Yêu 3 năm toàn ‘tay không bắt giặc’, bỗng dưng sáng mùng 1 bạn trai khiến cả nhà vợ tương lai choáng váng vì quà Tết
Món quà là cầu nối nhưng thái độ của bạn sau đó mới thực sự tạo nên sự khác biệt trong mối quan hệ với bố mẹ vợ tương lai.
Trên 1 group, tâm sự của 1 cô gái thu hút chú ý của nhiều người. Cô chia sẻ: “Bọn mình yêu nhau năm nay là năm thứ 3. Hai đứa rất hợp nhau. Mình ở Lào Cai còn anh ở Hà Nội. Nhưng vì 1 vài vấn đề như anh thường xuyên phải đi làm xa, nhà con 1 được nuông chiều nên bố mẹ mình không thích. Một lần bố mẹ lên Hà Nội chơi có gặp anh nhưng khuyên mình nên nghĩ lại. Mình có gợi ý việc lễ Tết thì anh nên gửi quà về cho bố mẹ mình nhưng anh toàn tỏ ra không hiểu. Năm nay không hiểu sao mà mới đầu tháng Chạp anh đã đặt bao nhiêu quà cáp gửi về còn dặn mình chuẩn bị trước để Tết về ra mắt. Điều mình bất ngờ nhất là phản ứng của bố. Bố mình vốn khó tính nhưng không ngờ gọi điện lên báo mình Tết này dẫn rể về ra mắt. Mình hỏi mãi mẹ mới nói: ‘Thằng cu này trông thế mà khéo thật, chọn quà ai cũng thích’. May quá cũng coi như là thoát cửa thử thách”.
Thế mới biết, quà ra mắt vào dịp Tết này là yếu tố rất quan trọng để các chàng trai có được vợ. Dưới đây là 1 vài lưu ý:
Hiểu biết văn hóa gia đình bạn gái: Trước khi chọn quà, hãy nghiên cứu hoặc hỏi thăm về sở thích và phong tục của gia đình cô ấy. Một món quà phù hợp sẽ thể hiện sự quan tâm và tôn trọng của bạn.
Chọn quà có ý nghĩa: Quà tặng không nhất thiết phải đắt tiền nhưng cần chứa đựng ý nghĩa. Nó có thể là thứ liên quan đến sở thích hoặc một món quà thủ công mỹ nghệ đặc trưng của vùng miền bạn đến.
Thể hiện tấm lòng: Quà không chỉ là vật phẩm mà còn là cách bạn thể hiện tình cảm của mình. Một tấm thiệp hay một lời chúc chân thành kèm món quà nhỏ có thể để lại ấn tượng sâu đậm hơn nhiều món quà xa xỉ.
Tránh quà quá cá nhân: Những món quà quá cá nhân như nước hoa hay đồ lót không phù hợp trong ngày đầu ra mắt khi bạn chưa thực sự hiểu hết về tính cách và sở thích của bố mẹ vợ tương lai.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Lưu ý cách trình bày: Một món quà được gói ghém cẩn thận và đẹp mắt sẽ thể hiện sự chu đáo và tinh tế của bạn. Đừng quên một tấm thiệp nhỏ với lời chúc mộc mạc nhưng chân thành.
Trong trường hợp phụ huynh đang có chút thành kiến với bạn, hãy để dịp này lấy lại điểm với bố mẹ vợ tương lai. Lưu ý:
Chọn quà thể hiện sự chân thành: Hãy tìm một món quà mang thông điệp rõ ràng về lòng chân thành và mong muốn hòa thuận, hòa nhập vào gia đình.
Nghiên cứu kỹ lưỡng: Cố gắng tìm hiểu thêm về nguyên nhân không được lòng bố mẹ vợ tương lai và cân nhắc lựa chọn món quà phản ánh sự hiểu biết và tôn trọng đối với họ.
Quà có giá trị tinh thần cao : Đôi khi những món quà không giá trị về mặt vật chất nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa tinh thần, như một cây cảnh tượng trưng cho sự phát triển, một cuốn sách hay hoặc một bức tranh có thể là lựa chọn tốt.
Tránh quà gây tranh cãi: Không chọn những món quà có thể gây ra ý kiến trái chiều hoặc hiểu lầm, đặc biệt là các món quà xa xỉ có thể bị xem là phô trương.
Ảnh minh họa
Quà có ý nghĩa cải thiện mối quan hệ: Một món quà thể hiện mong muốn được học hỏi và thấu hiểu văn hóa gia đình có thể là bước đệm quan trọng để cải thiện mối quan hệ.
Kèm theo lời xin lỗi hoặc lời giải thích (nếu cần thiết) : Đôi khi một lời xin lỗi chân thành hay một bức thư giải thích nhẹ nhàng sẽ làm mềm lòng bố mẹ vợ tương lai nếu như đã có hiểu lầm hay mâu thuẫn nào đó.
Đừng đi tay không: Khi ra mắt, dù quà có giá trị thế nào, điều quan trọng là không đến tay không. Điều này thể hiện sự tôn trọng cơ bản nhất trong giao tiếp.
Nhớ rằng, quan trọng nhất vẫn là sự chân thành và mong muốn hòa hợp. Món quà là cầu nối nhưng thái độ và hành động của bạn sau đó mới thực sự tạo nên sự khác biệt trong mối quan hệ với bố mẹ vợ tương lai.
Đã nhiều lần chồng tôi chỉ dùng lời nói cũng khiến cả nhà vợ tổn thương
Mẹ tôi thở dài, bà thương tôi nhưng không biết phải đối đãi làm sao với con rể.
Hồi mới yêu nhau, tôi đã biết anh có tính sĩ diện, nhưng lúc đó tôi nghĩ đàn ông ai chẳng có tính đó, cứ không động chạm tới là được. Song tôi không ngờ càng ngày càng thấy tính cách đó của anh có phần quá sức chịu đựng của tôi.
Chẳng hạn mẹ tôi mua cho bố chiếc áo sơ mi rất đẹp nhưng bị chật, chồng tôi gầy hơn bố, chắc chắn mặc vừa nhưng khi mẹ có ý cho con rể thì anh từ chối. Anh không nói thẳng câu chê bai nhưng anh bóng gió kiểu "không mặc đồ thừa" khiến mẹ tôi xấu hổ. Bố tôi nghe thế thì bảo mẹ vứt cái áo đi.
Về đến nhà, chồng còn nhếch môi hừ lạnh 1 cách coi thường và nói với tôi: "Em bảo mẹ đừng nghĩ anh dễ dãi, cho gì cũng lấy, thằng này không thiếu quần áo nhé. Mua mới cho anh, anh còn chưa chắc đã nhận huống chi là đồ người khác không mặc". Tôi giải thích đây không phải đồ cũ, áo còn nguyên mác, chỉ là bố thử không vừa, mẹ không muốn đi đổi thì mới cho anh. Anh không nhận thì thôi, còn nói bóng gió làm khó xử cả nhà.
Chuyện chỉ có vậy nhưng vào chồng tôi là như biến thành chuyện to tát lắm không bằng. Hay tháng trước, chị họ tôi cưới, chị mời gia đình tôi về ăn cưới từ chiều hôm trước, tức là sẽ ăn 2 ngày. Chị họ hơn tôi 1 tuổi, hồi nhỏ rất thân với nhau, con chú con bác vô cùng gần gũi. Nhưng chồng không cho, anh bảo ăn gì ăn lắm, ăn thế để người ta cười cho à. Thế là anh nhất quyết để bữa trưa hôm sau - đúng bữa chính mới về, và cũng về rất muộn còn hơn cả khách quý khiến ai cũng hỏi thăm sao giờ này mới thấy mặt. Tôi uất ức không biết giải thích ra sao, chẳng lẽ bảo chồng sợ ăn nhiều mọi người đánh giá nên không cho về sớm?
Tôi có nên tự hạ quyết tâm phản kháng 1 lần không? (Ảnh minh họa)
Đến buổi chiều, khi chúng tôi chuẩn bị ra về, mẹ tôi gói cho ít thức ăn mang theo để đỡ phải nấu cơm tối, thức ăn thừa từ đám cưới còn nhiều nên ai cũng có phần. Tôi vừa cầm túi đựng bên trong nào là thịt nướng, thịt gà, thịt bò xào... thì chồng tôi hất tay tôi. Anh cau mày nói: "Nhà thiếu đồ ăn hay thế nào mà lại định mang về? Không có cầm cái gì theo. Đồ ăn thừa mà cũng nhận".
Lúc đó tôi vừa xấu hổ vừa giận dữ nhưng vì xung quanh còn có họ hàng nên tôi không phản ứng lại. Mẹ tôi thở dài cầm lại túi thức ăn đi vào, không nói 1 lời với con rể. Rất nhiều chuyện xảy ra khiến càng ngày tôi càng mệt mỏi và chán chồng.
Mới đây còn xảy ra chuyện làm tôi suy nghĩ có nên ly thân 1 thời gian không. Ngày hôm qua, chồng tôi đi nhậu với bạn bè, say rượu nên bạn anh gọi tôi tới đón về. Quán nhậu cũng chỉ cách nhà tôi gần 1km, đi xe máy chút là được nên tôi định chở anh, thế mà trong cơn say, anh vẫn du đẩy tôi xuống xe, anh bảo: "Thằng này không ngồi sau đàn bà, tránh ra, tôi chở".
Tôi hết nói nổi, bạn bè cũng khuyên bảo nhưng anh không nghe. Kết quả, 1 người bạn của anh phải gọi taxi rồi bắt anh vào, nhưng anh lè nhè đòi xuống xe, thế là 2 người đẩy anh nằm sấp trên ghế sau và trả gấp đôi tiền taxi thì tài xế mới nhận ca này, tôi đi xe máy đuổi theo sau mà nước mắt cứ chảy. Giờ tôi muốn bỏ mặc chồng, về nhà bố mẹ đẻ ở 1 thời gian cho thanh thản nhưng với tính cách của chồng tôi, đi là anh cho đi luôn. Tôi có nên tự hạ quyết tâm phản kháng 1 lần không?
Chăm sóc cháu chồng 1 năm, tôi ức chế tột độ bởi câu nói của bố bé Thật không thể tin nổi, câu nói đó lại thốt ra từ miệng một người đàn ông có học thức, có vị thế trong xã hội. Vì bận rộn công việc, lại muốn con nhỏ có điều kiện sống gần gũi với thiên nhiên nên anh chồng đã gửi con trai 7 tuổi ở nhà tôi 1 năm nay. Lúc nghe lời nhờ...