Yên Bái gặp mặt giáo viên vùng đặc biệt khó khăn có thành tích xuất sắc
Chiều 18/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức gặp mặt, trao quyết định cho 46 giáo viên các huyện, các xã vùng đặc biệt khó khăn, có thành tích xuất sắc được chuyển công tác về thành phố và các huyện vùng thấp.
Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái Nguyễn Văn Trọng trao quyết định cho giáo viên vùng đặc biệt khó khăn được chuyển vùng.
Hiện nay, tỉnh Yên Bái có gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên đang công tác tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi, chiếm 45,7% số giáo viên trong toàn ngành giáo dục. Trong đó, đa số các thầy, cô giáo đều gắn bó với vùng cao từ 10 năm trở lên; nhiều người đã tình nguyện cống hiến và dành trọn những năm tháng tươi đẹp nhất của tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giáo dục ở vùng cao.
Vượt qua nhiều khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tinh thần, phải sống xa gia đình, bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán.., các thầy, cô vẫn bám lớp, bám trường; nhiều người đã xây dựng gia đình tại những vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh. Nỗ lực của các thầy, cô giáo không chỉ có ý nghĩa đối với học sinh dân tộc thiểu số, mà còn đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, góp phần vào sự phát triển bình đẳng, bền vững khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
Yên Bái là tỉnh đầu tiên của cả nước có chính sách đặc thù với giáo viên vùng đặc biệt khó khăn, là năm thứ hai tỉnh giải quyết nguyện vọng cá nhân của các giáo viên với số lượng khá lớn cùng một thời điểm, trong điều kiện biên chế ngành giáo dục và đào tạo còn nhiều khó khăn. Điều này thể hiện sự quan tâm, ghi nhận và tính nhân văn sâu sắc trong các chính sách đối với công chức, viên chức nói chung, với đội ngũ cán bộ giáo viên nói riêng.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn đề nghị, thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền các cấp và đặc biệt là ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương, triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua, góp phần xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”. Triển khai xây dựng có hiệu quả mô hình “Trường học hạnh phúc” trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái. Tiếp tục rà soát biên chế của ngành giáo dục và đào tạo, nhằm xem xét nguyện vọng của các thầy cô giáo đã có nhiều năm gắn bó với giáo dục vùng cao, đạt thành tích xuất sắc trong công tác để tiếp tục sắp xếp, điều động về công tác tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Video đang HOT
Bộ trưởng GD&ĐT nói về tăng lương giáo viên: "Có thực thì đạo mới vực được"
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh vấn đề tăng lương, nâng phụ cấp ưu đãi đặc biệt cho giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học phải được thực hiện một cách cấp bách.
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định việc thiếu giáo viên vẫn đang tiếp tục được các đại biểu quan tâm.
Theo các con số mà ngành giáo dục đã công bố trong mấy ngày vừa qua, tổng số các giáo viên thiếu tính từ nay đến năm 2026 là 107.000, chỉ tiêu được duyệt hơn 65.000 (từ nay đến năm 2026).
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn (Ảnh: Phạm Thắng).
"Ngành giáo dục rất cảm ơn Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, trong tình hình tinh giản biên chế mà vẫn bố trí cho ngành 65.000 chỉ tiêu. Đây cũng là một sự ưu ái rất lớn và vượt bậc. Tuy nhiên, con số 65.000 và con số 107.000, chúng tôi cũng muốn giải thích thêm, đây là cách tính", ông Sơn nói.
Bộ trưởng Sơn cho biết, con số 107.000 ngành giáo dục đang tính theo thực tế, tức là các vùng miền núi, ở các điểm trường xa có thể có các lớp học không theo chuẩn, số học sinh sẽ ít hơn chuẩn lớp. Có những lớp học chỉ 5-7 học sinh, thậm chí còn ít hơn nữa, nhưng phải duy trì các điểm trường để cho các học sinh đến học theo tinh thần "ở đâu có học trò thì ở đấy có giáo viên".
Một trong những khâu cần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên là rà soát, sắp xếp lại một lần nữa mạng lưới các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất ráo riết việc này. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo trong 2 năm qua và cũng đã thu được một kết quả cũng rất khả quan, dù vậy ông Sơn cho rằng ở mỗi một tỉnh, mỗi một địa phương, việc rà soát, sắp xếp vẫn còn khác nhau.
"Tinh thần là rà soát, sắp xếp nhưng cũng mong các địa phương trong quá trình rà soát, sắp xếp không máy móc, cứng nhắc và cũng không vì sắp xếp để giảm số điểm trường, trong đó vẫn phải lấy mục tiêu là các cháu có được điều kiện học tập tốt nhất, thuận tiện nhất và các giáo viên cũng đỡ vất vả nhất trong quá trình triển khai các công việc của mình", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong mỏi.
Về chỉ tiêu giáo viên từ nay đến năm 2026 có hơn 65.000, Bộ trưởng Sơn cho rằng hiện nay các tỉnh và thành phố nhiều nơi vẫn còn một lượng chỉ tiêu cũ chưa tuyển.
"Ví dụ như ở tỉnh Đắk Lắk có đại biểu Quốc hội phản ánh đang thiếu 1.700 giáo viên, nhưng con số của ngành giáo dục nắm được thì hiện nay tỉnh này vẫn còn 2.358 chỉ tiêu biên chế chưa tuyển và phân bổ của năm 2022 thêm 243 chỉ tiêu nữa.
Đắk Lắk tuyển hết được số này thì cũng giải quyết được khá cơ bản việc thiếu giáo viên. Cho nên một trong những giải pháp đó là cần phải khẩn trương vừa tuyển số cũ, vừa tích cực tuyển theo chỉ tiêu mới", ông nói.
Ông Sơn cho biết, lộ trình từ nay đến năm 2030 cần phải hoàn tất việc bồi dưỡng nâng chuẩn giáo viên. Nhiều địa phương đã đề xuất và Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn giao cho phía Bộ này nghiên cứu đề xuất có thể tạm tuyển số lượng giáo viên theo chuẩn cũ; đồng thời đẩy mạnh việc bồi dưỡng để đến năm 2030 số này có thể đạt chuẩn được.
"Đến thời điểm đó, nếu như các trường hợp này chưa đạt chuẩn thì có thể họ phải chấp nhận không tham gia đội ngũ. Đó cũng được xem như một giải pháp cho các nguồn tuyển", ông Sơn cho hay.
Để có được nguồn tuyển tốt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tính rất nhiều giải pháp như nâng cao năng lực của các trường đại học sư phạm, chỉ tiêu và đặc biệt là các ngành đào tạo cho các môn học mới để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.
Trong 2 năm qua, số học sinh vào học các trường đại học sư phạm đã tăng lên đáng kể. Dù vậy, quá trình triển khai Nghị định 116 về việc đặt hàng các trường đại học sư phạm để đào tạo giáo viên còn có một số vướng mắc, nhiều địa phương không dám đặt hàng với nhiều rất nhiều lý do khác nhau. "Chúng tôi đang tiến hành rà soát các nội dung liên quan đến Nghị định 116 để làm thế nào đó tốt nhất cho các địa phương có thể triển khai đặt hàng đào tạo giáo viên", Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo thông tin với đại biểu Quốc hội.
Về giải pháp ngăn tình trạng giáo viên nghỉ việc, chuyển việc, bỏ việc đang được dư luận và cử tri rất quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh sẽ tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, thể chế, chính sách có liên quan đến nhà giáo.
"Trong đó vấn đề tăng lương, vấn đề nâng phụ cấp ưu đãi đặc biệt cho giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học phải được thực hiện một cách cấp bách để giải quyết được đời sống cho giáo viên với tinh thần là có thực thì đạo mới vực được. Đấy là điều mà chúng tôi cũng đang đề xuất và kiến nghị", ông Sơn bày tỏ.
Đi liền với đó, sẽ cải thiện môi trường làm việc và hỗ trợ về mặt chuyên môn cho giáo viên.
"Đặc biệt, về phía nhà giáo, về phía xã hội, về phía phụ huynh, chúng tôi cũng mong rằng có được một sự chia sẻ, một sự đồng hành cả 2 phía. Nhà giáo cũng rất cố gắng, nhưng về phía xã hội, về phía phụ huynh cũng thực sự chia sẻ và sự chia sẻ này sẽ tốt cho con em của chúng ta", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tâm sự.
Yên Bái: Gương sáng giáo viên Bùi Thị Hiếu Trường THCS Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là ngôi trường đã tạo được nhiều dấu ấn, xứng đáng trong top đầu về chất lượng giáo dục của địa phương này. Cô giáo Bùi Thị Hiếu và học sinh trường THCS Yên Ninh, TP Yên Bái. Đó là sự công hiến hết mình của các thế hệ nhà giáo cho...