Ba thói quen vào buổi sáng gây hại cho gan
Gan là cơ quan hoạt động rất thầm lặng, nhưng khi bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải độc và trao đổi chất của cả cơ thể. Ngoài việc uống rượu bia, một số thói quen xấu vào buổi sáng có thể gây hại cho gan, cần thay đổi càng sớm càng tốt.
Không ăn sáng
Bỏ bữa sáng, sức khỏe bị ảnh hưởng. (Ảnh minh họa)
Nhiều người có thói quen ngủ muộn nên không thể dậy sớm. Vì vậy, họ rơi vào trạng thái vội vàng khi thức giấc và không có thời gian để ăn sáng. Điều này dễ dàng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Theo Aboluowang, nếu bạn không ăn sáng, sẽ không đủ nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể. Lúc này cơ thể huy động glycogen trong gan, hoạt động của insulin sẽ tăng lên. Tuy nhiên, do cơ thể không có đủ thức ăn để cung cấp cho quá trình trao đổi chất nên gánh nặng cho gan sẽ tăng lên. Theo thời gian, nếu gan bị quá tải sẽ dẫn tới các vấn đề sức khỏe.
Đây là một hành động rất có hại cho bàng quang và cả gan. Sau một đêm, rất nhiều độc tố trong cơ thể cần được đào thải ra khỏi cơ thể. Nếu bạn nhịn tiểu, những chất độc này rất dễ dẫn đến tình trạng gan nhiễm độc.
Ngoài một điếu thuốc sau bữa ăn, nhiều đàn ông cũng thích hút một điếu vào buổi sáng. Khi bạn thức dậy, gan vẫn trong giai đoạn phục hồi sau một đêm giải độc và trao đổi chất. Lúc đó, gan tương đối mong manh. Các chất độc trong thuốc lá sẽ tăng gánh nặng giải độc cho gan.
Gan của con người tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng không có dây thần kinh cảm giác. Bởi vậy, nếu gan tổn thương thường không gây ra một triệu chứng nào cả. Điều này đòi hỏi chúng ta cần có các biện pháp phòng ngừa.
Cách nâng cao sức khỏe của lá gan
Cố gắng đi đại tiện: Đại tiện là hoạt động hằng ngày để một người giải độc. Sau một đêm tiêu hóa và hấp thụ, cơ thể sẽ tích tụ rất nhiều “rác”. Dậy sớm và đi đại tiện tống các chất độc ra ngoài, giảm gánh nặng và tổn thương cho gan.
Video đang HOT
Uống một cốc nước ấm: Bạn nên bổ sung lượng nước mà cơ thể bị mất khi ngủ, đồng thời thải độc và thanh lọc gan. Mặt khác, uống một cốc nước vào buổi sáng cũng thúc đẩy nhu động ruột và tuần hoàn máu khắp cơ thể.
Ngủ sớm, dậy sớm: Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến gan. Thức khuya, mất ngủ… sẽ dẫn đến chức năng giải độc hoạt động không hiệu quả, không gây tổn thương cho cơ thể. Vì vậy, tuân thủ thói quen ngủ sớm và dậy sớm là cách để bảo vệ gan. Khi đó, gan mới được nghỉ ngơi đầy đủ để chống lại sự phá hoại của các loại virus tốt hơn.
8 cách giúp tăng cường hệ miễn dịch
Ăn nhiều trái cây, thực phẩm prebiotics, kiểm soát căng thẳng,... là những cách giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe.
Nếu bạn đang tìm cách tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại các vi trùng có hại, đầu tiên, bạn cần hiểu không thực phẩm chức năng hay chế độ ăn uống kỳ diệu nào có thể làm được việc này.
Hệ thống miễn dịch là mạng lưới phức tạp của các tế bào, mô và cơ quan giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm từ vi khuẩn, vi rút, nấm và độc tố. Đây là một hệ thống sinh học phức tạp, có tính thích nghi cao, đòi hỏi sự cân bằng giữa tất cả bộ phận để hoạt động bình thường.
Điều này có nghĩa là sức khỏe miễn dịch tốt nhất dựa trên một cách tiếp cận đa diện, tập trung vào việc lựa chọn lối sống lành mạnh.
Để đảm bảo hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ nhất có thể để chống lại các tác nhân bên ngoài, dưới đây là những lời khuyên thiết thực để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Ăn nhiều trái cây và rau quả
"Chế độ 'ăn cầu vồng' là cách dễ dàng để đảm bảo rằng bạn đang nhận đủ chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất tăng cường miễn dịch", Lisa Ballehr, bác sĩ chuyên nắn xương và bác sĩ y học chức năng, chia sẻ trên Insider.
Theo bà Lisa Ballehr, chế độ "ăn cầu vồng" là chế độ tiêu thụ một loạt loại trái cây và rau quả như táo đỏ, khoai tây, anh đào hoặc nho; khoai lang màu cam, bí ngô, xoài, khoai lang hoặc quýt; kiwi xanh, bông cải xanh, ô liu, chanh hoặc nho; táo vàng, lê, chuối hoặc dứa; quả việt quất, bắp cải, cải xoăn, nho hoặc nho khô; và súp lơ trắng, chà là, dừa, quả hạch.
Bà nói: "Bạn càng tiêu thụ nhiều loại trái cây và rau quả hàng ngày, bạn càng tạo ra lượng lớn chất dinh dưỡng mà cơ thể sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch".
Bổ sung đa dạng các loại trái cây và rau củ giúp tăng cường miễn dịch. Ảnh: Humnutrition
Ngủ đủ giấc
Nếu thiếu ngủ, bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn vì khi ngủ, cơ thể hoạt động mạnh nhất để chống lại chứng viêm và nhiễm trùng.
"Trong khi nghỉ ngơi, cơ thể khá bận rộn. Trong thời gian này, nó tự sửa chữa và thải độc tố để con người có thể cảm thấy sảng khoái. Những người có thói quen ngủ không đều đặn chỉ đơn giản là do thiếu ngủ, có thể gây hại cho sức khỏe, điều này có thể dẫn đến viêm mạn tính", bà Ballehr nói.
Đảm bảo ăn đủ protein
Theo Harvard Health Publishing, bạn nên nhận tối thiểu 0,8 g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể để tránh bị ốm.
Không đủ protein trong cơ thể có thể gây ra những tác động bất lợi đối với các tế bào T. Chúng là một phần thiết yếu của hệ thống miễn dịch vì giúp vận chuyển các kháng thể chống lại bệnh tật.
Protein cũng chứa một lượng lớn kẽm - khoáng chất hỗ trợ sản xuất các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Protein nạc giàu kẽm bao gồm hàu, cua, thịt gà (thịt sẫm màu), thịt lợn băm (thăn), đậu gà và đậu nướng.
Đừng bỏ qua thực phẩm prebiotic
Prebiotics được tìm thấy trong các loại thực phẩm như hành, tỏi, chuối và măng tây. Chúng hỗ trợ duy trì một hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng, là nhân tố quan trọng trong cách hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động.
Prebiotics hoạt động bằng cách tăng số lượng "vi khuẩn tốt" trong ruột. Từ đó, chúng kích thích sản xuất cytokine chống viêm, những protein nhỏ giúp hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Kiểm soát căng thẳng
Rất nhiều nghiên cứu liên kết mức độ căng thẳng với chức năng miễn dịch.
Khi chúng ta căng thẳng, hệ thống miễn dịch không hoạt động tốt. Nguyên nhân là căng thẳng khiến cơ thể tiết ra các hormone như adrenaline, dopamine, norepinephrine và cortisol. Chúng có thể làm giảm khả năng tạo ra tế bào lympho, các tế bào bạch cầu giúp chống lại virus hoặc vi khuẩn có hại.
Một số hoạt động giúp giảm bớt căng thẳng bao gồm thiền, yoga và các kỹ thuật nền tảng như tập trung hít thở.
Nạp đủ vitamin thông qua chế độ ăn uống
Dinh dưỡng là biện pháp bảo vệ chính của chúng ta trong cuộc chiến chống lại nhiễm trùng. Những "người lính" chủ chốt trong cuộc chiến bao gồm các loại vitamin như A, C, E, B6, D và các khoáng chất như kẽm, sắt và selen.
Nhiều loại vitamin giúp duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ vì chúng là chất chống oxy hóa. Một số thực phẩm giàu vitamin này bao gồm cà rốt, khoai lang, ớt chuông, dâu tây, hạnh nhân, bơ, cá hồi, hàu, cá ngừ, ức gà nạc và thịt bò.
Vận động vừa phải
Duy trì vận động đã được chứng minh là giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch.
Duy trì các hoạt động nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, khiêu vũ và tập yoga cũng mang lại nhiều hiệu quả to lớn. Ảnh: Ualberta
Theo một nghiên cứu năm 2019, tập thể dục có nhiều lợi ích bao gồm giảm viêm và cải thiện điều hòa miễn dịch. Điều này có thể trì hoãn tác động tiêu cực của quá trình lão hóa. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng tập thể dục vừa phải như đi bộ, khiêu vũ hoặc yoga cũng có thể làm giảm nguy cơ bệnh tật.
Bỏ thuốc lá
Bà Ballehr nói: "Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng bằng cách phá hủy các kháng thể từ máu của chúng ta. Các kháng thể là các protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch để chống lại các nhiễm trùng ngoại lai".
Bà nói thêm hút thuốc lá cũng làm tổn hại đến khả năng lọc sạch nhiễm trùng của phổi cũng như phá hủy mô phổi, khiến những người hút thuốc đặc biệt dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp như cúm và Covid-19.
Cô gái 22 tuổi qua đời vì ung thư cổ tử cung, nguyên do là bởi cô quá nuông chiều người yêu Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ. Tuy nhiên chính những thói quen nhiều người mắc khi quan hệ tình dục, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo bác sĩ Trương Lâm, trưởng Khoa Sản phụ khoa của Bệnh viện Nhân dân số 1 Quận Long Loan, thành phố Ôn Châu, Trung Quốc chia sẻ về...