Yếu thế nhưng mạnh miệng, Kiev mắc kẹt khó gỡ
Ngừng bắn đơn phương- cánh cửa cuối cho Kiev bất chiến tự nhiên thành đã khép lại với “ngừng bắn tạm thời”, chính quyền Kiev sẽ phải đối phó ra sao?
Bản chất của hai hình thức ngừng bắn
Ngày 24/6, lực lượng ly khai ở miền Đông và Đông Nam Ukraine đã có một quyết định về việc tham gia vào chương trình ngừng bắn mà Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đưa ra trước đó. Lệnh ngừng bắn của người ly khai tạm thời sẽ có hiệu lực đến ngày 27/6/2014.
Chính quyền Kiev mong đợi gì ở lệnh “ngừng bắn đơn phương” này? Kiev khẳng định họ sẽ không có những hành động quân sự đàn áp, nhưng thay vào đó, lực lượng quân sự ly khai phải giải giáp để Kiev thực thi quyền lực của mình tại đây.
Thực tế vấn đề này, một lệnh ngừng bắn đơn phương, thời hạn ngắn đi kèm những yêu sách như vậy cho thấy hai điều. Thứ nhất, Kiev đang gửi đi tối hậu thư yêu cầu phe đối lập hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện, thứ hai, Kiev đang muốn thanh lọc sắc tộc với những phần tử cực đoan, đánh thuê ra khỏi đất nước.
Nhưng tình thế hiện nay của Kiev có đủ sức giúp họ ra tối hậu thư và buộc đối phương phải chấp nhận? Nói thẳng là không thể. Bởi lẽ, Kiev đã như cá trên chảo với ba bề bốn bên là lửa đỏ.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trong một hầm chỉ huy tiền tuyến
Trong nước, lực lượng đối lập tạo thành một sức mạnh vừa ảnh hưởng đến kinh tế, vừa ảnh hưởng đến chính trị, quân sự.
Miền Đông đang bạo loạn là đầu tàu của công nghiệp Ukraine. Ngoài ra, sự đối đầu giữa hai thế lực quân sự Đông – Tây Ukraine là một sự dai dẳng mà bản thân Kiev không thể xử lý suốt nhiều tuần qua. Từ khi miền Đông còn là những tay súng tự vệ cho đến hiện tại, họ được trang bị xe tăng, xe thiết giáp, tên lửa vác vai…
Video đang HOT
Nếu Kiev còn trông đợi vào một sự can thiệp với quy mô lớn hơn, thì miền Đông cũng sẵn sàng có những đối sách đáp trả tương ứng .
Kiev đang phải đối mặt với một lực lượng rất thạo chiến tranh du kích. Mọi hành động pháo kích, không kích chỉ dẫn đến sát thương dân thường và đây sẽ là hành động lợi bất cập hại vì nó thổi bùng ngọn lửa phẫn nộ, phản kháng lại Kiev không chỉ ở miền Đông mà ở tầm mức quốc tế.
Kiev vẫn còn đó mối lo về việc Nga can thiệp quân sự để bảo vệ cộng đồng người nói tiếng Nga, và những vấn đề nhân đạo, nhân quyền phương Tây đang theo đuổi lại không cho phép Kiev làm trái điều này.
Bên ngoài, Kiev đang đối diện với những khoản nợ với Nga mà bản thân họ không giải quyết được. Mọi vấn đề về năng lượng cho quốc gia này chỉ phụ thuộc vào những cuộc thương thảo giữa EU, mà cụ thể là Đức, Pháp, với nước Nga.
Ukraine đang ở thế bị động, phải nói rằng đang “chết kẹt”, và ở cái tình thế ấy, họ chẳng có thể ra lệnh cho ai được. Hành động của phe đối lập đã đủ để minh chứng. Khi Kiev tuyên bố ngừng bắn đơn phương, miền Đông vẫn chủ động tấn công ở một số vị trí.
Lực lượng ly khai di chuyển tới một chốt chặn ở cửa ngõ Donetsk
Vài ngày sau họ mới quyết định tham gia ngừng bắn, nhưng có hạn định rõ ràng cho đến ngày bao nhiêu, chứ không mập mờ như Kiev. Với hạn định là ngày 27/6, miền Đông muốn được xem nhiều thứ tích cực từ chính quyền bên kia. Và nếu không có gì thay đổi, họ tiếp tục cầm súng.
Như vậy là miền Đông mới là người đang ở thế chủ động, có quyền quyết định sẽ giải quyết vấn đề theo hướng như thế nào.
Điều mà Kiev có thể làm tốt nhất lúc này là coi phe đối lập như một tổ chức chính trị – quân sự bằng vai phải lứa và cùng nhau bàn bạc vấn đề một cách sòng phẳng.
Thế cục qua hai lá đơn
Sự bế tắc của chính quyền Kiev còn được thể hiện ở việc bản thân họ đang cùng đường, có bệnh thì vái tứ phương. Trước sự việc Nga buộc Kiev trả trước hợp đồng năng lượng một tháng một và cắt khí đốt của Kiev. Ngày 16/6, tập đoàn Naftogaz của Ukraine đã kiện lên tòa trọng tài ở Stockholm – Thụy Điển, đòi Tập đoàn Gazprom của Nga bồi thường 6 tỉ USD để bù lại “khoản tiền mua khí đốt quá cao” trước đây.
Còn ngược lại, cũng trong ngày 16/6, tập đoàn năng lượng Nga Gazprom tuyên bố đã đâm đơn kiện Ukraine ra tòa án trọng tài ở Stockholm (Thụy Điển) để buộc Kiev phải trả 4,5 tỷ USD tiền nợ mua khí đốt.
Nga đã cất cung cấp khí đốt cho Ukraine
So sánh hai lá đơn này thì xem ra phía Nga đòi nợ có lý hơn là đi kiện vì mình phải mua một món hàng với giá cao. Ở đây chỉ thấy rằng Kiev, đang cố phân tán vấn đề ra mọi hướng nhằm mong thoát khỏi thế bế tắc. Dù chỉ một vấn đề đạt được sự chủ động, có lẽ chính quyền Kiev sẽ giảm tải được nhiều gánh nặng.
Trong khi bản thân Nga luôn luôn chủ động, họ có nhiều chiêu trò để luôn duy trì Kiev trong tình trạng “không có tiếng nói”. Tiêu biểu như việc lá đơn của Nga, vừa đòi nợ, vừa cho châu Âu thấy rằng nếu như nguồn cung khí đốt cho họ bị ảnh hưởng, thì không phải lỗi của Nga, Nga vẫn luôn là đối tác thân thiện. Còn lỗi? Nó nằm ở việc Ukraine được chính UE chống lưng trợ giúp đang phá hoại mối quan hệ thương mại vốn dĩ tốt đẹp giữa Nga và EU.
Hiện tại, Tổng thống Putin đã đề nghị rút quyền can thiệp quân sự vào Ukraine. Đây là động thái thiện chí đầu tiên của Moscow. Phe đối lập cũng đồng ý ngừng bắn trong tư thế chủ động. Những sự giảm nhiệt này không hề làm cho Kiev dễ thở hơn mà thực chất nó là khoảng im lặng chết người giữa hai đợt tấn công trên chiến trường nóng bỏng.
Theo Đất Việt
Nga hoan nghênh ý tưởng 'hành lang tị nạn' cho Ukraine
Matxcơva hoan nghênh ý tưởng của Tổng thống Ukraine Poroshenko về việc tổ chức các hành lang nhân đạo cho người tị nạn di tản từ đông nam Ukraine.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố hoan nghênh ý tưởng "hành lang nhân đạo" sau một cuộc họp không chính thức với các bộ trưởng ngoại giao của Đức và Ba Lan.
Làn sóng tị nạn ở miền Đông Ukraine có thể lên tới hàng chục nghìn người
Ông Lavrov nói rằng, trước đó người tị nạn từ đông nam Ukraine không thể rời khu vực và buộc phải ở lại trong vùng chiến sự.
Nga không áp đặt biện pháp trừng phạt Ukraine trong trường hợp Kiev ký kết thỏa thuận hợp tác với EU, - ông Lavrov cho biết.
Theo Đài tiếng nói nước Nga, nếu Ukraine chọn sự liên kết với EU, thì các ưu đãi mà Ukraine đang hưởng trong khu vực thương mại tự do SNG sẽ không còn.
"Đây là một chế độ thương mại bình thường, không phải sự trừng phạt nào", ông Lavrov nói. Ngoại trưởng Nga cũng nhấn mạnh rằng quyền lựa chọn luôn thuộc về nhân dân Ukraine.
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho rằng các biện pháp được Liên minh Bắc Đại Tây Dương thực hiện ở Đông Âu hoàn toàn mang tính chất phòng thủ và đáp ứng nghĩa vụ quốc tế của tổ chức.
Theo Vietbao
Chuyên gia Nga: 'Lẽ phải Trường Sa, Hoàng Sa hoàn toàn thuộc về VN' Nữ tiến sỹ Svetlana Lurie Viện Hàn lâm khoa học Nga khẳng định điều đó trong bài báo trên trang Terra America. Bà Svetlana Lurie là nhà báo, nhà dân tộc học, tiến sỹ, hiện phụ trách khối nghiên cứu nhân học văn hóa và xã hội học dân số của Viện xã hội học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga. Ngày...