Yêu nghề mến trẻ

Theo dõi VGT trên

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ, cô Nguyễn Thanh Tuyền giáo viên của Trường Mầm non Hoa Lan, TP Vĩnh Long luôn tận tụy với công việc

Yêu nghề mến trẻ - Hình 1

cô Nguyễn Thanh Tuyền giáo viên của Trường Mầm non Hoa Lan, TP Vĩnh Long trong tiết dạy

Cô Nguyễn Thanh Tuyền giáo viên của Trường Mầm non (MN) Hoa Lan, TP Vĩnh Long luôn nêu cao tính tiên phong, gương mẫu không ngừng đổi mới sáng tạo, đóng góp nhiều sáng kiến mang lại hiệu quả trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, cô Tuyền vinh dự là một trong những GV tiêu biểu của Vĩnh Long được nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT.

“Cái tâm” làm tròn vai cô giáo

6 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, cô Nguyễn Thanh Tuyền đã có mặt tại trường để bắt đầu chuỗi các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong ngày. Không chỉ dạy trẻ phát triển cả 5 lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội, nhà giáo này còn thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ MN.

Để hoàn thành công việc tại lớp và chăm sóc gia đình, cô Tuyền cho rằng: “Đầu tiên là sắp xếp công việc sao cho khoa học, hợp lý khi làm thì nhanh gọn để không mất nhiều thời gian mà vẫn đạt hiệu quả cao”.

Cô Tuyền quan niệm: “Làm giáo viên MN giống như là một nghệ sĩ. Khi GV đến trường phải bỏ hết những buồn vui những mệt nhọc công việc gia đình phía trước cổng trường và bước vào trường giống như bước lên sân khấu, dùng cái tâm để làm tròn vai cô giáo như mẹ hiền”.

Chị Trịnh Kim Ngân- Phụ huynh học sinh Trường MN Hoa Lan, TP Vĩnh Long chia sẻ: “Cô Tuyền rất quan tâm đến các bé, dạy bé ngoan hơn rất nhiều. Cô cũng thường xuyên liên lạc với gia đình nên khi gửi bé thì tôi rất an tâm, hài lòng về sự chăm sóc tận tình của cô”.

Thắm thoát đã 17 năm cô Tuyền vào nghề ngần ấy năm, cô Tuyền có biết bao kỷ niệm về học trò nhưng có lẽ học trò mà cô nhớ nhất là hai anh em trẻ khiếm thị, từng học lớp cô.

Cô Tuyền nói: “Đối với các em khiếm khuyết, tôi quan tâm nhiều hơn và tìm cách dạy các em phù hợp”. Vậy là không chỉ nghiên cứu học hỏi cách chăm sóc trẻ khuyết tật từ các buổi tập huấn cô Tuyền còn chủ động nghiên cứu trên mạng, liên kết với gia đình bé để cùng có phương pháp giáo dục tốt nhất. Cô Tuyền chia sẻ: “Đến nay, tôi vẫn còn liên lạc với học sinh và gia đình các em. Bé lớn năm nay đã đậu vào ĐH sư phạm, bé nhỏ còn học phổ thông”.

Video đang HOT

Rồi những ngày tháng Covid-19 không đi dạy được, “Lòng tôi khó chịu lắm đôi khi muốn khóc vì nhớ học trò. Tôi xem từng tấm ảnh trong điện thoại, mỗi lần xem lại ứa nước mắt”- cô Tuyền nói.

Niềm vui với nghề của cô Tuyền đơn giản như một người mẹ khi thấy con khôn lớn, khỏe mạnh hơn, thông minh ngoan ngoãn hơn. “Trẻ con hay lắm, mình thương bé thật sự bé hiểu và thương cô, ham đi học”- cô Tuyền cười tươi.

Yêu nghề mến trẻ - Hình 2

Cô Nguyễn Thanh Tuyền giáo viên của Trường Mầm non Hoa Lan, TP Vĩnh Long.

Góp sức cho tập thể vững mạnh

Khác với các bậc học khác, giáo viên mầm non ( GVMN) mất rất nhiều thời gian cho một ngày làm việc từ đón trẻ, chăm sóc, giáo dục, tổ chức các hoạt động cho trẻ phát triển toàn diện đến trả trẻ tận tay phụ huynh.

Tuy nhiên, với lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm cao, cô Tuyền luôn vượt qua mọi khó khăn, phối hợp tốt với phụ huynh và có nhiều sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ, chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”. Nhờ vậy hàng năm, lớp Chồi do cô phụ trách có tỷ lệ bé ngoan đạt 100%.

Cô Huỳnh Lâm Vy – Giáo viên mầm non của Trường MN Hoa Lan cho rằng: “Là tổ trưởng tổ chuyên môn, chị Tuyền luôn nhiệt tình hướng dẫn và tận tâm chia sẻ những kinh nghiệm chuyên môn để các chị em trong khối nắm. Sự tận tụy và trách nhiệm của chị lan tỏa cho những GV trẻ như tôi tiếp tục đam mê với nghề nghiệp”.

Băn khoăn của cô Tuyền hiện nay là công nghệ ảnh hưởng rất nhiều trẻ nhỏ, các bé khi về nhà được xem điện thoại, ti vi quá nhiều nên có bé mất tập trung, có bé chưa rành tiếng Việt đã nói tiếng Anh, chậm nói, … Mỗi khi có trường hợp cần quan tâm đặc biệt, cô Tuyền đều tìm cách chia sẻ nhẹ nhàng với phụ huynh để cũng giáo dục kịp thời cho bé.

Cô Tuyền chia sẻ: “Khó nhất là nói làm sao cho phụ huynh hiểu và đồng hành vì không phải ai cũng chấp nhận những thiếu xót, những cái dị biệt của bé mà và sẽ tổn thương nếu góp ý thẳng thắn”.

Từ đó GV có nhiều động lực, ý tưởng trong làm đồ dùng dạy học, trong soạn giảng và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ. Chỉ tính 5 năm gần đây, cô Tuyền cùng với GV trường MN Hoa Lan đã đạt nhiều g.iải t.hưởng cao trong các phong trào, hoạt động, hội thi các cấp dành cho ngành học MN.

Cô giáo cắm bản và hành trình 'gieo chữ' đầy gian nan nơi biên giới

Gian nan vất vả, thế nhưng với sự nhiệt huyết, yêu nghề, tình thương dành cho học sinh dân tộc, cô giáo Phạm Thị Liên đã vượt qua muôn vàn khó khăn, dành trọn t.uổi trẻ để cống hiến cho sự nghiệp 'trồng người' nơi rẻo cao, biên giới.

Hơn 10 năm gắn bó với học sinh Bru - Vân Kiều

Bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), là một bản nghèo nằm sát biên giới Việt - Lào. Từ trung tâm xã Lâm Thủy vào bản Bạch Đàn khoảng chừng 10km nhưng đường đi thì hết sức khó khăn vì bùn đất lầy lội, sạt lở luôn rình rập.

Cô giáo cắm bản và hành trình gieo chữ đầy gian nan nơi biên giới - Hình 1

Con đường vào bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, nơi nhiều cô giáo công tác bùn lầy, thường xuyên gặp sạt lở

Giao thông cách trở, đời sống bà con người Bru - Vân Kiều ở bản Bạch Đàn cũng khó khăn, vất vả trăm bề. Nơi bản nghèo này hiện có 1 điểm trường tiểu học, thuộc Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy với 2 giáo viên và 18 em học sinh.

Trong số 2 giáo viên cắm bản Bạch Đàn thì cô Phạm Thị Liên (SN 1989) là người đã có thâm niên hơn 10 năm gắn bó với học sinh dân tộc tại các bản làng Bru-Vân Kiều của xã Lâm Thủy. Từ bản Eo Bù - Chút Mút, Xà Khía, Tân Ly và nay là Bạch Đàn, nơi nào cũng có dấu chân của cô giáo Liên.

Cô giáo cắm bản và hành trình gieo chữ đầy gian nan nơi biên giới - Hình 2

Dù còn nhiều gian nan, vất vả, nhưng cô Liên vẫn luôn nỗ lực mỗi ngày, mang tri thức về với các em học sinh vùng sâu, vùng xa

Theo chia sẻ của cô Liên, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Quảng Bình vào năm 2011, cô đã bén duyên với mảnh đất Lâm Thủy và công tác tại Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy từ đó đến nay.

Nhớ lại những ngày đầu về công tác ở vùng biên giới, cô Liên bùi ngùi cho cho biết, cách đây 10 năm, các điểm trường ở Lâm Thủy chưa có điện, không sóng điện thoái, muốn vào bản cũng phải trèo đèo lội suối. Khó khăn chồng chất lại sống giữa núi rừng hoang vu, đã không ít lần cô giáo trẻ phải bật khóc vì nhớ nhà và tính đến chuyện bỏ nghề.

Thế nhưng, được sự động viên của các thầy cô giáo đi trước, sự nhiệt huyết, yêu nghề trong cô Liên lại trỗi dậy, tình thương đối với các cô, cậu học trò dân tộc dần giúp cô giáo trẻ chiến thắng những khó khăn, thử thách. Với những giáo viên cắm bản như cô Liên, bên cạnh việc học trên lớp, các cô giáo cũng thường xuyên phải gõ cửa từng nhà vận động phụ huynh và động viên các em không bỏ học lên rẫy, rồi đón từng em về lớp theo đuổi con chữ.

"Sau mỗi dịp nghỉ lễ, Tết hay nghỉ hè, tâm lý các em là không chịu đến lớp nên cô giáo phải đến tận nơi để vận động các em đến lớp. Có những lần các em theo bố mẹ vào rừng, lên rẫy, thầy cô cũng phải lên tận nơi khuyên bảo rồi đưa các em trở lại trường. Tôi chọn nghề giáo bởi vì muốn được đứng trên bục giảng, dạy học cho các em học sinh. Với tôi, được nhìn thấy các em tới trường mỗi ngày là món quà tinh thần lớn nhất", cô Liên chia sẻ.

Cô giáo cắm bản và hành trình gieo chữ đầy gian nan nơi biên giới - Hình 3

Cô giáo Liên đến tận nhà, đón các em học sinh đến lớp

Những hi sinh thầm lặng

Đồng hành cùng cô Liên tại điểm trường bản Bạch Đàn còn có một nữ giáo viên khác. Cứ vào thứ 2 đầu tuần, 2 cô giáo lại "tay xách nách mang" vào bản, cuối tuần mới ra lại trung tâm. Ở điểm trường Bạch Đàn, vì không có nhà nội trú nên lớp học cũng là nơi ngủ lại qua đêm của các giáo viên cắm bản với nhiều bất cập, thiếu thốn.

Cô giáo Liên cũng cho biết, nhà cô cách nơi công tác đến 130km, do đó vài ba tuần cô mới có dịp về thăm nhà. Cả 2 vợ chồng đều là giáo viên, công tác xa nên điều băn khoăn lớn nhất vẫn là 2 đứa con nhỏ đang gửi gắm bà nội trông nom. Nếu như những ngày còn trẻ là nỗi nhớ nhà, thì giờ đây trong cô Liên lại "cồn cào" nỗi nhớ con nhỏ.

"Dạy ở bản đến cuối tuần mới có thể về xuôi, những khi gặp thời tiết xấu phải ở lại bản, nghĩ đến việc con ở nhà ngóng mẹ tôi lại tủi thân mà khóc. Thế nhưng cũng không biết phải làm thế nào vì công việc của mình như vậy đành chấp nhận. Cũng rất may là ở bản, chúng tôi được bà con thương mến, quan tâm nên cũng đỡ buồn", cô Liên tâm sự thêm.

Với những người giáo viên cắm bản nơi biên cương Tổ quốc, để đưa được "con chữ" đến cho các em học sinh vùng sâu vùng xa, thực hiện phổ cập giáo dục, các cô giáo đã phải hy sinh t.uổi trẻ, đời sống tinh thần, vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, thậm chí nhường cơm sẻ áo, đồng hành với học sinh.

Sự cống hiến của các giáo viên vùng biên viễn nói chung và ở xã Lâm Thủy nói riêng không thể kể hết bằng lời, chỉ có tận mắt chứng kiến, thì mới cảm nhận hết được những gian khổ và cả sự hi sinh vì sự nghiệp "trồng người" ở những nơi vùng cao, biên giới đầy gian khó.

Thầy Trương Như Thuần, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy cho biết, toàn trường hiện có nhà trường có 227 học sinh, 18 lớp và học sinh học ở 4 điểm trường (có 3 điểm trường lẻ).

Học sinh ở đây chủ yếu là đồng bào Bru - Vân Kiều, cuộc sống gia đình các em còn nhiều khó khăn nên hầu như việc học, phụ huynh đều "khoán trắng" cho nhà trường. Hiện trường có 120 em học sinh ở lại nội trú và được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước.

Cô giáo cắm bản và hành trình gieo chữ đầy gian nan nơi biên giới - Hình 4

Cô Liên đã có hơn 10 năm cắm bản, đồng hành cùng học sinh Vân Kiều nơi biên giới

Theo thầy Thuần, ở các bản làng thuộc xã Lâm Thủy, đói nghèo cùng những hủ tục lạc hậu khiến nhận thức của bà con đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn diễn ra, nhất là sau những ngày lễ, Tết, nghỉ hè. Do vậy, để duy trì sĩ số, các thầy, cô giáo phải đến từng bản, đi từng nhà gặp gỡ và thuyết phục gia đình cho các em trở lại trường.

Nhờ những nỗ lực của thầy cô nhà trường, năm học vừa qua, tỷ lệ huy động học sinh đến Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lâm Thủy của đạt 99,7% ở cả 2 cấp học.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
06:42:05 20/09/2024
Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân
07:18:38 20/09/2024
Nam diễn viên Việt b.ị c.hê xấu thẳng mặt
06:35:56 20/09/2024
Một nữ danh ca U70 nói thẳng về giới nghệ sĩ và cách đối xử với nhau
06:27:30 20/09/2024
Nam ca sĩ Việt nổi tiếng: "Tôi phải đi vay lãi, mỗi tháng trả lãi lên đến 200 triệu"
06:31:28 20/09/2024
Lòng tôi như lửa đốt khi vừa nghe tin tôi mang thai thì mẹ người yêu nhất quyết đòi gặp mặt, đến nơi thái độ của bà khiến tôi choáng váng
07:37:11 20/09/2024
Nữ ca sĩ gây tiếc nuối nhất khi không tham gia 2 mùa Chị Đẹp
06:00:41 20/09/2024
Tôi bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà cho nhân tình, mẹ chồng lại bước ra trước tòa nói một điều khiến ai nấy kinh ngạc
07:11:17 20/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thành viên GERDNANG thăng hạng cả visual lẫn tài năng nhưng hot girl Tây Hồ Cici chỉ chấm 1 điểm, lý do là gì?

Nhạc việt

08:30:31 20/09/2024
Theo đó sau khi chấm điểm hàng loạt các rapper, Cici Anh Chi chỉ chấm cho HURRYKNG. Lý do được Cici tiết lộ vì HURRYKNG... mặc tạp dề.

Hoa hậu Hoàn vũ VN trình diễn giữa mưa và loạt chi tiết gây tranh cãi ở Miss Cosmo quốc tế 2024

Sao việt

08:25:21 20/09/2024
Xuân Hạnh và 59 thí sinh quốc tế đã chính thức bước vào phần thi Trang phục dân tộc trong khuôn khổ Miss Cosmo 2024.

Háo hức về nhà hâm nóng tình cảm với vợ sau nhiều ngày đi công tác, khi cửa được mở ra, tôi c.hết điếng với cảnh tượng trước mắt

Góc tâm tình

08:25:19 20/09/2024
Lúc đó đã là 8 giờ sáng nhưng vợ vẫn khóa cửa trong. Tôi thấy lạ vì thường ngày vào giờ này thì vợ tôi đã ra cửa hàng. Tôi gọi điện vợ cũng không bắt máy.

Show thực tế căng thẳng nhất hiện nay: Mai Âm Nhạc suýt bị đuổi, một cô gái khiến khán giả phát mệt vì lại khóc

Tv show

08:21:08 20/09/2024
Nhiệm vụ Kpop của Nữ Hoàng Vũ Đạo Đường Phố đã khiến các team không khỏi bối rối và xảy ra xung đột trong quá trình tập luyện

4 loại cây được hội chị em "nuôi dưỡng" nhiều nhất: Vừa đẹp, dễ chăm, ăn quả lại càng ngon

Sáng tạo

08:18:30 20/09/2024
Nhiều người trồng cây lựu tại nhà vì khi cây lựu nở hoa, hoa có màu đỏ và trông đặc biệt mang tính lễ hội, mang lại cho người ta cảm giác lễ hội và yên bình.

Bắt giam kẻ xâm hại n.ữ s.inh 15 t.uổi dẫn đến mang thai

Pháp luật

08:12:10 20/09/2024
Trước đó, Công an huyện Gò Dầu tiếp nhận đơn cầu cứu của gia đình cháu N. (SN 2009, ngụ xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng) về việc, N. đã bị Hào xâm hại dẫn đến mang thai.

Lọ Lem bỗng bị ý kiến vì "ạ" quá nhiều, netizen nổi đoá

Netizen

08:07:39 20/09/2024
Mới đây, một cảnh quay hai cô con gái xinh đẹp của nam MC Quyền Linh trên sóng chương trình Mái ấm gia đình Việt , nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng.

Bộ phim thống trị tuyệt đối màn ảnh Hàn, "bạn trai quốc dân" hot nhất hiện tại đóng chính

Hậu trường phim

07:51:28 20/09/2024
Thời điểm hiện tại, bộ phim Đố anh còng được tôi (tựa Anh: I, The Excecutioner ) đang thống trị tuyệt đối ở phòng vé Hàn Quốc.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 37: Chải lên kế hoạch đi bán kẹo kéo, Quang phát hiện người lạ theo dõi nhà mình

Phim việt

07:13:04 20/09/2024
Thất bại lần 1 với xe bán xúc xích nướng đá không làm Chải nản lòng, đặc biệt khi giờ đây cậu đang ở tình huống không có sự lựa chọn nào khác ngaoif việc phải cố gắng.

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

Thế giới

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Đây là cách làm món thịt rang cháy cạnh cực dễ mà siêu ngon

Ẩm thực

06:04:56 20/09/2024
Thịt rang cháy cạnh mềm ngon, đậm đà chắc chắn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ sẽ đều thích thú. Món ăn này mà dùng với cơm nóng thì bao nhiêu cũng hết.