Yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ độc lập khi xét tuyển viên chức
Báo SGGP nhận được phản ảnh của nhiều giáo viên đang công tác theo hình thức ký hợp đồng lao động tại các trường phổ thông trên địa bàn TPHCM, về yêu cầu xét duyệt hồ sơ thi tuyển viên chức ngành giáo dục và đào tạo năm học 2019-2020.
Theo đó, một số ứng viên đã đi dạy nhiều năm, có bằng thạc sĩ, trình độ tiếng Anh tương đương cấp độ B1 khung châu Âu, nhưng hồ sơ không đủ điều kiện xét tuyển viên chức với lý do không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ.
Ngày 9-7, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Nguyễn Huỳnh Long, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết căn cứ theo kế hoạch tuyển dụng viên chức công tác ở các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở GD-ĐT TP năm học 2019-2020, người dự tuyển vào vị trí giáo viên bộ môn ở bậc THCS phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc cao đẳng các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.
Video đang HOT
Đối với vị trí giáo viên bộ môn ở bậc THPT, ứng viên phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo khung tham chiếu châu Âu.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp ứng viên có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương nhưng không đủ điều kiện xét tuyển do đây là các chứng chỉ công nhận kết quả môn học (trường hợp này là môn tiếng Anh) trong quá trình học tập sau đại học, không phải là các chứng chỉ ngoại ngữ độc lập nên không được công nhận.
THU TÂM
Theo SGGP
Hà Nội sẽ tổ chức xét tuyển giáo viên hợp đồng lâu năm
Thời gian vừa qua, nhiều giáo viên đã được ký hợp đồng từ hai đến hơn chục năm tại nhiều huyện, thị của thành phố Hà Nội có đơn kêu cứu lên cấp có thẩm quyền đề đạt nguyện vọng được phục vụ lâu dài trong ngành Giáo dục Thủ đô.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân là do một số giáo viên hợp đồng có thể mất việc làm trong trường hợp thi trượt kỳ thi tuyển dụng viên chức do thành phố Hà Nội tổ chức tới đây.
Trước những trăn trở của đông đảo đội ngũ giáo viên hợp đồng, thành phố Hà Nội đã liên hệ với Bộ Nội vụ, cùng các bộ, ngành liên quan để tìm hướng tháo gỡ.
Ngày 9/7, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 9, HĐND thành phố khóa XV, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, về việc này, thành phố đã xin ý kiến của Bộ Nội vụ và các ngành liên quan; Bộ Nội vụ đã có văn bản hướng dẫn về mặt nghiệp vụ. Theo đó, Bộ Nội vụ giao thẩm quyền quyết định cho Chủ tịch UBND thành phố, thực hiện xét tuyển đặc biệt đối với những giáo viên hợp đồng lâu năm.
Theo Chủ tịch UBND thành phố, Hà Nội sẽ xét tuyển hết số giáo viên đã ký hợp đồng nhiều năm với các quận, huyện, thị xã. Tuy nhiên, để được xét tuyển, giáo viên hợp đồng phải đảm bảo các tiêu chí: Có hợp đồng, đóng bảo hiểm trong suốt thời gian vừa qua; kiểm tra lại sức khỏe; có trình độ nghiệp vụ phù hợp với đề án mô tả vị trí việc làm, nhà trường đó đang thiếu sẽ được xét tuyển.
Trên cơ sở đó, thành phố giao Sở Nội vụ, các quận, huyện tiến hành xét tuyển. Dự kiến, thành phố chỉ xét tuyển đối với giáo viên có hợp đồng từ trên 5 năm trở lên, số giáo viên còn lại sẽ được tham dự thi tuyển. Thành phố mong các đại biểu, cử tri theo dõi việc tổ chức xét tuyển đối với giáo viên hợp đồng, nhằm đảm bảo khách quan, công tâm.
Mạnh Khánh
Theo TTXVN
Chủ tịch Hà Nội công khai 3 điều kiện xét tuyển với giáo viên hợp đồng Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ thành lập hội đồng xét tuyển. Sau khi xét tuyển hết (số giáo viên hợp đồng lâu năm) thì sẽ thi tuyển với số còn lại. Ngày 9/7, tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 9 Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Đức Chung...