Yên Khánh (Ninh Bình) nâng tỉ lệ phòng học kiên cố lên 98,2%
Phòng GD&ĐT Yên Khánh đã lên kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023. Đáng chú ý đã đề ra chỉ tiêu nâng phòng học kiên cố lên 98,2%.
Nhiều chỉ tiêu sẽ được giáo dục Yên Khánh thực hiện trong năm học mới.
Ngành GD&ĐT Yên Khánh đặt ra 6 chỉ tiêu trọng tâm năm học 2022-2023 gồm:
Duy trì và nâng cao chất lượng chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Phấn đấu xây dựng công nhận mới trường chuẩn quốc gia mức độ 2 với 1 trường mầm non, 1 trường Tiểu học; công nhận lại trường chuẩn quốc gia mức độ 2 gồm 2 trường THCS; 7 trường Tiểu học. Nâng tỷ lệ phòng học kiên cố lên 98,2%.
Phấn đấu tỉ lệ cán bộ, giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn đạt trên 39,5%.
Giữ vững và nâng cao kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh, phấn đấu tăng số lượng học sinh đoạt giải tại các Kỳ thi, Cuộc thi, Hội thi cấp Quốc gia.
Phấn đấu điểm bình quân 3 bài thi tuyển sinh vào THPT xếp thứ 3/8 đơn vị huyện, thành phố trong tỉnh trở lên.
Triển khai công tác bồi dưỡng các modul về Chương trình GDPT 2018 cho giáo viên đại trà đảm bảo tiến độ đề ra theo kế hoạch.
Hoàn thành xuất sắc các lĩnh vực công tác theo quy định của Sở GD&ĐT.
Video đang HOT
Để thực hiện các chỉ tiêu trọng tâm ngành đã đặt ra nhiệm vụ chủ yếu như:
Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn; triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS.
Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục.
Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Quan tâm làm tốt công tác quản lý nhà nước, tham mưu quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn. Thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Đồng thời đưa ra các giải pháp cơ bản: Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính; Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; nâng cao chất lượng thực thi công vụ.
Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; Tăng cường công tác kiểm tra, công tác quản lý chất lượng giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về GD&ĐT.
Thanh tra khối Sở GD: Thiếu người, thiếu cả kinh phí vì chưa có quy định cụ thể
Lực lượng thanh tra ngành giáo dục chủ yếu là giáo viên từ các trường nên am hiểu chuyên môn nhưng lại thiếu kiến thức pháp luật, tài chính.
Thanh tra nhiều việc nhưng thiếu người
Tại hội nghị "tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2021 - 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học mới khối các Sở Giáo dục và Đào tạo", Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tính đến tháng 8/2022, tổng số công chức Thanh tra các Sở Giáo dục và Đào tạo là 293 người (giảm 5 người so với năm học 2020-2021). Trong đó có 244/293 người được bổ nhiệm ngạch thanh tra.
Lực lượng thanh tra ở các Sở Giáo dục và Đào tạo đang gặp khó khăn về nhân sự cũng như những chính sách hỗ trợ tài chính. Ảnh: AN
Tuy nhiên, chỉ có 29 Sở Giáo dục và Đào tạo có số lượng công chức tương đối ổn định, cơ bản đảm bảo số lượng. Còn lại các 34 Sở khác chưa đảm bảo quy định về số lượng nhân sự, chỉ có từ 3-4 người.
Cá biệt Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng chỉ có 2 người. Lý giải về vấn đề này, ông Mai Tấn Linh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết:
"Từ năm học 2020-2021 đến nay là giai đoạn khó khăn nhất về nhân sự của Thanh tra Sở khi cả cơ quan Sở chỉ có 39 biên chế.
Bắt đầu từ tháng 7/2020, Thanh tra Sở chỉ còn 2 cán bộ công chức gồm một Chánh thanh tra và một thanh tra viên. Ngoài ra, còn có một giáo viên được mời từ trường trung học phổ thông đến để hỗ trợ các nhiệm vụ về thanh tra, kiểm tra".
Dù nhân sự ít ỏi như vậy nhưng ông Linh cho biết, khối lượng công việc khá nhiều. Ngoài các cuộc thanh tra theo kế hoạch thì thanh tra Sở còn phải thực hiện các cuộc thanh tra đột xuất, thanh tra các kỳ thi diễn ra trong năm.
"Thanh tra còn phải thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và các nhiệm vụ khác do giám đốc Sở giao. Trong điều kiện lực lượng thanh tra chuyên trách "mỏng" như thế thì đây thực sự là khó khăn mà chúng tôi rất mong muốn nhận được sự quan tâm, đánh giá đúng vị trí, vai trò của lực lượng thanh tra.
Từ đó, có những đề xuất với cơ quan có thẩm quyền nhằm tăng biên chế cho lực lượng Thanh tra", ông Linh nói.
Từ thực tế của Đà Nẵng, ngành giáo dục của nhiều địa phương trên cả nước cũng thừa nhận tình trạng thiếu biên chế ở Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo đã và đang gây khó khăn cho hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Theo đại diện Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình, nếu như trước đây, việc thanh tra các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thuộc phòng giáo dục và đào tạo nhưng giờ theo Nghị định 42/2013, Thông tư 39/2013 thì nay thuộc về Thanh tra Sở.
Đối tượng thanh tra chuyên ngành nhiều nên việc quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra còn hạn chế, không đủ lực lượng để quản lý toàn diện.
"Lực lượng công chức cơ quan thanh tra giảm do các quy định về biên chế, vị trí việc làm. Nếu như trước đây, cơ quan thanh tra chiếm khoảng 10% biên chế của Sở với khoảng 70 người.
Tuy nhiên, do số lượng biên chế giảm nên dành khoảng 5 người cho Thanh tra Sở khiến việc quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra hạn chế. Ngoài ra, một bộ phận công chức thanh tra chưa đáp ứng tốt một số vị trí việc làm.
Với số lượng công chức khoảng 5 người/Thanh tra Sở thì 1 công chức phải thực hiện một số vị trí việc làm khác nhau nên chất lượng, hiệu quả chưa cao", vị này cho hay.
Nhiều kiến nghị để nâng cao vai trò của Thanh tra Sở Giáo dục
Theo ông Nguyễn Đức Cường - Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, đội ngũ thanh tra hiện nay tuy có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục nhưng chưa được đào tạo chuyên sâu về pháp luật nên còn hạn chế, lúng túng trong việc thực thi nhiệm vụ.
"Việc cập nhật văn bản pháp luật về thanh tra, năng lực tự bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ thanh tra, cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo còn chế.
Công tác lập hồ sơ vụ việc, lập hồ sơ lưu trữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra, rút kinh nghiệm sau thanh tra, kiểm tra chưa được chú trọng", ông Cường nhận định.
Liên quan chính sách dành cho đội ngũ thanh tra giáo dục, ông Cường cho biết, hiện kinh phí và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.
"Mặc dù lực lượng nòng cốt tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra chủ yếu là cộng tác viên thanh tra sở giáo dục nhưng kinh phí chi trả cho lực lượng này chưa đảm bảo. Thông tư 69/2021 của Bộ Tài chính chưa quy định cụ thể về mức chi cho người làm công tác thanh tra, kiểm tra thi dẫn đến khó thực hiện và không thống nhất trên phạm vi toàn quốc".
Do đó, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính để sửa đổi Thông tư này nhằm có mức chi cụ thể cho những tham gia thanh tra, kiểm tra kỳ thi.
"Thanh tra viên không được hưởng chế độ phụ cấp thanh tra thi chi theo quy định của Thông tư 69 Bộ Tài chính vừa là thiệt thòi cũng vừa là áp lực tâm lý cho thanh tra chuyên trách", ông Mai Tấn Linh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng nói.
Nhiều trường đại học Y, Dược mong muốn tổ chức tuyển sinh riêng Tại hội nghị ngày 12/9 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các trường đại học y, dược bày tỏ mong muốn được tổ chức tuyển sinh riêng. Tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 khối giáo dục đại học, một số trường đại học y, dược đề xuất, bày tỏ mong...