Yêu cầu giáo viên Trường ĐH Phạm Văn Đồng ‘yên tâm công tác’
Thông báo kết luận mới nhất về Trường ĐH Phạm Văn Đồng cũng không đề cập gì đến đề nghị xã hội hóa trường này của Tập đoàn Nguyễn Hoàng.
Ngày 29-4, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra thông báo về kết luận của ông Đặng Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác xây dựng phương án đầu tư phát triển Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Tổ công tác).
Trường ĐH Phạm Văn Đồng trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: TẤN VIỆT
Theo đó, ông Dũng đề nghị Trường ĐH Phạm Văn Đồng cần phải có giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Theo ông Dũng, phát triển Trường ĐH Phạm Văn Đồng là một quá trình kéo dài liên quan đến nhiều vấn đề: Tài sản, con người, cơ chế…, trong đó có những nội dung phải xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương.
Video đang HOT
Hướng giải quyết là đảm bảo theo đúng quy định, cải tiến môi trường nhằm để cán bộ, giáo viên cống hiến hết mình, phát huy tài năng và quyền lợi hưởng thụ được tốt hơn.
“Yêu cầu toàn thể đội ngũ giáo viên của Trường ĐH Phạm Văn Đồng yên tâm công tác và tiếp tục phát huy hết khả năng của mình trên tinh thần nêu cao trách nhiệm, đưa Trường ngày càng tiến bộ và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội”, thông báo nêu.
Về đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trường ĐH Phạm Văn Đồng do nhà trường xây dựng, ông Dũng giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương thẩm định đề án, tổng hợp, báo cáo trình UBND tỉnh.
Trong đó, nêu rõ ưu, nhược điểm những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị và nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, cơ chế tổ chức, quản trị đảm bảo tính khả thi của đề án nêu trên theo tinh thần Kết luận số 600-KL/TU ngày 17-4-2018 của Thường trực Tỉnh ủy.
Việc xã hội hóa trường này bị lãnh đạo, giảng viên của nhà trường phản đối gay gắt. Ảnh: TẤN VIỆT
Đối với đề án chuyển đổi mô hình quản lý của Trường ĐH Phạm Văn Đồng, các thành viên Tổ công tác có trách nhiệm tham gia góp ý trực tiếp vào dự thảo gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Trao đổi với PLO, TS. Nguyễn Đăng Vũ, Hiệu trưởng Trường ĐH Phạm Văn Đồng nhận định đây là kết luận hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của giảng viên, sinh viên nhà trường.
Đồng thời, kết luận cũng không đề cập đến phương án xã hội hóa Trường ĐH Phạm Văn Đồng. Theo ông Vũ, với kết luận này, đội ngũ giảng viên, sinh viên nhà trường sẽ yên tâm công tác.
Riêng đề án chuyển đổi mô hình quản lý của Trường ĐH Phạm Văn Đồng, ông Vũ cho hay hiện mới chỉ là dự thảo và lộ trình thực hiện sẽ rất dài. “Lãnh đạo tỉnh đang rất thận trọng với việc này”, ông Vũ nói.
Như PLO đã thông tin, UBND tỉnh Quảng Ngãi từng giao các sở, ngành nghiên cứu nội dung đề nghị của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Nguyễn Hoàng (Tập đoàn Nguyễn Hoàng, trụ sở chính tại TP.HCM) về việc xã hội hóa đối với trường. Việc xã hội hóa trường này bị lãnh đạo, giảng viên của nhà trường phản đối gay gắt.
Theo PLO
Quảng Trị đầu tư giáo dục chất lượng đạt chuẩn quốc tế
Sáng 6/4, tại thành phố Đông Hà, UBND tỉnh Quảng Trị và tập đoàn Nguyễn Hoàng đã tổ chức lễ khánh thành trường hội nhập quốc tế iSchool Quảng Trị.
Trường quốc tế iSchool Quảng Trị là cơ sở thứ 13 của Hệ thống iSchool được xây dựng từ tháng 6/2018. Đến tháng 12/2018, trường đưa vào hoạt động khu mầm non. Tổng diện tích gần 50.000m2, diện tích sàn 17.000m2 sẽ đáp ứng nhu cầu học tập cho 2.000 học sinh từ khối mầm non đến PTTH với các khối chức năng và khu nội trú đầy đủ tiện nghi, đáp ứng cho hơn 200 học sinh.
Trường triển khai chương trình học của Bộ GD&ĐT theo hướng tối ưu hóa, giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn Cambridge, chương trình "Kiến tạo doanh nhân trẻ" đào tạo kỹ năng tài chính, kinh doanh cùng các môn giáo dục kỹ năng sống - giá trị sống, âm nhạc - thể thao chuyên sâu.
Sự ra đời của iSchool ở tỉnh Quảng Trị sẽ góp phần giải quyết nhu cầu học tập cho nhân dân trên địa bàn và đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
Theo vtv.vn
Giáo dục nghề nghiệp nhìn từ Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội: "Bốn nhà" cùng có lợi Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ; đồng thời, phổ cập nghề cho người lao động là mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp của thành phố Hà Nội đến năm 2030. Tuyển sinh, đào tạo nghề...