Yên Bái ban hành bộ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa mới
Sách giáo khoa (SGK) được chọn để giảng dạy trong các cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ năm học 2020-2021 phải phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương và điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở GDPT trên địa bàn tỉnh.
Bộ tiêu chí lựa chọn SGK vừa được tỉnh Yên Bái ban hành gồm 2 tiêu chí, 13 tiêu chuẩn.
UBND tỉnh Yên Bái vừa có quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 13/3/2020 ban hành Bộ tiêu chí lựa chọn SGK trong các cơ sở GDPT trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ năm học 2020-2021.
Cũng tại quyết định này, tỉnh Yên Bái đã giao cho Sở GD&ĐT hằng năm có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở GDPT trên địa bàn tỉnh lựa chọn SGK phục vụ năm học mới đúng quy định.
Bộ tiêu chí lựa chọn SGK của tỉnh Yên Bái ban hành theo quyết định này gồm 2 tiêu chí, 13 tiêu chuẩn. Cụ thể:
SGK phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương
Nội dung SGK đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của đia phương và cộng đồng dân cư. Kênh chữ và kênh hình minh họa được thiết kế phù hợp vùng miền.
Video đang HOT
Nội dung SGK phù hợp với khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục, giúp giáo viên giảng dạy tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn của địa phương.
Giáo viên Trường Tiểu học Phúc Sơn (Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) nghiên cứu các bộ SGK mẫu.
Hê thông câu hỏi, bai tâp và ngữ liệu trong SGK được thiết kế linh hoạt, có khả năng ứng dụng vào điều kiện thực tiễn cua đia phương, giup hoc sinh ôn tâp, cung cô va phat triên phâm chât, năng lưc.
SGK tich hơp nội dung giao duc nghề nghiệp; giáo dục địa phương; bao vê môi trương; giáo dục giới tính; phong, chông xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; phong, chông thiên tai, ưng pho vơi biên đôi khi hâu; an toan giao thông; giao duc cách tiếp cận liên môn; rèn luyện ý thức tự học và học tập suốt đời.
SGK có giá hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.
SGK phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở GDPT trên địa bàn tỉnh
Câu truc sach, bai hoc ro rang, cu thê, dê phân biêt cac phân băng logo của phần mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, củng cố, đánh giá. Thê hiên rõ các mạch nội dung, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở GDPT xây dựng kế hoạch giáo dục va bô tri thơi khoa biêu trong nha trương phù hợp với cơ sở vật chất và năng lực học sinh.
SGK được trình bày cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, hấp dẫn đối với học sinh tiểu học.
Nôi dung SGK phân chia theo cac mach chu đê, bài học; thê hiên đây đu phâm chât, năng lưc chung va năng lưc đăc thu cua môn hoc theo Thông tư sô 32/2018/TT-BGDĐT ngay 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với khả năng nhận thức và tâm lý học sinh, phù hợp với năng lực chung của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương.
Cấu trúc, nội dung bài học trong SGK có tính mở tạo cơ hội để nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục để bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên lựa chọn phương án, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tích cực.
Nội dung SGK tạo điều kiện để nhà trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Nội dung các bài học thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy sáng tạo, độc lập; hệ thống bài tập gắn lý thuyết với thực hành nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển năng lực, phẩm chất, vận dụng kiến thức thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi bài học.
Cac hoat đông hoc tâp trong sach co hương dân, gơi y hoc sinh chuân bi va đanh gia kêt qua. Co cac hoat đông phân hoa hoc sinh theo năng lưc đam bao tinh dân chu trong tiêp cân cac bai hoc. Tao cơ hôi binh đăng cho tât ca cac hoc sinh co thê phat triên va tư duy sang tao.
Đông bô vơi SGK là các sách bổ trợ, hệ thống học liệu điện tử hô trơ trực tuyến để giao viên, can bô quan lý sư dung cac thiêt bi, tai nguyên, tranh anh phu hơp vơi danh muc thiêt bi day hoc tôi thiêu; có các video bài dạy minh họa, hình ảnh trình chiếu đê giao viên, phu huynh, hoc sinh tham khao.
Bá Hải (giaoducthoidai.vn)
Lựa chọn sách giáo khoa phù hợp
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) vừa ban hành thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông, có hiệu lực từ ngày 15-3 tới.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các địa phương, các trường lựa chọn SGK chuẩn bị áp dụng chương trình mới vào dạy học bắt đầu từ lớp 1 năm học 2020 - 2021.
Ảnh minh họa
Theo quy định của thông tư, tiêu chí lựa chọn SGK phải phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội địa phương; phù hợp điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Đáng chú ý, mỗi cơ sở giáo dục phổ thông thành lập một hội đồng lựa chọn SGK (trường phổ thông nhiều cấp học thì mỗi cấp học thành lập một hội đồng). Quá trình lựa chọn, các tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận, đánh giá SGK, sau đó giáo viên bỏ phiếu kín lựa chọn một đầu SGK cho mỗi môn học để báo cáo hội đồng. Hội đồng họp thảo luận, đánh giá và bỏ phiếu kín để lựa chọn. SGK được lựa chọn phải bảo đảm hơn một phần hai số thành viên đồng ý; trong trường hợp không có đủ số phiếu theo quy định thì thảo luận và bỏ phiếu lại, nếu vẫn không đủ thì SGK nào có số phiếu cao nhất sẽ được lựa chọn. Trên cơ sở đề xuất của hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định chọn danh mục SGK để sử dụng; công bố công khai danh mục SGK sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất bốn tháng.
Việc Bộ GD và ĐT ban hành thông tư hướng dẫn chọn SGK sẽ giúp các địa phương, cơ sở giáo dục có các căn cứ để triển khai khi chỉ còn khoảng hơn 5 tháng nữa, học sinh sẽ tựu trường năm học mới. Tuy nhiên, lựa chọn SGK nào để đưa vào dạy học vẫn còn nhiều nỗi lo. Bởi hiện nay, các nhà xuất bản có SGK được phê duyệt vẫn chủ yếu giới thiệu bản mẫu để "quảng bá sản phẩm". Vì vậy, phần lớn các trường đều chưa có đủ các SGK để cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận, đánh giá, so sánh. Đáng chú ý, SGK cụ thể hóa chương trình giáo dục phổ thông cho nên để xác định SGK có phù hợp hay không, giáo viên cần được dạy thử trong thực tiễn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, giáo viên chỉ được đọc, thảo luận rồi đánh giá, nhận xét SGK thì sẽ rất khó để lựa chọn một cách chuẩn xác. Bộ GD và ĐT cũng quy định các tỉnh, thành phố đưa ra tiêu chí cụ thể chọn SGK, trong khi các SGK được tổ chức thẩm định theo các tiêu chí chung, không có SGK nào viết riêng cho các vùng miền là điều bất hợp lý. Đáng chú ý, dư luận lo ngại, việc giao cho các trường, địa phương tự lựa chọn SGK sẽ tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực trong quá trình lựa chọn. Nhất là tình trạng "vận động hành lang" của đơn vị có sách hoặc việc "gửi gắm", gợi ý, định hướng của cơ quan, cán bộ quản lý... với các giáo viên, nhà trường có thể xảy ra.
Để lựa chọn SGK mới, nhất là đối với SGK lớp 1 dùng từ năm học 2020 - 2021 được minh bạch, đúng với tiêu chí, yêu cầu đề ra; Bộ GD và ĐT cần công khai hồ sơ thẩm định SGK để các trường có thêm căn cứ lựa chọn. Tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương, các nhà xuất bản thực hiện tốt các khâu lựa chọn SGK lớp 1. Đối với các cơ sở giáo dục cần công khai giải thích với phụ huynh, học sinh lý do lựa chọn từng SGK. Mặt khác, khi cơ sở giáo dục lựa chọn SGK cần có cơ chế để tăng sự giám sát của phụ huynh học sinh. Hơn nữa, để thật sự lựa chọn được SGK tốt, phù hợp nhất cho việc dạy và học còn cần đến cái tâm của mỗi cán bộ quản lý giáo dục, thầy giáo, cô giáo để có sự lựa chọn công tâm, vì học sinh; tránh bị tác động của những yếu tố tiêu cực trong quá trình lựa chọn sách.
GIANG SƠN
Theo nhandan
Chọn sách giáo khoa lớp 1: Nghiên cứu, cân nhắc kỹ Trong thời gian nghỉ vì dịch bệnh Covid-19 các thầy cô cốt cán đã họp, nghiên cứu để lựa chọn được đầu sách phù hợp trong 5 bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới. Theo đó, các địa phương lựa chọn SGK trong danh mục mà Bộ GD-ĐT phê duyệt, mỗi môn học chọn 1 đầu SGK, việc lựa chọn phải công...