Ý tưởng thiết bị lưu trữ bỏ túi dạng sticky note với dung lượng lên tới 32GB
Dựa trên kỹ thuật lưu trữ bằng các tấm graphene được giới thiệu từ 2008, dòng sản phẩm này hứa hẹn thay thế hoàn toàn các USB flash hiện nay cả về dung lượng, hiệu năng lẫn tính tiện dụng.
Như một trong những giám khảo của cuộc thi DARPA robotics challenge gần đây mới phát biểu: “Các ý tưởng đột phá nhất luôn đến từ những cá nhân hay tập thể nhỏ bé nhưng đầy hoài bão chứ không phải từ những gã khổng lồ mạnh mẽ nhưng trì trệ”. Qủa thực chỉ có tại những nơi nhưKickstarter, nơi mà các startup tụ hội ta mới có thể dễ dàng tìm thấy những sản phẩm ấn tượng mới nhất, và dataSTICKIES chính là một trong số đó. Mẫu thiết kế thiết bị lưu trữ làm từ các tấm graphene của startup này mang trong mình tham vọng thay thế hoàn toàn các USB flash hiện nay, với lợi thế không chỉ nằm ở dung lượng vượt trội mà còn có khả năng cho phép người dung tách rời các tấm phim graphene để sử dụng như các mảnh ghi chú.
Tuy mới chỉ ở trong giai đoạn thiết kế concept, nhưng ý tưởng cho sản phẩm này của DataSTICKIES thực sự có khả năng thay đổi hoàn toàn cách nghĩ của chúng ta về các sản phẩm lưu trữ bỏ túi. Việc kết nối các “USB” đời mới này với máy tính sẽ được thực hiện qua một dạng phương tiện kết nối riêng của công ty mang tên Optical Data Transfer Surface (ODTS) ( tạm dịch : bề mặt truyền dẫn dữ liệu bằng quang học).
“Người dùng sản phẩm của DataSTICKIES có thể tưởng tượng mình đang lưu trữ dữ liệu số trong một bộ các tấm sticky notes”. Công ty này giới thiệu trên website của minh. “Mỗi một tấm DataSTICKIES trong đó đều có thể được tách ra dễ dàng bằng tay và gắn bất cứ đâu phù hợp với bề mặt ODTS.
Cấu tạo của mỗi tấm DataSTICKIES gồm một lớp lưu trữ graphene, các lớp bảo vệ và lớp ODTS
Trên mỗi tấm DataSTICKIES, một lớp ODTS nhỏ sẽ được tích hợp sẵn ở phần đầu – cho phép người dùng đính tấm lưu trữ này lên các bề mặt như màn hình desktop hay smartphone, tablet đạt chuẩn ODTS. Dữ liệu sau đó sẽ được truyền dưới dạng tín hiệu không dây giữa tấm lưu trữ và thiết bị của người dùng bằng cách sử dụng giao thức cũng mang tên ODTS. Đặc biệt hơn nữa, trong quá trình dữ liệu đang được luân chuyển, các tấm DataSTICKIES này sẽ sang lên để thông báo trạng thái hoạt động
Dựa trên các hình quảng cáo, ta có thể thấy mỗi tấm DataSTICKIES sẽ có kích thước xấp xỉ từ 4GB đến 32GB. Với những ai không thích thao tác “bóc tach” hay đơn giản là sợ đánh mất các tấm lưu trữ mỏng manh này, các mẫu USB flash siêu mỏng cũng có thể được chế tạo bằng cách sử dụng một lớp graphene duy nhất.
Graphene là loại vật liệu mới, được các nhà khoa học tạo ra chỉ trong một vài thập kỉ gần đây. Được tạo thành từ các nguyên tử carbon liên kết dưới dạng tinh thể hình tổ ong/lưới mắt cáo. Cấu trúc này khiến các tấm graphene không chỉ có độ mỏng bậc nhất và còn có độ bền cũng ít vật liệu nào sánh nổi, loại bỏ nghi ngại của người dùng về khả năng hỏng hóc của các tấm lưu trữ này.
Đáp lại những nghi ngại về tính khả thi của việc tạo ra các tấm lưu trữ dữ liệu từ graphene, starup này dẫn lại thông tin về một nghiên cứu đã có từ vài năm trước của đại học Rice. Vào tận những năm 2008, các nhà nghiên cứu của trường đại học này đã công bố kỹ thuật tạo ra các tấm lưu trữ graphene có độ dày chỉ… 10 nguyên tử (10 lớp lưới xếp chồng). Ứng dụng kỹ thuật này, người ta có thể tạo ra các thiết bị lưu trữ với dung lượng lớn gấp nhiều lần hiện nay, mà còn có khả năng chịu được nhiệt lên tới 200 độ C, thậm chí là cả phóng xạ. Vào thời điểm đó, một số nhà nghiên cứu dự đoán thời điểm các kỹ thuật này được ứng dụng trong sản xuất, chúng sẽ sớm có khả năng thay thế ngay cả các kỹ thuật lưu trữ bằng bộ nhớ NAND flash. Ngoài việc có dung lượng lưu trữ tốt hơn và khuôn dạng nhỏ, bền, linh hoạt hơn, hiệu năng của các tấm này cũng được cho biết là vượt qua cả bộ nhớ flash floating-gate hay charge-trap.
Video đang HOT
DataSTICKIES cũng nêu trên website của mình về ý tưởng tạo ra các tấm lưu trữ với màu sắc đa dạng, hỗ trợ thêm cho người dùng trong thao tác phân loại dữ liệu. “Thậm chí sau đó ta vẫn có thể gắn lại chúng vào thành một bộ duy nhất để tăng dung lượng hoặc đơn giản là để vận chuyển thuận tiện hơn.”
Theo VNE
9 công nghệ "tuyệt đỉnh" có thể bạn chưa biết
Lọc nước biển thành nước ngọt, lưu trữ thông tin trong DNA của bản thân... những công nghệ này sẽ giúp cải thiện cuộc sống con người trong tương lai.
Biến nước biến thành nước ngọt, chứa dữ liệu trong chính DNA của mình, sơn biến bất cứ cứ vật thể nào thành một nguồn năng lượng... Nghe có vẻ như những công nghệ này chỉ có thể xuất hiện trong các bộ phim viễn tưởng nào đó, thế nhưng, không ít trong số chúng đã đạt đến giai đoạn nghiên cứu cuối cùng và sẵn sàng có mặt trên thị trường đại trà.
1. Sợi nano lọc nước biển thành nước uống
Có thể bạn chưa biết, nước chiếm đến 3/4 diện tích Địa cầu thế nhưng chỉ có khoảng 2,5% trong số đó là nước có thể sử dụng được trong sinh hoạt của con người. Lượng nước hạn chế cùng với đó là tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang đặt vấn đề cung cấp nước sạch cho con người lên hàng cấp thiết.
Trong tương lai, sợi nano có thể sẽ là giải pháp cực kì hiệu quả trong việc giải quyết thách thức này. Theo đó, sợi nano về cơ bản là một chất liệu xơ có kích thước vô cùng mỏng (nhỏ hơn 100 nanomet). Nó có thể hoạt động hiệu quả như một công cụ lọc muối trong nước bởi các hạt muối tồn tại trong nước quá to để có thể vượt qua được các lỗ nhỏ trong sợi nano.
Đáng tiếc, hiện nay, phương pháp lọc nước này vẫn còn quá đắt đỏ để có thể áp dụng trên quy mô lớn.
2. Chip vi tính trị ung thư có thể sống trong máu người bệnh
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang phát triển một con chip công nghệ vi lỏng được bọc trong một sợi DNA. Sợi DNA này sẽ có tác dụng hấp thụ các tế bào ung thư trong cơ thể con người để trị bệnh triệt để. Nếu dự án này thành công, đây sẽ là một tin vui cho các bệnh nhân của căn bệnh ung thư hiện vẫn đang làm đau đầu giới y học.
3. Siêu tụ điện graphene - Bước tiến đến những chiếc xe điện trong mơ
Đã bao giờ bạn mơ ước sẽ sở hữu một chiếc xe hơi có thể đi liên tục hàng trăm cây số và chỉ mất một phút để sạc đầy pin? Trong tương lai không xa, công nghệ siêu tụ điện graphene sẽ biến điều này thành sự thực. Theo đó, một siêu tụ điện có thể không có khả năng giữ năng lượng vượt trội hơn pin truyền thống nhưng tốc độ sạc của nó thì nhanh hơn gấp nhiều lần bởi bản thân chứa nhiều electron có điện tích hơn.
Được biết, siêu tụ điện graphene không phải là một phương pháp quá đắt đỏ để tiến hành áp dụng trên quy mô lớn và với tiềm năng lưu trữ năng lượng bền bỉ cho một phạm vi rộng các thiết bị từ điện thoại, laptop cho đến những chiếc xe hơi, đây sẽ là công nghệ vô cùng triển vọng trong tương lai gần.
4. Lưu trữ dữ liệu trong DNA
Mới đây, nhà khoa học Gautim Naik đã chia sẻ trên tờ Wall Street Journal về nghiên cứu lưu trữ dữ liệu trong DNA của con người. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành mã hóa một số tài liệu, hình ảnh vào trong DNA và sau đó có thể khôi phục lại chúng với độ chính xác lên tới 99,9 %.
Như vậy, sau phương thức lưu trữ điện toán đám mây để tiết kiệm bộ nhớ vật lý trên máy tính, có lẽ chúng ta nên bắt đầu làm quen với việc trong tương lai con người có thể mã hóa và trao đổi dữ liệu từ chính cơ thể mình.
5. Chất d-methionine có thể bảo vệ thính giác khỏi những âm thanh lớn
Mặc dù đây chỉ là một biện pháp phòng tránh và không có tác dụng chữa trị thế nhưng d-methionine rõ ràng là một tin mừng cho các công nhân phải làm việc trong các môi trường có độ ô nhiễm tiếng ồn cao.
6. Phương thức điều khiển và giao tiếp thông qua hai bộ não của vật sống
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Harvard đã bước đầu phát triển thành công giao thức tương tác giữa hai bộ não (BBI) của người và chuột. Theo đó, hiện nay con người đã có thể giao tiếp cơ bản và điều khiển... đuôi của chú chuột thông qua ý nghĩ của mình. Trong tương lai, công nghệ BBI này sẽ cho phép giao tiếp và điều khiển giữa người với người, tuy nhiên, hiện nay nó mới chỉ có tính ứng dụng trong khoa học, ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu này có vẻ vẫn là một dấu hỏi lớn.
7. Memristors, chip nhớ đến từ tương lai
Trong một thời gian dài, quy trình bán dẫn cơ bản chủ yếu được cấu thành từ ba thành phần cuộn cảm, tụ điện và điện trở. Trong tương lai gần, một thành phần thứ 4 mang tên "memristors" sẽ được bổ sung thêm để khai sinh ra các con chip có thể chạy nhanh hơn và tiết kiệm năng lượng đáng kể so với công nghệ flash memory hiện nay.
Được biết, công nghệ, memristor đã bắt đầu được HP nghiên cứu từ năm 2006.
8. Sơn phân tử mặt trời có thể biến mọi thứ thành một nguồn năng lượng
Các nhà nghiên cứu ở Notre Dame cho hay họ đã phát triển thành công một loại sơn có thể biến mọi bề mặt thành một tấm pin năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, nghiên cứu này hiện nay vẫn chưa được công bố chính thức nên có thể chúng ta sẽ không thể được chiêm ngưỡng tận mắt khả năng thực sự của nó trong tương lai gần.
9. Công nghệ chụp hình từ tương lai "femto photography"
Hiện nay, các nhà khoa học đã khai sinh ra một phương pháp ghi hình mới mang tên femto photography với khả năng ghi lại những hình ảnh ở cả những góc khuất mà camera thông thường không thể nhìn thấy được.
Theo đó, chiếc máy ảnh đặc biệt này sẽ ghi lại từng đợt nổ nhỏ của chùm sáng khi chạm vào vật thể và phản chiếu lại ống kính. Những hạt nhỏ ánh sáng đến được với ống kính sau đó sẽ được hệ thống tổng hợp lại bằng một thuật toán đặc biệt và kết quả là một hình ảnh ở cả những góc khuất cũng được tạo ra với độ chính xác cao.
Trong tương lai, công nghệ này có thể được áp dụng trong các ngành như chụp chiếu y tế, cứu hộ, giao thông...
Theo VNE
Ngôi nhà kỳ diệu tự sản xuất điện và đổi màu Một loại vật liệu mới có thể giúp những ngôi nhà tương lai tự sản xuất điện và đổi màu theo ý muốn của chủ nhân. Chẳng những sản xuất điện, graphene còn có thể giúp chủ nhân của ngôi nhà đổi màu tường vào mọi thời điểm. Ảnh: designspectre.com. Graphene là một lớp carbon hợp thành một mạng hình lục giác (kiểu...