗi ngày.
Thay thế 30 phút lướt mạng bằng tập thể dục mỗi ngày, bạn sẽ hạnh phúc hơn!
Các nhà nghiên cứu Đức cho biết, thay thế 30 phút sử dụng mạng xã hội mỗi ngày bằng hoạt động thể chất có thể giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.
Thời gian lướt mạng quá nhiều có thể dẫn đến nghiện mạng xã hội và khiến nhiều người mệt mỏi về tinh thần hơn.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ruhr-Universittt (Đức) đã nghiên cứu tác dụng của việc giảm lướt mạng và tăng hoạt động thể chất đối với sức khỏe tinh thần và mức độ hút thuốc.
Thay thế 30 phút sử dụng mạng xã hội mỗi ngày bằng hoạt động thể chất có thể giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Julia Brailosvskaia, phó giáo sư tại Trung tâm Điều trị và Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần của đại học Ruhr-Universittt, dẫn đầu cuộc thử nghiệm kéo dài 2 tuần.
Các nhà nghiên cứu đã tuyển dụng 642 người lớn khỏe mạnh dùng mạng xã hội và phân họ thành 4 nhóm thử nghiệm trong 2 tuần:
Nhóm 1: Giảm thời gian lướt mạng hằng ngày bớt 30 phút, gồm 162 ngườiNhóm 2: Tăng hoạt động thể chất hằng ngày thêm 30 phút, gồm 161 ngườiNhóm 3: Kết hợp cả 1 và 2, gồm 159 ngườiNhóm 4: Đối chứng, không thay đổi, gồm 160 người.
Những người tham gia đã hoàn thành các cuộc khảo sát trực tuyến và nhật ký "tuân thủ hằng ngày" khi bắt đầu thử nghiệm, 1 tuần sau đó và sau khoảng thời gian 2 tuần.
Họ cũng gửi các cuộc khảo sát tiếp theo vào thời điểm 1, 3 và 6 tháng sau thử nghiệm. Kết quả thu được như sau:
Tiến sĩ Brailosvskaia và nhóm nghiên cứu kết luận rằng các biện pháp đã giúp mọi người giảm thời gian lướt mạng.
Thậm chí 6 tháng sau thử nghiệm, nhóm 1 vẫn giảm thời gian lướt mạng hằng ngày khoảng 37 phút, nhóm 2 giảm khoảng 33 phút và nhóm 3 giảm khoảng 46 phút, theo tờ Daily Mail.
Tất cả các biện pháp cũng khuyến khích hoạt động thể chất nhiều hơn. Vào 6 tháng sau, nhóm 1 đã tăng thời gian hoạt động thể chất hằng tuần thêm 26 phút so với ban đầu, nhóm 2 tăng 40 phút, nhóm 3 tăng 1 giờ 39 phút.
Ngay cả nhóm đối chứng cũng tăng hoạt động lên 20 phút.
Đồng thời, các biện pháp đã giúp nâng cao sự hài lòng của những người tham gia đối với cuộc sống.
Tập thể dục làm tăng sản xuất chất dẫn truyền thần kinh - "các phân tử chống trầm cảm tự nhiên và chống lo âu" của não. Ảnh SHUTTERSTOCK
Sau 6 tháng theo dõi, mọi người vẫn ít lướt mạng xã hội hơn, duy trì hoạt động thể chất nhiều hơn, cảm thấy hạnh phúc hơn và hút ít thuốc lá hơn, theo Daily Mail.
Tiến sĩ Brailosvskaia và các đồng nghiệp của cô cho rằng chủ tâm giảm thời gian lướt mạng cũng như tăng thời gian cho hoạt động thể chất có thể giúp cải thiện tinh thần và giảm căng thẳng. Họ cũng tin rằng việc kết hợp cả hai biện pháp có thể tăng hiệu quả lên nhiều.
Tập thể dục có lợi cho não như thế nào
Tiến sĩ Zablow nhấn mạnh rằng, bất kỳ chương trình trị liệu nào cũng đều cần có phần tập thể dục. Liệu pháp tâm lý và cả thuốc uống, nếu không tập thể dục sẽ không có tác dụng.
Tiến sĩ Zablow nói thêm rằng tập thể dục làm tăng sản xuất chất dẫn truyền thần kinh - "các phân tử chống trầm cảm tự nhiên và chống lo âu" của não.
Do đó, tập thể dục nhiều hơn có thể xây dựng sức khỏe tâm thần, trong khi ít hoạt động hơn do lạm dụng mạng xã hội có thể hạn chế hoạt động hóa học lành mạnh của não, theo Daily Mail.
Hãy nhận biết sớm để điều trị hiệu quả bệnh mất trí nhớ Alzheimer Tình trạng nhớ trước quên sau, quên tắt bếp, quên đóng cửa nhà... có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer. Nhân dịp ngày Alzheimer thế giới 21.9, TS-BS Trần Công Thắng (Chuyên khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội bệnh Alzheimer và Rối loạn Thần kinh Nhận thức Việt Nam) chia sẻ những...