Yêu cầu các hãng tàu miễn giảm giá dịch vụ lưu container cho DN chủ hàng nhập khẩu
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có công văn số 885/CHHVN-VTDVHH gửi các hãng tàu, doanh nghiệp (DN) cảng và đơn vị liên quan về việc miễn giảm giá dịch vụ lưu container, lưu bãi cho các DN chủ hàng xuất nhập khẩu.
Công bố danh mục các mặt hàng đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành / Kiểm toán Nhà nước yêu cầu rà soát lại gần 900 tỷ đồng tiền hoàn thuế
Cục Hàng hải cho biết: Theo thống kê đến ngày 25/01/2019, có tổng số 24.184 container phế liệu đang lưu giữ tại cảng biển trên toàn quốc; trong đó, tại cảng Hải Phòng có 6.991 container phế liệu đang lưu giữ. Trường hợp container lưu giữ tại cảng dưới 90 ngày thì các DN vẫn đang thực hiện thủ tục hải quan để thông quan theo quy định và container trên 90 ngày, cơ quan hải quan đã và đang tìm chủ hàng theo quy định (hiện có 3.085 container đã quá hạn thông báo nhưng chưa có người đến nhận), điều này đã gây thiệt hại cho các hãng tàu biển và DN nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (mỗi ngày DN phải chi trả từ tiền lưu kho, bãi từ 40 – 50 USD/container/ngày và không có đủ nguyên liệu sản xuất).
Thực hiện Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 17/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu srn xuất, ngày 07/3/2019, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản số 646/CHHVN-VTDVHH ngày 07/3/2019 gửi các hãng tàu biển, doanh nghiệp cảng biển, chủ hàng và hiệp hội ngành hàng về việc triển khai đề xuất chủ trương miễn giảm giá dịch vụ lưu container, lưu bãi cho các DN chủ hàng nhập khẩu.
Đến ngày 22/3/2019, Cục Hàng hải Việt Nam đã nhận được một số báo cáo của DN cảng biển, chủ hàng nhưng vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi đầy đủ từ các hãng tàu, đại lý hãng tàu (người vận chuyển).
Để chủ động lập kế hoạch triển khai phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác xử lý hàng phế liệu đang tồn đọng được nhanh chóng, trả lại không gian cho cảng biển, hạn chế tình trạng hư hỏng hàng hóa, tránh thiệt hại cho hãng tàu, chủ hàng và các bên liên quan, Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu hãng tàu biển như sau:
Chủ động phối hợp chặt chẽ với các DN kinh doanh cảng biển, đại lý hãng tàu kiên quyết đưa xuống tàu để vận chuyển về Việt Nam những đơn hàng có Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu (còn hiệu lực) nhằm phòng ngừa vận chuyển phế liệu bất hợp pháp từ xa ngoài biên giới;
Video đang HOT
Chủ tàu, chủ hãng vận tải biển phải chịu trách nhiệm đối với lô hàng phế liệu đang vận chuyển của tổ chức, cá nhân không có Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; DN kinh doanh cảng biển và chủ hàng không xuất trình được Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực, hạn ngạch nhập khẩu và chưa thực hiện ký quỹ đảm bảo phế liệu nhập khẩu theo quy định; chịu trách nhiệm về việc cho phép bốc dỡ các lô hàng phế liệu nhập khẩu nêu trên.
Cục Hàng hải Việt Nam còn yêu cầu các hãng tù khẩn trương thực hiện báo cáo thông tin ề các chủ hàng nhập khẩu, đại lý chủ hàng của lô hàng phế liệu đang tồn đọng tại cảng biển.
Báo cáo hiện trạng và nguyên nhân tồn đọng; thống kê, phân loại hàng hóa container phế liệu hiện đang tồn đọng tại cảng biển và làm rõ nguyên nhân, có biện pháp xử lý ngay việc vận chuyển, bốc dỡ các lô hàng phế liệu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu hoặc không rõ địa chỉ nơi nhận (vô chủ) đã được bốc dỡ lên các cảng biển Việt Nam.
Đề xuất phương án miễn, giảm phí lưu container, lưu bãi đối với container nhập khẩu có xác định được chủ hàng đã được thông quan.
Nguyệt Minh
Theo DNVN
[Quy tắc đầu tư vàng] Người đàn ông khiến phố Wall kính nể kiếm hàng chục tỷ USD trên nỗi sợ của những CEO lừng danh
Tỷ phú giàu thứ 31 của Mỹ thành công với một nguyên lý không mấy phức tạp, bắt đầu bằng việc thâu tóm các công ty bị định giá thấp, giúp họ tăng giá trị rồi bán đi kiếm lời. Người đàn ông 82 tuổi này thường chỉ cho CEO các công ty hai sự lựa chọn, hoặc là làm theo những gì được yêu cầu, hoặc bị đá công ty...
Tháng 8/2017, Carl Icahn thôi chức cố vấn đặc biệt cho Chính quyền Tổng thống Donald Trump. Ông ra đi với những chỉ trích rằng những khuyến nghị chính sách đưa ra có thể làm lợi cho chính hoạt động đầu tư của ông. Với những nhà lập pháp, điều này có thể là diễn biến bất ngờ, nhưng với phố Wall, họ đã quá quen với tính cách thực dụng, thích tiền và có phần tàn nhẫn của Carl Icahn.
Từng bị phản đối khi nộp đơn vào đại học danh tiếng, phải đi làm thêm để chi trả cho việc học, thậm chí cháy túi khi lần đầu chơi bài kiếm tiền, những khó khăn thủa ban đầu không ngăn được Carl Icahn sau đó đã trở thành một trong nhà đầu tư huyền thoại của phố Wall. Theo bảng xếp hạng hiện thời của Forbes, tổng tài sản của nhà đầu tư 82 tuổi này đạt hơn 17 tỷ USD và xếp hạng 31 trong số 400 người giàu nhất nước Mỹ.
Theo truyền thông quốc tế, một trong những yếu tố đưa Icahn đến thành công là sự nỗ lực một cách bền bỉ. Icahn từng tự nhận mình là người không biết bỏ cuộc, thích sự ganh đua, đam mê hay nói cách khác là bị ám ảnh. "Bạn muốn gọi thế nào cũng được. Bản tính của tôi là dù làm gì cũng sẽ cố gắng trở thành người giỏi nhất", Carl chia sẻ.
Icahn từng thích các trái phiếu có mức độ rủi ro cao, nhưng sau đó, ông nghĩ ra cách dùng tiền của người khác giống như một quỹ đầu cơ. Năm 2007, Icahn đã quản lý lượng tài sản lên tới 5 tỉ USD. Ông ăn nên làm ra cho đến khi các quỹ của ông lỗ hơn 35% trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Ông bị nhà đầu tư chỉ trích và đòi lại tiền.
Nhận ra rằng triết lý đầu tư của mình có thể không hòa hợp được với các cổ đông, ông đã trả lại tiền cho họ vào năm 2011 và hoàn toàn đơn thương độc mã trong các cuộc đi săn doanh nghiệp nhờ vào tiền của công ty mình - Icahn Enterprises.
Nếu như nhà tiên tri xứ Omaha thành công nhờ việc đầu tư vào những công ty tốt và kỳ vọng nó tốt hơn nữa thì Carl Icahn lại chọn cách ngược lại, thâu tóm những công ty bị định giá thấp, giúp họ tăng giá trị và bán kiếm lời.
Thành công của Carl, đi cùng với danh tiếng là "kẻ cướp công ty". Khi nắm cổ phần kiểm soát tại công ty nào, ông thường yêu cầu thực hiện các thay đổi lớn về cấu trúc công ty. Ông còn buộc công ty phải mua lại các cổ phiếu với giá ưu đãi để tránh bị chiếm quyền kiểm soát. Ông cho biết sẽ tìm đến công ty nào hoạt động không tốt và tuyên bố: "Tôi sẽ chiếm công ty của các anh trừ khi các anh thay đổi, hoặc ban lãnh đạo phải làm thế này thế kia".
Icahn lên đỉnh thành công vào những năm 1980 khi ông tiếp quản Hãng Hàng không TWA. Icahn Enterprises gồm các công ty con Federal Mogul, Tropicana, ARI, Viskase. Sau gần 60 năm trên Phố Wall, Icahn nắm giữ cổ phần hoặc quyền kiểm soát nhiều công ty lớn như Texaco, Phillips Petroleum (hiện là Conoco Phillips), Western Union, Viacom, TimeWarner.
So với Berkshire Hathaway, thành tích của Icahn Enterprises còn đáng nể hơn nhiều. Kể từ năm 2000, Icahn Enterprises đã tạo ra lợi nhuận lên tới 840% so với 250% của Berkshire. Các quỹ đầu tư của Icahn mang lại mức lợi nhuận trung bình khoảng 25%/năm. Năm 2012, danh mục đầu tư do ông quản lý (bằng tiền của ông và nhân viên) đã mang lại mức lợi nhuận hơn 20%, nhờ các vụ đặt cược vào Hain Celestial Group và CVR Energy.
Nguồn tài sản khổng lồ đã khiến Carl trở thành một người cực kỳ nguy hiểm. Sự nguy hiểm đó là ông có thể đi thâu tóm các công ty mà trước đây không ai nghĩ là có thể thâu tóm được.
Tỉ phú Leon Black, đồng sáng lập Apollo Global Management, nhận xét: "Icahn thích cảm giác chiến thắng và rất thích tiền. Ông ấy thông minh và có phần tàn nhẫn".
Quyền lực của Icahn cũng thể hiện rất rõ trong việc lật đổ ông chủ Tập đoàn Dầu khí Chesapeake Energy. Khi thành lập Chesapeake vào năm 1982, Aubrey McClendon đã bí mật điều hành một quỹ đầu cơ riêng và sử dụng số cổ phần ông nắm giữ tại các giếng dầu của Chesapeake để làm tài sản thế chấp vay tiền. Ông cũng đã thực hiện các thương vụ đầu tư rất liều lĩnh dẫn đến khoản nợ khổng lồ ở Chesapeake. Những hành động "lẫn lộn tiền tư công" của McClendon đã bị phanh phui. Cổ phiếu của Chesapeake vì thế mà lao dốc.
Tuy nhiên, không ai có thể làm được gì khi vị trí của McClendon tại Tập đoàn đã quá vững chắc. Thế nhưng, mọi việc đã thay đổi khi Icahn nhúng tay vào. McClendon đã bị buộc thôi chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị và rời khỏi vị trí CEO.
Ráo riết đi thâu tóm cổ phiếu trên sàn chứng khoán, giành chân trong hội đồng quản trị và tiếp đó là buộc hội đồng quản trị phải nhường bước. Đây là cách làm của Icahn. Vì thế tâm lý chung của các công ty là không muốn trở thành mục tiêu của ông. Nhưng dù tàn nhẫn hay thực dụng, nhưng mọi người đều thừa nhận rằng ông là một trong những nhà đầu tư huyền thoại.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
Có được đồng nào trong tài khoản ngân hàng sẽ lộ hết Việc quy định ngành thuế có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản khách hàng trong dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) còn nhiều tranh cãi tại phiên thảo luận tại hội trường chiều ngày 15/11. Không phù hợp với yêu cầu bảo mật Tại phiên thảo luận, ĐB Phạm Thị Thu Trang, Phó Trưởng Đoàn chuyên...