Yêu cầu các tỉnh theo dõi chặt bão Goni
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành được yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão Goni; chủ động bảo đảm an toàn các hồ đập.
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai yêu cầu như trên, chiều 31/10. Theo đó, cơ quan chức năng các tỉnh, thành được yêu cầu thông báo cho tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão Goni để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Các lực lượng sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền.
Chính quyền địa phương tiếp tục rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Đối với các hồ đập thủy lợi, thủy điện xung yếu, cơ quan chức năng và đơn vị vận hành cần chủ động hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn; phân công cụ thể, bố trí lực lượng thường trực tại các hồ chứa đã đầy nước, hồ chứa có nguy cơ mất an toàn để kịp thời xử lý khi có tình huống…
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lúc 13h chiều nay, tâm siêu bão Goni cách miền Trung Philippines khoảng 360 km về phía Đông Đông Bắc, sức gió mạnh nhất 220 km/h, cấp 17, giật trên cấp 17.
Trong hôm nay, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 20 đến 25 km. Đến 13h ngày 1/11, bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 570 km về phía Đông Đông Nam, sức gió mạnh nhất 115 km/h, cấp 10 đến 11, giật cấp 13.
Video đang HOT
Dự kiến đường đi và vùng ảnh hưởng của siêu bão Goni. Ảnh: NCHMF
Hai ngày tiếp theo,bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km, đi vào Biển Đông. Đến 7h ngày 2/11, vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 750 km về phía Đông Đông Nam, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão 115 km/h, cấp 10 đến 11, giật cấp 13.
Những ngày tiếp theo,bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15 đến 20 km. Đến 13h ngày 3/11, dự báo vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa, sức gió mạnh nhất 100 km/h, cấp 9 đến 10, giật cấp 12.
Đài khí tượng Nhật Bản cho biết bão đang đạt cực đại với sức gió 213 km/h, giật 305 km/h, sau khi vào biển Đông giảm còn 130 km/h, giật 185 km/h. Đài Hong Kong dự báo bão đang mạnh 260 km/h, trước khi vào Philippines sẽ giảm còn 185 km/h.
Các đài quốc tế đều dự báo bão Goni sẽ đổ bộ Philippines với sức mạnh của siêu bão, sau đó đi vào Biển Đông với cấp độ giảm đáng kể. Nếu cơn bão này vào Biển Đông, chỉ trong chưa đầy một tháng có 5 cơn bão, một áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia) nói bão Goni sẽ đổ bộ vào Philippines tron đêm nay và ngày mai.
“Khoảng gần sáng và ngày 2/11, bão sẽ vượt qua khu vực phía Nam của đảo Luzon và đi vào Biển Đông; lúc này dự báo cường độ bão đã yếu đi đáng kể, xuống còn cấp 11″, ông Hưởng nói.
Đến sáng nay, bão Molave khiến 27 người chết, 50 người mất tích, 67 người bị thương; 4.115 người dân ở Nghệ An tiếp tục được sơ tán, 63 cây cầu và nhiều tuyến quốc lộ bị chia cắt.
Goni thành siêu bão mạnh nhất năm 2020, tiến nhanh về Biển Đông
Chỉ trong 24 giờ, từ một cơn bão bình thường ở Thái Bình Dương, Goni đã gia tăng sức mạnh, trở thành siêu bão mạnh nhất trên Trái Đất của năm 2020.
Lúc 1h sáng ngày 31/10, sức gió ở vùng gần tâm bão Goni mạnh gần 290 km/h. Sức mạnh của bão Goni gia tăng nhanh chóng trên vùng nước ấm ở phía đông Philippines. Nhiệt độ nước biển tại khu vực này ấm hơn trung bình từ 1-1,5 độ C, theo Washington Post.
Trung tâm Cảnh báo bão hỗn hợp Mỹ ở Trân Châu cảng miêu tả Goni là "hệ thống bão nhỏ nhưng cực kỳ mạnh". Ảnh vệ tinh cho thấy Goni có hệ thống mắt bão định hình sắc nét và gần như hoàn hảo, một trong các đặc trưng của những cơn bão nhiệt đới mạnh nhất.
Goni đã mạnh lên, trở thành cơn bão mạnh nhất trên Trái Đất năm 2020. Ảnh: Washington Post.
Siêu bão Goni được dự báo tiếp tục di chuyển theo hướng Tây nhắm tới Philippines và Biển Đông. Bão sẽ đổ bộ vào khu vực Đông Bắc của thủ đô Manila trên đảo Luzon lúc 8h tối ngày 1/11. Goni sẽ suy yếu đi một chút trước khi đổ bộ vào đất liền.
Trung tâm Cảnh báo bão hỗn hợp Mỹ dự báo Goni sẽ trải qua quá trình thay thế thành mắt bão. Quá trình này khiến sức gió của cơn bão giảm đi, nhưng hoàn lưu bão sẽ mở rộng.
Khi đổ bộ vào đảo Luzon của Philippines, sức gió vùng gần tâm bão sẽ mạnh khoảng 225 km/h.
Cơ quan Khí tượng, Thiên văn và Địa lý Philippines (PAGASA) đã phát đi cảnh báo bão, đi kèm mưa rất lớn bắt đầu từ tối ngày 31/10. PAGASA dự báo gió bão sẽ gây ra thiệt hại nặng, sóng biển sẽ cao từ 2-2,5 m. Tình trạng lũ lụt và sạt lở đất được cảnh báo sẽ xuất hiện.
Inquirer cho biết Philippines rơi vào khủng hoảng kép do các trận bão liên tiếp, cùng sự hoành hành của đại dịch Covid-19. Hàng chục nghìn người Philippines đã được di tản tới các trung tâm tránh trú bão của chính phủ.
Goni được dự báo sẽ suy yếu sau khi vượt qua đảo Luzon và tiến vào Biển Đông. Siêu bão này sẽ tiếp tục suy yếu hơn nữa khi di chuyển hướng về Việt Nam do ảnh hưởng của không khí khô và gió tầng cao.
Bão Goni sẽ đổ bộ Việt Nam trong ngày 4/11.
Theo Đại học bang Colorado, hoạt động bão ở Tây Thái Bình Dương năm 2020 thấp hơn trung bình so với mọi năm. Số cơn bão xuất hiện ở Tây Thái Bình Dương năm nay chỉ bằng một nửa so với trung bình các năm trước.
Siêu bão Goni mạnh cấp 17 Tính đến 18 giờ tối 31-10, thiệt hại về con người từ bão số 9 gây ra là 79 người. Còn nếu tính từ khi xảy ra mưa lũ ở miền Trung, từ ngày 6-10 đến nay thì tổng cộng có 229 người thiệt mạng và mất tích. Trong khi ngoài khơi, cơn bão Goni đạt cấp 17, đang tiến dần vào Biển...