Yêu bao năm, anh đòi bỏ vì “Em vừa gầy vừa bé, liệu có đẻ được không?”
Sau 5 năm mặn nồng, anh ta nằng nặc đòi chia tay chỉ vì sợ lấy về tôi không đẻ được con.
Trong cuộc sống, chuyện yêu rồi tình yêu đó không thành cũng là điều bình thường. Nhưng có lẽ tôi đã không cay cú nhiều đến thế nếu như anh ta chấm dứt tình cảm này theo một cách đàn ông và đúng mực. Anh ta quá hèn hạ và cái mà tôi sợ là suy nghĩ tồi tệ trong đầu anh ta. Bao năm tuổi xuân của tôi giành cho anh ta, rốt cục, anh ta trả lại tôi sự phản bội cay đắng đến nhường này.
Chúng tôi yêu nhau khá lâu rồi, cũng tới gần 5 năm. Đối với người con gái thì đó là quãng thời gian đẹp nhất. Tôi yêu anh ta nào có tiếc điều gì, chung thủy vẹn toàn, lo cho anh ta mọi thứ như một người vợ, không vụ lợi, không đòi hỏi. Anh ta hưởng mọi điều từ tôi suốt 5 năm qua mà không hề e ngại hay lăn tăn gì… Vậy mà…
Tôi không được may mắn như người khác. Tôi học hành giỏi giang, mặt mũi cũng khá xinh xắn nhưng khổ nỗi vóc dáng người nhỏ, lại gầy gò. Tôi đã cố ăn uống tẩm bổ cho có da có thịt nhưng cũng chỉ được phần nào, chủ yếu là do người tôi thấp bé hơn người khác nên trông chẳng khác nào mấy em học cấp 2. Ngay từ khi yêu, tôi đã ngại mỗi khi hai đứa đi chơi vì nhiều người không biết còn tưởng tôi là cháu anh ấy. Anh ấy không phải quá cao to, nhưng do tôi gầy nên trông chênh lệch.
Ngày trước tôi đã từng hỏi vì sao anh lại yêu tôi trong khi trông tôi không hấp dẫn như những cô gái khác thì anh nói nhìn tôi nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu. Tôi cũng tin là có người tìm thấy được cái tốt của mình nên thực sự rất hạnh phúc. Yêu nhau, chúng tôi cũng đã đi quá giới hạn cùng nhau. Anh hoàn toàn không có bất cứ trách móc, than phiền nào về tôi cả.
Thời gian bên nhau mỗi lúc một lâu, tôi nhiều lần đề nghị chuyện cưới xin thì anh cứ bảo đợi thêm một chút nữa. Từ ngày yêu đến giờ anh mới đưa tôi về ra mắt 1 lần, còn từ đó tới nay chưa về lại. Tôi có thể đoán được phần nào lí do, có lẽ nhà anh không đồng ý. Tôi hỏi thì anh cứ chối bay chối biến bảo không muốn đưa về nhiều, bao giờ gần cưới thì chốt, về nhiều lại sinh lắm chuyện. Bản thân tôi vốn mặc cảm về ngoại hình của mình nên cũng không muốn xuất hiện nhiều trước mặt nhà chồng tương lai.
Mọi việc vỡ lẽ cho tới cách đây hơn 1 tháng, anh ta hẹn gặp tôi để nói lời chia tay trong khi hai đứa vẫn đang bình thường. Anh ta thú nhận rằng không muốn cưới bởi lo lắng cho tương lai. Anh ta là con trai duy nhất trong nhà, trách nhiệm rất lớn. Trong khi đó tôi lại quá nhỏ người, sợ khoản sinh đẻ không được, lấy về không sinh được con, chạy chữa khắp nơi thì mệt mỏi lắm. Anh ta xin lỗi vì đã kéo dài thời gian suốt ngần ấy năm. Anh ta yêu tôi thật lòng, cũng đã muốn nếu tôi có bầu thì cưới nhưng thấy không có tin vui nên anh ta càng tin là tôi không sinh được.
Tôi nghe xong mà chết lặng. Bao năm qua, hai đứa có quan hệ nhưng tôi đều tìm cách phòng tránh. Anh chưa một lần ngỏ ý cưới tôi làm sao tôi dám để có bầu. Như thế chỉ có tôi là thiệt thòi. Tôi đã nghĩ không lẽ giờ níu giữ để có bầu rồi cưới nhưng lại thấy mình sao phải hèn hạ và khổ sở vì một gã coi thường mình đến thế. Anh ta cưới tôi mà chỉ sợ tôi không đẻ được, khác nào anh ta muốn coi tôi là cái máy đẻ. Tôi nửa thì tiếc mấy năm yêu đương của mình, nửa lại không thiết tha gã đàn ông bội bạc đó. Tôi phải làm thế nào đây?
Theo Khám phá
Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn
Làm bằng đồng với khối lượng trên 22 tấn, Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là những hiện vật đặc biệt của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Video đang HOT
Đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế, Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là những hiện vật đặc biệt của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1/3/1837, gồm 9 chiếc đỉnh bằng đồng, lấy ý tưởng từ Cửu đỉnh của nhà Hạ ở Trung Quốc.
Đỉnh hay vạc vốn là đồ để nấu ăn thời xưa, được đúc bằng kim loại, thường có hai quai và ba chân, nhưng được các bậc vua chúa tôn lên là tượng pháp để tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà nước quân chủ. Trước khi có Cửu Đỉnh, các vua chúa nhà Nguyễn từng cho đúc nhiều đỉnh đồng để xác định quyền uy của triều đại.
Cửu Đỉnh được đặt ở trước Hiển Lâm Các theo một hàng ngang, đối diện với Thế Miếu, ứng với án thờ của các vua nhà Nguyễn trong Thế Miếu.
Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn, lần lượt là Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh.
Cao đỉnh ứng với án và khám thờ vua Nguyễn Thế Tổ (vua Gia Long), được đặt ở chính giữa trong số Cửu Đỉnh và là đỉnh duy nhất được nhích về phía trước 3 mét với hàm ý tôn vinh vị vua sáng lập triều đại.
Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là "Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi" tức là năm 1835.
Nhưng mỗi đỉnh cũng có nét riêng, thể hiện ở kiểu dáng quai, vành miệng, vai, chân và đáy.
Mỗi đỉnh được chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí...
Các bức chạm này tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.
Nguyên liệu đúc Cửu Đỉnh do triều đình cung cấp, gồm nguyên liệu chính là đồng và kẽm, có thể thêm chì, thiếc... lấy từ trong kho hoặc các phế khí hay những vật phẩm bằng đồng không cần dùng nữa.
Tổng khối lượng đồng để đúc chín chiếc đỉnh là trên 22.000 kg.
Quá trình chế tạo Cửu Đỉnh gồm nhiều khâu, cơ bản là các công đoạn kỹ thuật như làm khuôn, nấu đồng và đúc đỉnh. Sau khi đúc các nghệ nhân mới hoàn thiện các mảng chạm khắc.
Để đúc Cửu Định, những người nghệ nhân tài hoa nhất của nước Việt thời đó đã được quy tụ.
Sau khi Cửu Đỉnh hoàn thành, nhà vua thưởng cho người Đốc biện và binh lính trông coi một tháng tiền lương, thợ và người làm thưởng chung cho 300 quan tiền. Đồng thời, vua cũng sai bộ Lễ sắm sửa lễ vật tạ ơn thần linh giúp đỡ cho việc đúc Cửu Đỉnh được thành công.
Trải qua gần 2 thế kỷ biến động, Cửu Đỉnh vẫn không thay đổi vị trí, còn nguyên vẹn cho tới ngày nay.
Theo_Kiến Thức
Bật mí thú vị vị vua Việt đầu tiên tuần thú biển Đông Trong lịch sử, Lý Anh Tông chính là vị vua Việt đầu tiên tuần thú biển Đông, xem xét tình hình để có phương sách bảo vệ chủ quyền trên vùng biển đảo rộng lớn. Trong lịch sử, Lý Anh Tông chính là vị vua Việt đầu tiên tuần thú biển Đông, xem xét tình hình để có phương sách bảo vệ chủ...