Yên Bái chủ động kiểm soát số ca mắc mới thủy đậu
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Yên Bái đã ghi nhận 140 ca mắc bệnh thủy đậu. Trước tình hình đó, ngành y tế tỉnh đã phối hợp với các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới.
Cán bộ Trạm Y tế xã Tân Thịnh phun khử trùng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tân Thịnh, thành phố Yên Bái.
Xuất hiện các ổ dịch trong trường học
Ngày 4/3, tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tân Thịnh, thành phố Yên Bái, một em học sinh lớp 3 đã bị sốt nhẹ, trên người xuất hiện các nốt phỏng ở bụng và lưng- triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu. Ngay sau đó, nhà trường đã mời cán bộ Trạm Y tế xã kiểm tra và xác định đây là ca mắc thủy đậu đầu tiên trong trường. Đến ngày 18/3, Trường đã ghi nhận 11 học sinh mắc thủy đậu, trong đó 8 em đã khỏi, 3 em đang điều trị tại nhà.
Cô Nguyễn Thị Thúy – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tân Thịnh cho hay: “Khi có ca mắc thủy đậu, nhà trường đã phối hợp với cán bộ Trạm Y tế xã tuyên truyền về phòng, chống bệnh thủy đậu cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh với những nội dung như: nguyên nhân gây bệnh, triệu trứng và dấu hiệu của bệnh, chăm sóc phòng bệnh… để mỗi người nâng cao hơn nữa ý thức phòng, chống bệnh”.
Cùng với tuyên truyền, hướng dẫn điều trị, Trạm Y tế xã cũng cấp phát Chloramin B cho trường học để vệ sinh phòng học, đồ dùng và đồ chơi, hướng dẫn nhà trường, phụ huynh thực hiện các biện pháp để phòng dịch bệnh lây lan và cách chăm sóc các em khi mắc bệnh.
Học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tân Thịnh được hướng dẫn rửa tay phòng các bệnh truyền nhiễm.
Cũng trong thời điểm này, tại Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình đã ghi nhận 18 ca mắc thủy đậu, Trường Tiểu học Đại Đồng, xã Đại Đồng ghi nhận 9 ca. 2 nhà trường đã kịp thời phối hợp với các trạm y tế địa phương thực hiện kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới.
“Ngay sau khi có các ca mắc bệnh thủy đậu xảy ra trên địa bàn, Khoa kiểm soát bệnh tật – HIV/AIDS, Trung tâm Y tế Yên Bình đã cử cán bộ giám sát trực tiếp, chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện các ổ dịch mới, theo dõi các ổ dịch cũ, tiến hành đồng loạt biện pháp phòng ngừa dịch trong các nhà trường” – bác sỹ Quách Gia Khánh, Trưởng Khoa kiểm soát bệnh tật – HIV/AIDS, Trung tâm Y tế huyện Yên Bình cho hay.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch thủy đậu
Là đơn vị chủ lực về y tế dự phòng, hằng năm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh và Sở Y tế các kế hoạch và các văn bản chỉ đạo phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và các dịch bệnh theo mùa, trong đó có bệnh thủy đậu … Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát và tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh theo kế hoạch đề ra; thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiên thông tin đại chúng của tỉnh, của ngành.
Ngay từ cuối tháng 2/2024, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn nhằm chủ động phòng ngừa, giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, trong đó có đảm bảo kiểm soát kịp thời, hiệu quả, bền vững các dịch bệnh truyền nhiễm, hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát; sẵn sàng ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh.
Video đang HOT
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và các dịch bệnh theo mùa của UBND tỉnh Yên Bái.
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 140 ca mắc bệnh thủy đậu. Trong đó, thành phố Yên Bái 50 ca, huyện Yên Bình 41 ca, Trấn Yên 11, Lục Yên 7, Văn Chấn 5 ca, thị xã Nghĩa Lộ 7; Văn Yên 11 và Mù Cang Chải 8 ca. Đã xuất hiện 4 ổ dịch tại trường học. Số ca mắc thủy đậu hiện không tăng so với những năm trước, nhưng đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong tại xã Nga Quán, huyện Trấn Yên với chẩn đoán thủy đậu/viêm phổi ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển)/suy đa tạng. Bệnh nhân là nữ, 42 tuổi.
Theo người nhà bệnh nhân, bệnh nhân có tiền sử bệnh phình mạch máu não cách đây 2-3 năm. Cách đây khoảng 2-3 tháng bệnh nhân hay bị mệt mỏi nhưng không đi khám bệnh. Ngày 25/2/2024, người bệnh xuất hiện rải rác những nốt phỏng nước, sốt thành từng cơn, đau họng, đau vùng cột sống thắt lưng nhưng vẫn đi làm bình thường. Đến ngày 28/2, bệnh nhân mệt mỏi tăng, gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái khám và điều trị, với chẩn đoán ban đầu là viêm họng cấp – tăng men gan, sau 3 ngày điều trị bệnh không thuyên giảm, chẩn đoán thủy đậu biến chứng có bội nhiễm và được chuyển Bệnh viện Bạch Mai điều trị và bệnh nhân đã tử vong ngày 6/3/2024.
Ngay sau khi ghi nhận ca tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tham mưu cho Sở Y tế ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tăng cường công tác phòng, chống bệnh thủy đậu, đồng thời thành lập đoàn kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các địa phương điều tra, xử lý các ổ dịch theo đúng quy định, nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh đầu tiên, không để lây lan, kéo dài, bùng phát thành dịch; đề xuất các giải pháp chỉ đạo kịp thời, phù hợp để khắc phục những tồn tại của địa phương trong công tác phòng chống dịch.
Cùng với đó, Trung tâm chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, trang thiết bị sẵn sàng đáp ứng các tình huống dịch bệnh; củng cố các đội cơ động chống dịch kịp thời hỗ trợ tuyến dưới điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch; thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định. Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông – giáo dục sức khỏe, chủ động phòng, chống lây nhiễm bệnh thủy đậu bằng nhiều hình thức và theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất
Ông Lại Mạnh Hùng – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái cho biết: “Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm nhóm B với biểu hiện điển hình là các nốt mụn nước phỏng rộp chứa dịch viêm xuất hiện trên da và niêm mạc toàn thân. Thủy đậu có thể lưu hành ở mọi nơi trên toàn cầu và xuất hiện ở mọi đối tượng, bất kể trẻ em hay người lớn. Tuy là bệnh lành tính nhưng thủy đậu có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm, phải nhập viện điều trị và nguy cơ có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh, tim mạch, vận động và da liễu nặng nề kéo dài sau khi khỏi bệnh”.
Vì vậy, với các ổ dịch thủy đậu tại trường học, theo y sỹ Hà Thị Mai Hương – Trưởng Trạm Y tế xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái: “Những trường hợp mắc bệnh cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày, từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng da, người bệnh cần tắm nước ấm, lau rửa thân thể nhẹ hàng, tránh làm vỡ bọng nước hay trầy xước da, thay quần áo hàng ngày. Người bệnh thủy đậu nên lựa chọn những bộ trang phục rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để tránh cọ xát làm vỡ những vết mụn nước khiến dịch lây lan ra những vùng da xung quanh.
Bên cạnh đó, người bệnh cần vệ sinh mắt mũi, răng miệng nhẹ nhàng hàng ngày từ 2-3 lần bằng nước muối sinh lý vì thủy đậu có thể mọc trong miệng, nếu không vệ sinh có thể gây bội nhiễm.
Đặc biệt, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám nếu có các biểu hiện ho nhiều, khó thở, mệt mỏi, li bì”.
Cùng nhấn mạnh những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lại Mạnh Hùng cũng khuyến cáo, để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, người dân cần thực hiện một số biện pháp: tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi; hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng, tránh lây lan; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý; thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng đối với người bệnh thủy đậu. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, mau hồi phục, ngược lại có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
Cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ nhanh khỏi
Thời tiết đang giao mùa, độ ẩm không khí cao sẽ là môi trường thuận lợi cho bệnh thủy đậu bùng phát và lây lan.
Mới đây, Yên Bái đã ghi nhận 1 trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh?
Chăm sóc và phòng bệnh thủy đậu
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu tốt nhất là tiêm vaccine, tiêm một liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 1 - 12 tuổi. Đối tượng từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 - 10 tuần. Khi tiêm chủng cần chú ý những điều sau:
Việc tiêm phòng thủy đậu không chỉ cần tiến hành với trẻ em, là đối tượng chính của bệnh này, mà còn ở cả người lớn. Vì người lớn khi mắc bệnh cũng gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn nặng hơn cả trẻ nhỏ, vì thế chích ngừa là hoàn toàn cần thiết. Phụ nữ trước khi có ý định mang thai từ 2 - 3 tháng cần đi tiêm vaccine để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.
Không tiêm vaccine thủy đậu khi đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, người mẫn cảm với các thành phần của vaccine, người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh, phụ nữ đang mang thai.
Khi dịch bệnh có mặt ở khắp nơi thì cách ly với nguồn bệnh là một biện pháp an toàn, điều này sẽ giúp ngăn chặn lây lan. Không nên đưa trẻ đến những nơi có nguồn bệnh hoặc nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện. Không nên đến những chỗ đông người như bến xe, bến tàu, sân bay...
Trong trường hợp bắt buộc phải đến những nơi kể trên thì cần đeo khẩu trang y tế, vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó.
Ngoài ra, cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng, vệ sinh cơ thể, giữ tay sạch sẽ, để tránh nguồn lây bệnh.
Cha mẹ cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch. Ưu điểm nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80 - 90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, khoảng 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt và thường là không bị biến chứng.
Thời gian ủ bệnh của thủy đậu là từ 1 - 2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thủy đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu trong vòng 3 ngày có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu.
Thủy đậu là bệnh do virus Varicella - Zoste gây ra.
Cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ nhanh khỏi
Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, cần làm những việc sau để giúp trẻ nhanh khỏi:
- Đưa trẻ đi khám bác sĩ: Khi trẻ có các biểu hiện của thủy đậu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt cao), kháng sinh (để chống bội nhiễm) và thuốc bôi ngoài da. Việc dùng thuốc gì phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại; các mụn thủy đậu bị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
- Cách ly trẻ: Nếu trẻ mắc bệnh thủy đậu cần cách ly trẻ với những người khác. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng... phải dùng riêng.
- Vệ sinh chăm sóc trẻ : Rửa tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay để tránh cào gãi vào các nốt thủy đậu.
- Giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.
- Dinh dưỡng cho trẻ: Cần chú ý khẩu phần ăn hàng ngày nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối...
Những sai lầm chăm sóc trẻ mắc bệnh thủy đậu
- Kiêng tắm, kiêng ăn: Làm như vậy trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng do da ẩm ướt không sạch. Kiêng ăn sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng, làm giảm sức đề kháng, khó lành bệnh.
- Không nên kiêng gió, trùm kín trẻ bị mắc bệnh. Nhiều người cho rằng cần kiêng gió, trùm kín, nhưng điều này là sai lầm, vì nếu trùm kín sẽ gây đổ mồ hôi, ngứa, vỡ bỏng nước, dễ nhiễm trùng vết rạ, nhiễm trùng da, để lại sẹo...
- Tắm hay uống nước gốc rạ: Nhiều người thấy trẻ mắc bệnh thủy đậu thì cho trẻ tắm, uống nước gốc rạ với mong muốn nhanh hết bệnh. Đây là quan niệm sai lầm, không có giá trị chữa bệnh, có thể gây nhiễm trùng thêm hay ngộ độc hóa chất nông nghiệp có trong gốc rạ.
Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
- Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm từ 7 - 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt vệ sinh riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
- Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
Dịch tay chân miệng 'trở lại': Tăng cường nhận biết dấu hiệu Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước liên tục ghi nhận các ca mắc tay chân miệng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh cần tăng cường nhận biết các dấu hiệu của bệnh để có thể phòng tránh. Thời tiết "có lợi" cho dịch bùng phát Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội...