Yên Bái: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt gần 98%
Yên Bái có 35 trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, tổng số thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020 là 7.090, đỗ tốt nghiệp 6.942, đạt 97,91%…
Tổ chức ôn thi cho học sinh trước khi thi. Ảnh: Thanh Chi.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Yên Bái, tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 có 7.090 em, trong đó có 3.596 thí sinh thuộc diện xét tốt nghiệp 2, diện xét tốt nghiệp 3 là 3.339 thí sinh.
Kết quả tốt nghiệp là 6.942 thí sinh, đạt 97,91%. Trong đó có 8 trường có số thí sinh tốt nghiệp 100%, như: Chuyên Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Huệ, Dân tộc nội trú THPT tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Dân tộc nội trú THPT Miền Tây, Chu Văn An, Trần Phú và THCS & THPT Nậm Púng.
Giải thích tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp năm 2020 đạt gần 98%, mặc dù thời gian nghỉ học do dịch Covid-19 khá dài, ông Lê Quốc Toản, Chánh VP Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Yên Bái, cho biết: Trong thời gian nghỉ do dịch Covi-19 thực hiện giãn cách xã hội, các trường khu vực thành phố, thị trấn tổ chức học trực tuyến, khu vực nông thôn, vùng cao nhà trường giao bài cho học sinh về nhà tự làm, đề Bộ Giáo dục – Đào tạo ra phù hợp với chương trình học, nên tỷ lệ thí sinh đỗ cao là phù hợp thực tế. Đây là số tốt nghiệp dự kiến, còn phải phúc tra theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo…
Đặc biệt trường THCS & THPT Nậm Púng thuộc huyện vùng cao, mọi năm tỷ lệ học sinh đạt không cao, năm nay đạt 100%, trong đó có 84/101 thí sinh thuộc diện 3; trường THPT Púng Luông ( huyện Mù Cang Chải) có 87 thí sinh dự thi, tốt nghiệp 86 trong đó có 82 thí sinh là người dân tộc thuộc diện 3 được xét tốt nghiệp.
Những học trò "thay đổi" thầy cô
Không có điện lưới, không sóng điện thoại, hoặc sóng yếu, đêm thắp đèn dầu... việc học từ xa đối với nhiều học sinh miền núi tưởng như không thể. Vậy mà chính các em đã truyền cảm hứng, "thay đổi" các thầy cô.
Nơi nào có sóng, nơi đó là phòng học
HS Giàng A Anh là người dân tộc Mông, ở bản Háng Tày xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải - Yên Bái, là học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương.
Em Giàng A Anh học từ xa dù không có điện lưới.
Video đang HOT
Anh cho biết, nơi Anh ở chưa có điện lưới, sóng điện thoại thì phải đi rất xa mới có được 1 vạch. Hằng ngày, đúng 8h sáng, Anh đến đúng chỗ có sóng theo hẹn với thầy cô. Buổi tối, muốn học bài, Anh phải sử dụng đèn dầu hoặc ngồi bên bếp lửa.
Câu chuyện của Giàng A Anh tưởng như rất xa lạ với học sinh thành phố, thì lại là quen thuộc với nhiều học sinh vùng dân tộc thiểu số.
Em Lường Thị Thắm, học sinh lớp D2K45 của Trường Dự bị đại học Dân tộc Trung ương chia sẻ, nghe tin nhà trường tổ chức việc học tập và giảng dạy bằng hình thức trực tuyến, em vừa mừng lại vừa lo lắng.
Mỗi ngày, Thắm leo đồi đến mỏm đá quen thuộc, nơi có thể bắt sóng ổn định để học.
Bởi vì, laptop thì ít bạn có; điện thoại cấu hình thấp; sóng 3G và wifi lại yếu. Có bạn phải chạy khắp nơi có sóng tốt để học; có bạn phải trèo lên những cành cây thật cao hay leo đồi thì mới có sóng để học.
Mỗi ngày Thắm phải leo đồi vài cây số đến với mỏm đá quen thuộc, nơi có thể bắt sóng ổn định để học cùng các bạn.
Trước khi học thì phải hoàn thành hết việc nhà. Có khi, giữa các ca học lại chạy về nhà nấu cơm.
Ngoài ra, hằng ngày Thắm có nhiệm vụ đi chăn bò cho bác và chăn luôn hai con bò của nhà mình.
Cũng giống như Thắm, em Hoàng Minh Đức, dân tộc Thái, Bản Là 1, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu cũng vừa chăn trâu vừa học bài.
"Đuổi bò lên núi xa để có thể bắt sóng ổn định rồi học luôn. Có lúc vừa phải cắt cỏ cho bò vừa tranh thủ học bài. Đôi khi mải nghe thầy cô giảng bài mà lưỡi liềm cắt cả vào tay. Rồi vừa đuổi bò trên đồi vừa học không nhìn đường mà vấp ngã đến xước cả tay chân", Thắm tâm sự.
Thế nhưng, với Thắm, đó vẫn là niềm vui, vì vẫn được học, đặc biệt là có sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô.
Em Sùng Seo Hà học từ xa trong điều kiện không điện lưới, không internet.
Em Sùng Seo Hòa (ở bản Huổi Moi, Nà Hỳ, Nậm Pồ). Nơi Hòa đang sống cũng không có điện lưới, không có mạng Internet, không có điện thoại smartphone, đến cả nạp pin điện thoại hay đèn pin để học bài cũng là điều khó khăn.
Hòa học qua các tài liệu được các thầy cô gửi qua mail, qua bưu điện và khi làm bài tập, bài kiểm tra em làm xong sẽ gửi lại qua bưu điện để thầy cô chấm.
Phòng học được dựng giữa rừng của em Lùng Thị Loan chỉ với vài tàu lá cọ.
Lớp học của em Lùng Thị Loan (lớp C2k45), dân tộc La Chí thông Già Nàng, xã Nhà Khương, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang chỉ là vài tàu lá cọ, được lợp "dã chiến" trên mấy chiếc cọc tre đóng vội. Bàn học cũng là miếng gỗ, gá tạm lên mấy chiếc cọc. Giữa núi rừng bao la, Loan kết nối với các thầy cô, không bỏ bài học nào.
Thầy cô được truyền cảm hứng từ trò
Trao đổi với PV KH&ĐS về việc học tập của các học trò, TS Nguyễn Tuấn Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị đại học Dân tộc Trung ương cho biết, Trường có đặc thù là 100% học sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Internet hay điện thoại thông minh là điều xa xỉ.
Trong khi đó, từ khi nghỉ Tết cho đến thời điểm này, học sinh cũng chưa quay trở lại trường. Sách vở, tài liệu, các em không mang về.
Khi dịch bệnh xảy ra, học sinh không thể quay trở lại trường học, nhà trường đã tiến hành khảo sát học sinh thành 3 nhóm đối tượng. Trong đó nhóm đối tượng thứ nhất là có thể tương tác được với được thầy cô qua mạng internet. Nhóm thứ hai là tương tác được nhưng lại bị động về thời gian, tức là các em phải đến những nơi có sóng thì mới tương tác được. Nhóm thứ ba là không thể tiếp cận được phương tiện để học.
Từ đó, Ban giám hiệu cùng các thầy, cô giáo đã họp bàn, quyết định tổ chức dạy học từ xa cho học sinh theo Tài liệu hướng dẫn tự học.
Một buổi sinh hoạt chuyên môn của các thầy cô giáo để thầy cô hiểu hơn khó khăn việc học từ xa của các em học sinh.
Các tài liệu này được thiết kế theo các modun với sự hỗ trợ của giáo viên dưới 3 hình thức: Giáo viên tương tác trực tuyến với học sinh theo thời khóa biểu; giáo viên tương tác trực tuyến với học sinh theo điều kiện kết nối mạng internet của học sinh; giáo viên tương tác với học sinh qua điện thoại sau khi tài liệu được gửi tới học sinh qua đường bưu điện.
Việc học tập của các em cũng được các thầy cô giáo hết sức tạo điều kiện. Cùng một lớp học, nhưng tạo lập ở rất nhiều ứng dụng, như zalo, facebook... Học trò nào vào được ứng dụng nào thì sử dụng ứng dụng đó. Ngoài ra, các ca học cũng chia làm hai ca sáng, chiều. Buổi sáng nếu không có mạng thì các em có thể vào ca chiều để học.
Và kết quả, 100% các em học sinh đều đã tiếp cận được với hình thức dạy học từ xa của trường. 100% HS đã trả bài đầy đủ và được công nhận kết quả học tập.
Đặc biệt, chính những hình ảnh, lá thư mà các học trò gửi về cho nhà trường, sự nỗ lực của các em đã chạm tới trái tim các thầy cô.
"Chính các em đã truyền cảm hứng cho các thầy cô chúng tôi. Trong hoàn cảnh gian khó như thế mà các em vẫn say sưa học tập, tiếp thu tri thức. Vậy thì ở thành phố, điều kiện tốt hơn nhiều, lẽ nào các thầy cô không cố gắng để đáp lại sự tin yêu của các em? Các em đã khiến các thầy cô phải nỗ lực nhiều hơn nữa", TS Tuấn Anh chia sẻ,
Và nỗ lực ấy cũng theo đúng tinh thần mà nhà trường theo đuổi, đó là: Thầy cô chủ động thay đổi, học trò sẵn sàng vượt khó. Theo TS Tuấn Anh, việc học từ xa không thể nào đạt hiệu quả như học bình thường trên lớp. Tuy nhiên, với sự cố gắng của cả thầy và trò, thì đây là một giải pháp tình thế trong khi dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường.
"Trường chúng tôi tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở trên mạng để giáo viên biết rằng học trò học qua mạng khó khăn như thế nào. Thậm chí, tôi còn đề nghị giáo viên thử cầm một điện thoại cấu hình thấp, đứng ở nơi sóng kém, để hiểu được hoàn cảnh của những học trò cần được đồng cảm và giúp đỡ ra sao... Nhà trường sẽ vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu không bỏ rơi bất cứ học sinh nào, dù điều kiện học tập của các em có khó khăn đến đâu", TS Nguyễn Tuấn Anh.
Mai Loan
Chăm lo học sinh vùng khó ở Yên Bái Yên Bái là tỉnh miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 56%, đời sống còn khó khăn, cho nên việc chăm lo học tập của con em có phần sao nhãng. Trước tình hình này, tỉnh Yên Bái tăng cường công tác vận động đưa trẻ ra lớp, thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, chính...