Yên Bái: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm nghèo
Giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Yên Bái đào tạo nghề cho 78.750 lao động nông thôn, đạt 126,4% so với kế hoạch, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho trên 18.000 lao động mỗi năm, chất lượng việc làm và thu nhập của người lao động được nâng lên.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái, đặc biệt ở khu vực nông thôn đã có bước cải thiện đáng kể, góp phần quan trọng nâng cao năng suất lao động, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Yên Bái đào tạo nghề cho 78.750 lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có đóng góp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn, góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 30% (năm 2010) lên đạt 63,2%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 31,5%. Giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh Yên Bái đào tạo nghề cho 59.730 người, đạt 123% so với kế hoạch, trong đó số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề đạt 29.265 người.
Video đang HOT
Giai đoạn 2016 – 2020, đào tạo nghề cho 78.750 lao động nông thôn, đạt 126,4% so với kế hoạch, trong đó số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề đạt 26.874. Dạy nghề đã có đóng góp quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho trên 18.000 lao động mỗi năm, chất lượng việc làm và thu nhập của người lao động được nâng lên.
Mỗi năm tỉnh Yên Bái đã chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật mới cho hàng ngàn lao động, đào tạo kỹ năng nghề để người lao động có cơ hội tìm được việc làm tại các doanh nghiệp hoặc tự tạo việc làm, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo của tỉnh, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 32,21% (năm 2015) xuống còn 7,04% (vào cuối năm 2020), đạt 125% so với đầu nhiệm kỳ, trong đó tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện 30a giảm bình quân 8,32%/năm, cao hơn so với mức bình quân chung của cả tỉnh (đạt 7,66%/năm), qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách về trình trạng nghèo giữa các khu vực, các dân tộc trong toàn tỉnh.
Cùng với đó, chất lượng nguồn nhân lực nông thôn được cải thiện đã có đóng góp quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 75 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, 01 huyện (huyện Trấn Yên) được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Cơ cấu lao động đã có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 81% (năm 2010) xuống còn 59,9% (ước thực hiện năm 2020).
Dạy nghề cho lao động nông thôn đã nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện chỉ số đào tạo lao động trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), theo đánh giá của các doanh nghiệp tham gia khảo sát PCI, chỉ số đào tạo lao động của tỉnh Yên Bái đã tăng từ 4,97 điểm, xếp thứ hạng 48 (năm 2010) lên 6,65 điểm, xếp thứ hạng 35 (năm 2019), tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng về chất lượng lao động trên địa bàn tỉnh tăng từ 71% (năm 2010) lên 91% (năm 2019), qua đó góp phần tích cực cải thiện thứ bậc cạnh tranh của tỉnh Yên Bái, giúp cho tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Dạy nghề cho lao động nông thôn đã nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Để đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ lao động, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên địa bàn, tỉnh Yên Bái xác định phải tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó đặc biệt ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, qua đó giúp cho doanh nghiệp, các ngành tuyển dụng được nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng nhu cầu sử dụng, giúp cho người lao động tìm kiếm được việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao năng suất lao động và ổn định thu nhập.
Theo kế hoạch, giai đoạn năm 2021- 2025, toàn tỉnh Yên Bái tuyển mới, đào tạo cho 90.000 người, trong đó có 75.000 lao động nông thôn tham gia học nghề; hỗ trợ đào tạo nghề cho khoảng 20.000 lao động nông thôn trình ở độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng (bình quân 4.000 người/năm), trong đó đào tạo nghề nông nghiệp chiếm từ 55 – 60%, đào tạo nghề phi nông nghiệp chiếm từ 40 – 45%. Phấn đấu có trên 85% lao động nông thôn sau khi học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng với năng suất, thu nhập cao hơn trước.
Tập trung đào tạo đối với lao động làm nông nghiệp ở các vùng sản xuất hàng hóa thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; lao động làm việc trong các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với nông dân; lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, phụ nữ. Các ngành nghề đào tạo để phát triển công nghiệp phụ trợ, đào tạo theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp, làng nghề; đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào làm việc tại khu công nghiệp và các dự án đầu tư.
Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giai đoạn 2021- 2025, hỗ trợ đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho khoảng 20.000 lao động nông thôn (bình quân 4.000 lao động/năm), trong đó người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 12.000 người (chiếm khoảng 60%); người khuyết tật chiếm khoảng 1.000 người (chiếm 5%); người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo chiếm khoảng 4.000 người (chiếm 20%); lao động nữ chiếm khoảng 1.000 người (chiếm 50%); người thuộc hộ bị thu hồi đất, người thuộc diện được hỗ trợ chính sách người có công với cách mạng chiếm khoảng 2.000 người (chiếm 10%). Chia theo cơ cấu đào tạo, đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 6.000 – 8.000 người (chiếm 30 – 40%); đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm khoảng 12.000 – 14.000 người (chiếm 60 – 70%).
Sản xuất cà-phê theo hướng bền vững
Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà-phê lớn, trong đó đứng thứ nhất thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà-phê vối.
Hiện nay, cây cà-phê đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo việc làm cho hàng chục nghìn hộ dân.
Nông dân tham gia dự án liên kết sản xuất cà-phê bền vững tại huyện Đắk Đoa (Gia Lai).Ảnh: HÀ DUY
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay diện tích trồng cà-phê nước ta đạt khoảng 680 nghìn héc-ta, trong đó diện tích kinh doanh là hơn 632 nghìn héc-ta với sản lượng cà-phê nhân đạt hơn 1,7 triệu tấn/năm. Đến nay, sản phẩm cà-phê nước ta đã xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu 2020 đạt 2,7 tỷ USD. Những năm qua, cây cà-phê đã tạo việc làm và thu nhập cho hơn 600 nghìn hộ dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
Để phát triển bền vững cây cà-phê, vừa phát huy hết tiềm năng, lợi thế vừa nâng cao thu nhập cũng như bảo đảm sản phẩm cho xuất khẩu, nhiều địa phương đã và đang đẩy mạnh xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất cà-phê hàng hóa lớn, chất lượng cao. Ở những vùng trồng cà-phê, người dân đang thực hiện tốt việc xen canh các loại cây trồng như: hồ tiêu, điều, sầu riêng, bơ, hồng, mít, chôm chôm, mắc ca... mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo thống kê, diện tích trồng xen canh các loại cây trong vườn cà-phê trên địa bàn cả nước đạt hơn 160 nghìn héc-ta, nhiều nhất tại các tỉnh Đắk Lắk, Bình Phước, Đắk Nông và Gia Lai. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, hiện nay việc trồng xen trong vườn cà-phê đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập trên một đơn vị canh tác, giúp sản xuất mang tính bền vững. Qua đánh giá từ các mô hình cho thấy, việc trồng xen cây sầu riêng, bơ trong vườn cà-phê đã mang lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập tăng thêm khoảng 50 đến 300 triệu đồng/ha/năm. Còn tại tỉnh Lâm Đồng, trồng xen cây sầu riêng trong vườn cà-phê cũng đang mang lại hiệu quả kinh tế khoảng 311 triệu đồng/ha/năm; cây bơ lợi nhuận khoảng 146 triệu đồng/ha/năm; hồng ăn trái lợi nhuận khoảng 87 triệu đồng/ha/năm. Theo đánh giá, việc trồng xen các loại cây trồng khác trong vườn cà-phê tại tỉnh Đắk Nông cũng đang đem lại kết quả tốt, trong đó lợi nhuận thu được từ trồng xen sầu riêng, bơ đạt cao nhất, trung bình khoảng 220 triệu đến 250 triệu đồng/ha/năm do các mô hình này vừa đạt năng suất cao vừa có sự ổn định về giá và chi phí chăm sóc cũng thấp hơn; còn trồng xen cây điều lợi nhuận trung bình khoảng 100 triệu đồng/ha/năm, cây hồ tiêu lợi nhuận từ 94 đến 125 triệu đồng/ha/năm.
Tuy nhiên, việc sản xuất cà-phê ở nước ta cũng còn nhiều tồn tại khi diện tích cà-phê già cỗi chiếm từ 140 đến 160 nghìn héc-ta, phần lớn diện tích này nằm trong vùng quy hoạch cần được đẩy nhanh tái canh, ghép cải tạo. Hơn nữa, quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán khi có tới 84 đến 89% diện tích là của nông hộ, trong đó 63% có quy mô dưới 1 ha/hộ cho nên khó tiếp cận vốn và tiến bộ kỹ thuật. Ngoài ra, cơ cấu giống chưa hợp lý khi cà-phê vối chiếm tỷ lệ 92,9%, còn diện tích cà-phê giống mới chỉ chiếm 20%, cho nên năng suất thấp, chất lượng kém. Cùng với đó, sản xuất cà-phê chủ yếu chạy theo số lượng, chưa quan tâm nhiều đến chất lượng; việc áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, thu hoạch còn hạn chế; thiếu nghiên cứu về bảo quản, chế biến và tổ chức sản xuất, kinh doanh; mối liên kết giữa sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản chưa gắn kết và hình thành chuỗi, dẫn đến hiện tượng vừa thừa vừa thiếu, gây lãng phí...
Nhằm xây dựng ngành cà-phê Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững, tạo ra các sản phẩm đa dạng, có chất lượng phục vụ xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, thời gian tới, các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh thực hiện đề án phát triển sản phẩm quốc gia cà-phê Việt Nam chất lượng cao; khuyến khích việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong sản xuất và chế biến cà-phê; tổ chức sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh cà-phê, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh liên doanh, liên kết sản xuất giữa người trồng cà-phê với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm bảo đảm đầu ra ổn định; tiếp tục thực hiện việc tái canh cà-phê nhằm thay thế những vườn cây già cỗi bằng những giống mới có năng suất, chất lượng hơn; mở rộng diện tích trồng xen các loại cây trồng vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa có tác dụng che bóng, chắn gió cho vườn cà-phê.
Quảng Ninh: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tạo nền tảng vững chắc cho phát triển KT-XH Những giải pháp quyết liệt nhằm phát triển nguồn nhân lực đã đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo tỉnh Quảng Ninh tăng liên tục từ 63% năm 2015 lên 85% năm 2020. Dự kiến năm 2025 số lượng lao động cho các KKT, KCN trên địa bàn tỉnh là trên 132.000 người. Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn...