Yêu cầu các trường xóa tên giảng viên, điều chỉnh đề án tuyển sinh
Liên quan đến bài “Bỗng dưng làm giảng viên cơ hữu (Báo SGGP đăng ngày 5-6)”, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ các trường cũng như cơ quan quản lý. Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường xóa tên giảng viên không phải cơ hữu, điều chỉnh lại đề án tuyển sinh và chỉ tiêu trong năm 2019. Có trường xin loại bỏ giảng viên cơ hữu.
Thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ THPT vào một trường đại học
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp, đối với những ngành vi phạm khai gian số giảng viên cơ hữu, có thể phạt dừng tuyển sinh ngành đó. Có không ít trường đã làm giả hồ sơ cho giảng viên đứng tên làm cơ hữu để tăng quy mô tuyển sinh.
Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở các trường tư thục. Một số trường vì khó chủ động nguồn tuyển sinh, mở ngành, dẫn đến khó khăn về tài chính để trả lương cho giảng viên cơ hữu, nên làm hồ sơ giả và thuê mang tính thời vụ.
Để kiểm soát vấn đề này, cần kiểm tra việc thực hiện quy định công khai của Bộ GD-ĐT và ứng dụng công nghệ thông tin để lọc ra giảng viên trùng danh tính. Việc này Vụ Giáo dục đại học (ĐH) đã từng làm và có kết quả.
Mặt khác, cần yêu cầu nhà trường, khoa có kế hoạch phân công giảng dạy với từng giảng viên trong mỗi học kỳ, dạy môn gì, dạy cho những lớp nào, bao nhiêu tiết, rồi công khai lên mạng của nhà trường. Khi đối chiếu sẽ biết tải trọng dạy học và bảng lương, cũng như chứng từ liên quan đến hành vi sử dụng thời gian; rà soát với kế hoạch phân công giảng viên trong hồ sơ mở ngành, sẽ ngăn được việc nhà trường ngụy tạo. Bộ GD-ĐT cũng nên xem xét quy định về giảng viên cơ hữu để thay bằng tải trọng dạy học của giảng viên/năm thì tính thực tế cao hơn.
TS Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, cho biết bài báo có phản ánh trường hợp của trường. Thực tế TS Đ.X.L. có nhận lương hàng tháng của trường 10 triệu đồng. Nếu TS này không chịu làm và không chịu đứng tên thì trường sẽ loại và chấm dứt hợp đồng.
Video đang HOT
Ông Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, thông tin Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM (HUFLIT) khẩn trương rà soát lại các điều kiện đảm bảo chất lượng, báo cáo kết quả về Vụ Giáo dục ĐH. Kết quả rà soát đề án tuyển sinh 2019 của HUFLIT, Vụ Giáo dục ĐH thấy đúng như thông tin báo phản ánh.
Nhà trường đã nhận sai sót và xin xóa tên 6 giảng viên trên khỏi đề án tuyển sinh năm 2019. Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, HUFLIT đã gỡ đề án tuyển sinh năm 2019 trên website của trường để điều chỉnh các sai sót và điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh.
Trước đó, kết quả thanh tra do Thanh tra Bộ GD-ĐT tiến hành về kiểm tra công tác tuyển sinh năm 2018 của HUFLIT đã phát hiện một số sai phạm: tự xác định chỉ tiêu trình độ ĐH, thạc sĩ năm 2018 của một số ngành chưa đúng quy định; tuyển sinh năm 2018-2019 vượt chỉ tiêu…
Vụ Giáo dục ĐH đã yêu cầu nhà trường phải xóa tên những người không phải giảng viên cơ hữu của trường; tính toán lại và giảm chỉ tiêu tuyển sinh, điều chỉnh lại đề án cho phù hợp với điều kiện đảm bảo chất lượng; điều chỉnh đề án tuyển sinh 2019 trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT…
THANH MINH
Theo sggp
Nhiều dấu hiệu sai phạm tại ĐH Thái Nguyên: Lách luật mở ngành Luật?
Để đủ điều kiện mở ngành Luật, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) đã ký hợp đồng với ông Nguyễn Văn Quý, sinh năm 1949, nghỉ hưu năm 2011, tiến sĩ luật, làm giảng viên cơ hữu.
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) có dấu hiệu sai phạm trong mở ngành Luật.
Theo phản ánh của bạn đọc, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) tại thời điểm mở ngành luật không đủ điều kiện về nhân sự theo khoản 1, Điều 2, Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT (nay là Thông tư 22/2017/TT-BGDT) phải có 1 giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký. Do vậy, Trường này đã ký hợp đồng với ông Nguyễn Văn Quý, sinh năm 1949, cán bộ ngành công an đã nghỉ hưu, làm giảng viên cơ hữu để đủ điều kiện mở ngành Luật.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Quý (sinh năm 1949) cho biết: Tôi làm bên ngành công an, năm 2011 thì nghỉ hưu. Năm 2013, bên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đặt vấn đề trường đang có nhu cầu mở ngành Luật, thấy tôi có bằng cấp lại từng là thầy giáo nên mời tôi làm giảng viên cơ hữu. Chính tôi cùng với Hiệu trưởng của trường xuống Hà Nội xin mở ngành Luật.
Trong thông báo biểu mẫu 20 công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu năm học 2018 - 2019 của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh có tên ông Nguyễn Văn Quý.
Cũng theo ông Quý, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh ký hợp đồng với ông thời gian một năm, cứ hết hợp đồng lại ký mới. Thi thoảng ông vào trường dạy, nhưng chủ yếu là chấm bài thi, hướng dẫn sinh viên thực tập. Mỗi tháng trường trả cho ông 1,5 triệu đồng.
Ông Quý tâm sự, không biết trường ký như vậy có đúng không nhưng họ ký hợp đồng với tôi là giảng viên cơ hữu chứ không phải giảng viên thỉnh giảng. Trước khi ký hợp đồng tôi có hỏi, người về hưu có được ký hợp đồng làm giảng viên cơ hữu không, trường bảo là được.
Về vấn đề này, Đại học Thái Nguyên cho biết, năm 2013, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh mở ngành Luật theo Quyết định số 437/QĐ-ĐHTN ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên về việc cho phép mở ngành đào tạo trình độ đại học đối với Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.
Nhà trường đã mở ngành theo đúng quy định cho phép tại khoản 1, Điều 2, Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 2 năm 2011 của Bộ GD&ĐT có 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng chuyên ngành.
Theo danh sách giảng viên mà Đại học Thái Nguyên cung cấp cho Báo Kinh tế nông thôn có duy nhất ông Nguyễn Văn Quý (sinh năm 1949) là tiến sĩ luật. Trong thông báo biểu mẫu 20 công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu năm học 2018 - 2019 của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh cũng có tên ông Quý.
Có phải do vô ý hay sợ phát hiện ông Quý không phải là giảng viên cơ hữu nên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã chuyển giới cho ông Quý?!
Theo quy định, "giảng viên cơ hữu của trường đại học công lập là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức".
Việc ông Nguyễn Văn Quý đã nghỉ hưu từ năm 2011, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh ký hợp đồng với ông Quý, trả thù lao 1,5 triệu đồng/tháng, như vậy, ông Quý không phải là viên chức, không được tuyển dụng theo quy định. Đại học Thái Nguyên nói ngành Luật, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh mở theo đúng quy định tại khoản 1, Điều 2, Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ GD&ĐT có 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ (tức là ông Quý - PV) là sự bao biện?!
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục tìm hiểu, thông tin về những dấu hiệu sai phạm của Đại học Thái Nguyên và rất mong Bộ GD&ĐT sớm vào cuộc làm rõ.
Theo kinhtenongthon
Tuyển sinh vào đại học làm sao để tránh tiêu cực? Trong khi gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 xảy ra ở Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang do sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển vào các trường ĐH thì liệu các phương thức tuyển sinh khác mà các trường ĐH đang thực hiện sẽ tránh được tiêu cực? Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do...