Ý tưởng khởi nghiệp của nhóm học sinh lớp 8 Hà Tĩnh vào bán kết cuộc thi cấp bộ
Sản phẩm “ Nước chấm cua đồng” của nhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Lê Bình (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã lọt vào vòng bán kết Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Sản phẩm nước chấm cua đồng của nhóm học sinh Trường THCS Lê Bình (Hương Sơn) đã lọt vào vòng bán kết Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020.
Sau hơn 3 tháng kể từ ngày phát động, Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020 có 9 dự án tham gia vòng thi cấp tỉnh. Đây cũng là năm đầu tiên ngành Giáo dục Hà Tĩnh tổ chức triển khai xét chọn và tư vấn vòng cấp tỉnh một cách bài bản để lựa chọn sản phẩm gửi đi cấp Bộ.
Kết quả: dự án “Dầu gội thảo dược” của nhóm học sinh Trường THPT Nghi Xuân và dự án “Nước chấm cua đồng” của nhóm học sinh Trường THCS Lê Bình (xã Sơn Tiến, Hương Sơn) được chọn tham dự vòng bán kết toàn quốc.
Vượt qua hàng trăm ý tưởng khác, dự án “Nước chấm cua đồng” của học sinh Hà Tĩnh đã trở thành 1 trong 22 dự án của của khối học sinh THCS, THPT toàn quốc vượt qua vòng bán kết Cuộc thi do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Video đang HOT
Nhóm tác giả dự án “Nước chấm cua đồng” là những học sinh lớp 8 Trường THCS Lê Bình, Hương Sơn
Thời gian tới, các dự án sẽ tiếp tục vòng thi bình chọn để thực hiện mục tiêu tham dự vòng chung kết tại Thành phố Hồ Chí Minh vào các ngày 18 – 19/12.
Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020″ được tổ chức nhằm mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho các em sau khi tốt nghiệp.
Đây là lần thứ 2 học sinh Hà Tĩnh có dự án lọt vào vòng trong của Cuộc thi. Trước đó, năm 2018 nhóm học sinh Trường THPT Phúc Trạch (Hương Khê) đã đạt giải Nhì quốc gia với dự án cao sim trị bỏng.
Đặt viên gạch đầu tiên xây ước mơ 'lớn lên con muốn làm gì?'
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư quy đinh công tác hướng nghiêp, tư vân viêc làm và hỗ trợ khơi nghiêp trong các cơ sơ giáo dục.
Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ bậc tiểu học đang thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là hiện nay mỗi năm có đến hàng nghìn cử nhân thất nghiệp.
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Thu - Hiệu trưởng Trường tiểu học Mỹ Đình 1 (Hà Nội) cho biết: "Hiện nay, trong tiết dạy tập đọc về nghề nghiệp của bố mẹ thì giáo viên cũng phải liên hệ thực tế là khi lớn lên học sinh muốn làm nghề gì và vì sao con lại mong muốn như thế. Ngay từ nhỏ, nhiều đứa trẻ đã nuôi dưỡng mơ ước về việc mình sẽ trở thành người như thế nào, làm nghề gì trong tương lai.
Thông qua các bài giảng, cô giáo có thể nhập vai một đầu bếp thực thụ hay một cô y tá... cô giáo có thể vừa truyền thụ kiến thức cho học sinh vừa giúp các em nuôi dưỡng những dự định tương lai, sau này làm nông nghiệp sạch hay làm bác sĩ cứu người, công an bắt tội phạm...
Từ những ước mơ đó, thầy cô sẽ góp phần quan trọng trong việc tư vấn, đồng hành cùng học sinh trên hành trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Không chỉ giúp bé tự khám phá và tìm hiểu bản thân, thầy cô còn hỗ trợ học sinh đưa ra lựa chọn có trách nghiệm, cũng như xây dựng kế hoạch chiến lược hướng đến mục tiêu nghề nghiệp lâu dài".
Theo cô Thu, việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ngay từ bậc tiểu học là việc nên làm từ sớm để học sinh từ nhỏ đã có những định hướng và tưởng tượng nhất định về các nghề nghiệp trong tương lai.
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tiểu học (ảnh minh họa)
Theo cô Lê Thị Thu Lý - Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội) thì hiện nay đa số học sinh có thể cảm nhận được nghề nghiệp của bố mẹ đang làm là gì, có mục đích gì, công việc hàng ngày ra sao, thậm chí các con có thể nói được cả nghề nghiệp của bác hàng xóm là làm công an thì bắt tội phạm, làm giáo viên thì dạy học sinh, làm lái xe thì chở khách... Điều này giúp học sinh có định hướng ước mơ nghề nghiệp cho mình từ sớm.
"Tôi nghĩ rằng việc đưa giáo dục hướng nghiệp vào cho học sinh tiểu học là cần thiết nhưng quan trọng là đưa thế nào, làm cho giáo viên hiểu được mục đích giáo dục hướng nghiệp là gì, cần ở mức nào, nên dùng phương pháp ra sao... mới là vấn đề cần bàn", cô Lý cho hay.
Theo dự thảo về hướng nghiệp cho học sinh tiểu học thì cấp tiểu học, giáo viên có nhiệm vụ giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở địa phương và một số việc làm cơ bản trong xã hội; Hướng dẫn học sinh tham gia các công việc thường ngày tại gia đình và nhà trường; Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh các kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng quản lý bản thân, Kỹ năng xã hội, Tìm hiểu về gia đình, cộng đồng, Phát hiện năng khiếu của học sinh và lập kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng khiếu cho học sinh.
Các hình thức triển khai gồm thực hiện qua tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nghề nghiệp, việc làm hiện có ở Việt Nam và trên thế giới thông qua các tài liệu giáo dục hướng nghiệp; Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về các nhóm nghề nghiệp, việc làm tại cộng đồng tối thiểu 1 lần/năm học; Tổ chức tư vấn, đánh giá năng khiếu của học sinh thông qua quá trình học tập, rèn luyện và các bài kiểm tra, đánh giá năng lực.
Định hướng nghề cho học sinh tiểu học: Mức độ nào là phù hợp? Theo dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục của Bộ GD&ĐT mới đưa ra, lần đầu tiên học sinh tiểu học sẽ được hướng nghiệp, giới thiệu về vấn đề việc làm trong trường học. Nội dung này đang thu hút sự quan tâm của...