Yêu cầu đánh giá thực trạng thực hiện “lệ làng”
Bô Tư phap đê nghi cac Sơ Tư phap phôi hơp vơi Sơ Văn hoa, Thê thao va Du lich tô chưc ra soat, đánh gia tinh hinh thi hanh phap luât va thưc hiên hương ươc, quy ươc cua lang, ban, thôn, âp, khu dân cư.
Hương ươc đươc coi là bản pháp lý đầu tiên của các làng xã nhằm góp phần điều hòa các mối quan hệ trong xã hội cộng đồng (Anh minh hoa).
Thông tin tư Bô Tư phap cho biêt, để đánh giá khánh quan, toàn diện thực trạng xây dựng và thực hiện hương ước (dân gian goi nôm na la “lê lang” – PV) sau hơn 15 năm triển khai Chỉ thị số 24/1998 của Thủ tướng Chính phủ, vưa qua cơ quan nay phôi hơp vơi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Viêt Nam đã ban hành Kế hoạch số 856 phối hợp khảo sát, đánh giá tình hình xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, khu dân cư.
Để việc rà soát, đánh giá được triển khai thống nhất trên cả nước, Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh tham mưu UBND tỉnh, thành phố tổ chức rà soát, đánh giá tình hình thi hành pháp luật và thực trạng xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước tại địa phương. Việc rà soát, đánh giá được thực hiện từ cấp cơ sở (làng, bản, thôn, ấp, khu dân cư…) va lấy mốc thời gian từ năm 1998 đến hết năm 2014 để thống kê các số liệu. Đông thơi xây dựng báo cáo đánh giá thực trạng thực hiện hương ước, quy ước của tỉnh, thành phố, gưi về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật và thư điện tử: nttam1@moj.gov.vn) trước ngày 30/7 để Bô nay tổng hợp, xây dựng báo cáo chung trình Thủ tướng.
Video đang HOT
Bô Tư phap yêu câu qua trinh thu thập các bản hương ước, quy ước có giá trị, thể hiện tính đặc thù vùng, miền hoặc đại diện cho các cộng đồng dân cư, các địa bàn ở địa phương (mỗi tỉnh, thành phố lựa chọn khoảng 10 bản) gửi về Bộ Tư pháp để phục vụ hoạt động nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác xây dựng hương ước, quy ước, tổng kết, nhân rộng trong cả nước.
Hương ước là những quy ước, điều lệ của một cộng đồng chung sống trong một khu vực. Hương ươc đươc coi là bản pháp lý đầu tiên của các làng xã nhằm góp phần điều hòa các mối quan hệ trong xã hội cộng đồng. Ngoài những lợi ích mang tính chính trị thì những lợi ích mang tính xã hội của hương ước cũng đã được ghi nhận, đó là lợi ích về mặt giáo dục. Hương ước còn thể hiện giá trị nhân văn rõ nét trong việc đề cao đạo, tình thầy trò, răn học trò phải biết kính thầy, yêu thầy…
Kha Xuân Lôc
Hà Nội bỏ tấm pano chào mừng có hình ảnh "kỳ dị"
Trước phản ánh của dư luận, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội đã đề nghị các quận, huyện bỏ tấm pano chào mừng kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có hình ảnh bất hợp lý.
Những ngày gần đây, đi qua hai tuyến phố Đội Cấn (quận Ba Đình) và Kiều Mai (quận Bắc Từ Liêm) - Hà Nội, người dân rất dễ nhận thấy tấm pano chào mừng kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước có những chi tiết không đẹp mắt. Tấm pano in đậm dòng chữ "Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước". Hình ảnh trung tâm là lá cờ đỏ sao vàng tung bay, hình ảnh thủ đô phát triển hiện đại...
Tấm pano với những chi tiết không đẹp mắt được đặt trên phố Kiều Mai
Điểm bất hợp lý là hình ảnh cô gái mặc áo dài trắng đứng phía bên trái với cánh tay trái giơ cao, tay phải cầm bó hoa hướng dương. Chỉ cần nhìn thoáng qua cũng thấy hình ảnh cô gái đã được cắt ghép rất vụng về, cẩu thả, không ăn khớp với nhau, hình ảnh cắt ghép méo mó, rạn nứt, gây phản cảm.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội - giải thích, trước đó đơn vị này đã lựa chọn và gửi cho quận, huyện các hình ảnh để in pano tuyên truyền kỷ niệm 40 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong đó có hình ảnh cô gái ôm bó hoa hướng dương nói trên, được giăng trên đường Đội Cấn và Kiều Mai.
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội đã quyết định bỏ tấm pano này.
Về những chi tiết không đẹp mắt được in trong tấm pano kể trên, ông Động giải thích: "Khi chúng tôi duyệt trên khổ giấy A4 và trong máy tính, có lẽ do kích cỡ quá nhỏ nên không phát hiện được chi tiết chưa hợp lý. Sau khi chuyển cho các quận, huyện in ra khổ lớn mới thấy rõ những chi tiết không đẹp mắt".
Để khắc phục tình trạng trên, ông Động cho biết đã đề nghị các quận, huyện không in, treo tấm pano có hình ảnh bất hợp lý nói trên. Với tấm pano trên phố Đội Cấn và Kiều Mai, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề nghị quận Ba Đình và Bắc Từ Liêm sớm thay bằng hình ảnh khác.
Quang Phong
Theo Dantri
"Cháy" phòng, giá cũng "đội" theo dịp lễ pháo hoa quốc tế Bắt đầu từ ngày 1/4, TP Đà Nẵng triển khai bán vé xem Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế 2015. Tuy nhiên đến thời điểm này, nhiều khách sạn đã báo hết phòng và giá cũng đội lên trong dịp lễ này. Theo ghi nhận của chúng tôi, hầu như các khách sạn ven biển và các khách sạn dọc hai...