Yên Bái: Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng người Mông
Với mục tiêu xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong cộng đồng, năm 2018, UBND huyện Mù Cang Chải ( Yên Bái) đã xây dựng và triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng năm 2030.
Ở một địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần lớn, trong đó chủ yếu là đồng bào Mông như Mù Cang Chải, đây là một đề án có khó khăn song nhiều ý nghĩa.
Đề án phát triển văn hóa đọc hướng tới hình thành kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức cho người dân thông qua việc đọc
Từ năm học 2018 – 2019, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS Nậm Khắt đã quan tâm, đầu tư hơn đến việc phát triển và lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo học sinh.
Thầy Nông Đức Viễn – Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt chia sẻ: “Từ 1 thư viện đã cũ cả về cơ sở vật chất lẫn các đầu sách, nhà trường đã cải tạo 2 phòng học liền kề tạo thành 1 thư viện mới với diện tích 60m2. Thư viện mới này có phòng đọc riêng biệt, bên ngoài sẽ bắn thêm mái vòm, kê thêm một vài dãy bàn ghế phục vụ nhu cầu đọc sách ngoài trời cho học sinh. Nhà trường còn xây dựng thêm “thư viện xanh” bằng cách xây dựng 3 chòi đọc sách có gắn tủ sách ở sân trường, sẽ đưa vào hoạt động trong năm học này. Tất cả tạo nên một môi trường đọc sách thoải mái, tạo cảm hứng đọc”.
Ngoài ra, nhà trường còn đặc biệt quan tâm đến việc sưu tầm các đầu sách đa dạng về chủng loại để thu hút học sinh. Chỉ riêng năm học 2018 – 2019, nhà trường đã huy động các nguồn lực xin hỗ trợ được trên 600 đầu sách, nâng tổng số đầu sách toàn trường lên trên 7.000 đầu sách; trung bình mỗi tháng thu hút 200 lượt đọc và mượn sách.
Video đang HOT
Không chỉ Trường PTDTBT THCS Nậm Khắt, nhiều trường học trên địa bàn huyện cũng đã bắt đầu xây dựng, hình thành văn hóa đọc trong học sinh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng cấp học. Các câu lạc bộ về sách gắn với các hoạt động ngoại khóa được tổ chức như: đọc cá nhân, đọc theo nhóm, thi đọc nhiều sách, viết thư, viết bảng tin, sáng tác truyện, vẽ tranh, làm thẻ đánh dấu sách, ghép tên tác phẩm với hình minh họa, ghép tên tác giả với tác phẩm…
Năm học 2018 – 2019, 100% các đơn vị trường đã tổ chức “Ngày hội đọc sách” theo chủ đề phù hợp với điều kiện thực tế, thu hút 17.220 lượt học sinh, 1.070 lượt cán bộ, giáo viên tham gia. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên, học sinh mượn và đọc sách tại thư viện, các đơn vị trường còn tổ chức sắp xếp lại kho sách theo từng chủ đề, từng khối lớp một cách khoa học, xây dựng phòng đọc, lớp học, thư viện xanh, thư viện ngoài trời, thư viện lưu động…
Bên cạnh đó, phong trào thu gom sách với chủ đề “Góp một quyển sách để đọc được nhiều quyển sách” được đẩy mạnh, riêng năm 2018 đã đóng góp, bổ sung thêm 4.532 đầu sách.
Ông Trần Trung Kiên – Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cho biết: “Mục tiêu hướng tới của Đề án là 80% học sinh được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện; 40 – 45% người dân có kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời; 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh là 90%) có kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin thông qua việc đọc; số lượng người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 3.000 lượt/năm… Tuy nhiên, đến nay, Đề án mới chỉ tác động được đến các đơn vị nhà trường, các hoạt động chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của nhân dân và cộng đồng”.
Kích thích văn hóa đọc ở tầng lớp trí thức không khó nhưng phát triển và lan tỏa ở cộng đồng những người dân tỷ lệ dân trí thấp, mù chữ nhiều là việc không dễ dàng. Để hình thành và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, huyện Mù Cang Chải rất cần sự quan tâm hỗ trợ kinh phí tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất, các nguồn sách, trang thiết bị đảm bảo 100% các em học sinh có đủ sách giáo khoa để học; huyện cũng đề nghị Thư viện tỉnh tổ chức Ngày sách Việt Nam điểm ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa để lan tỏa tinh thần của ngày hội đến tất cả người dân cũng như thường xuyên bố trí luân chuyển các đầu sách.
Nguồn: baoyenbai.com.vn
Thư viện tư nhân:Số lượng chưa song hành với chất lượng
Trong quá trình phát triển văn hóa đọc, ngoài các sự kiện về hội sách, ngày sách hoặc các sự kiện liên quan đến sách... thì hệ thống thư viện, tủ sách cá nhân đóng góp một phần không nhỏ. Tuy nhiên bên cạnh sự gia tăng về số lượng thì chất lượng và hướng phát triển của nhiều thư viện tư nhân vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Đọc sách tại thư viện tư nhân tại xã Dương Liễu (Hà Nội).
Tín hiệu khởi sắc
Mới đây, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị tổng kết "Hoạt động thư viện tư nhân có phục cộng đồng" nhằm tìm hướng nâng cao văn hóa học.
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, hiện nay trên cả nước có 102 thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng. Trong đó, có 71 thư viện tư nhân hoạt động như thư viện công cộng, 13 thư viện tư nhân chuyên ngành, 18 thư viện thư nhân với hình thức của các thư viện do gia đình, dòng họ. Tính đến thời điểm hiện tại, số người sử dụng thường xuyên tại thư viên tư nhân lên tới hơn 500 nghìn người. Hàng năm, thư viện tư nhân nhận luân chuyển sách báo từ thư viện công cộng là hơn 26 nghìn bản.
Bà Vũ Dương Thúy Ngà- Vụ trưởng Vụ Thư viện cho biết, thư viện cơ sở đã trở thành quen thuộc với người dân tại nhiều địa phương, góp phần không nhỏ vào việc triển khai thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo. Tại một số thư viện tư nhân và thư viện cơ sở, các thư viện không chỉ đơn thuần phục vụ đọc sách báo mà còn trang bị cho người đọc, đặc biệt là các em học sinh kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh, thân ái, biết yêu thương chia sẻ. Nhiều thư viện cơ sở đã trở thành "cánh tay nối dài" của chính quyền xã, phổ biến kịp thời đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân... Phương thức hoạt động của thư viện tư nhân và thư viện cơ sở không ngừng được đổi mới. Số lượng thư viện có áp dụng công nghệ thông tin đã lên tới 0.026%, người dân đã có điều kiện tiếp cận với máy tính và internet tại thư viện; gần 20% số thư viện xã được trang bị máy tính. Tỷ lệ này tuy chưa cao nhưng cũng là bước phát triển vượt bậc so với trước năm 2009.
Tháo gỡ để phát triển
Thế nhưng, đồng hành với sự gia tăng về số lượng có một nghịch lý là phần lớn các thư viện tư nhân và không gian đọc đều hoạt động không đăng ký, xin phép vì nhiều lý do. Cùng với đó, do thiếu kinh phí, nguồn vốn bổ sung sách nên nhiều thư viện hoạt động thiếu hiệu quả, manh mún. Đơn cử như thư viện dòng họ Nguyễn Bá ở Cổ Đô (Ba Vì, Hà Nội) có gần 1000 đầu sách. Nguồn sách của thư viện chủ yếu là do con cháu trong dòng họ đóng góp và do Thư viện Ba Vì hỗ trợ luân chuyển định kỳ.
Thế nhưng, chính ông Nguyễn Đình Chiến- người trông coi thư viện, cũng thừa nhận: "Thư viện hoạt động ngay tại địa điểm nhà thờ họ nên khá rộng rãi, phù hợp cho việc giáo dục truyền thống hiếu học của dòng họ. Thế nhưng, do dòng họ còn nghèo nên kinh phí đóng góp cho việc bổ sung sách báo hạn hẹp. Chúng tôi mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ thường xuyên cho các thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng như dành một khoản kinh phí cố định hàng năm để bổ sung sách".
Ngoài ra, có một nghịch lý khác là nhiều thư viện tư nhân có vốn tài liệu rất quý, đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các đơn vị trong và ngoài địa phương, hoạt động hiệu quả và có hiệu ứng mạnh, lan tỏa trong cộng đồng nhưng lại không duy trì được lâu vì không có người kế cận. Vì thế, khi chủ nhân thư viện ốm, tuổi cao thì thư viện phải đóng cửa.
Có thể nói, nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế này là do sự đầu tư, hỗ trợ thư viện tư nhân và thư viện cơ sở hiện nay còn thấp so với yếu cầu thực tế. Nhận thức của các cấp chính quyền tại các địa phương về thư viện còn chưa đúng mức. Thêm vào đó, năng lực, tính chuyên nghiệp và tâm huyết của nhân viên thư viện tư nhân còn hạn chế. Nguyên nhân là chế độ đãi ngộ dành cho người làm công tác thư viện ở cơ sở còn nhiều bất cập. Một số địa phương còn chưa tạo điều kiện cho thư viện tư nhân làm thủ tục đăng ký và triển khai các hoạt động phục vụ.
Nhìn nhận về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Thạch- người sáng lập chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam cho rằng, thực trạng ít đọc sách của phần lớn người Việt là hậu quả tất yếu của một tiến trình dài thiếu sách và khuyến đọc không được quan tâm đúng mức. Sự lãng phí ấy trong hàng chục năm qua là con số vô cùng lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình khai mở dân trí. Để giải quyết vấn đề này thì Tủ sách trong cộng đồng dân cư là một giải pháp".
Cũng theo ông Thạch, Nhà nước cần nghiên cứu về cấu trúc cộng đồng tại các vùng miền để đưa ra khung chính sách hợp lý, vừa kích thích được các thành viên xã hội làm tủ sách, vừa dễ dàng hỗ trợ các hoạt động của các tủ sách trong các địa bàn dân cư. Cần áp dụng phương thức đơn giản nhưng hiệu quả. Qua thực tế quan sát hoạt động các Tủ sách dòng họ trong hơn 10 năm qua, số lượng bạn đọc chủ yếu là trẻ em. Nhưng mức độ quan tâm bổ sung sách của các thành viên dòng họ chưa nhiều. Số lượng người kiên trì quản lý tủ sách, phục vụ bạn đọc là rất hiếm. Những nơi có Tủ sách phụ huynh, Tủ sách lớp em thì Tủ sách dòng họ rất ít bạn đọc trong năm học, ngoại trừ trong mùa hè. Ngành giáo dục có hàng trăm nghìn thầy cô giáo ở nông thôn, Nhà nước cần khuyến khích thầy cô giáo làm tủ sách phục vụ học sinh...
Minh Quân
Theo daidoanket
Giới trẻ với sách: Những tín hiệu đáng mừng! Sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo ra sức ảnh hưởng lớn đối với giới trẻ, gồm cả mặt tiêu cực và tích cực. Có ý kiến cho rằng, một trong những ảnh hưởng tiêu cực dễ thấy nhất chính là xuất hiện tình trạng sa sút trong văn hóa đọc của một bộ phận...