Y tế học đường: Cần những giải pháp tháo gỡ khó khăn
Y tế học đường (YTHĐ) có vai trò quan trọng trong các trường học. Tuy nhiên, hiện nay công tác YTHĐ tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Đó là tình trạng thiếu nhân viên có chuyên môn theo quy định, còn phòng y tế thì không bảo đảm…
Thiếu nhân viên y tế học đường ảnh hưởng không nhỏ đến công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trường học trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Tô Hà
Nhiều trường không có cán bộ y tế chuyên trách
Với tổng số 1.800 học sinh, Trường THCS Quang Trung ( TP Thanh Hóa) là một trong những trường có số học sinh đông nhất thành phố. Mặc dù hàng năm, nhà trường đều phối hợp với trạm y tế phường trong công tác khám sức khỏe định kỳ cho học sinh 1 lần/năm. Tuy nhiên, công tác sơ cấp cứu ban đầu, triển khai các nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn do nhà trường không có nhân viên YTHĐ mà do nhân viên văn thư kiêm nhiệm.
Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung Lê Thị Ngoan cho biết: Dù không được biên chế nhân viên YTHĐ, nhưng vì tính bức thiết của hoạt động y tế hàng ngày nên nhà trường phải tự bỏ kinh phí để ký hợp đồng nhân viên y tế (NVYT). Cũng vì không có biên chế hay được ký hợp đồng không xác định thời hạn với NVYT, nên nhà trường không được trích từ nguồn học phí để trả lương. Do đó, nhà trường phải tự cân đối bằng các nguồn tiết kiệm để hợp đồng nhân viên YTHĐ.
Tại Trường Mầm non Hạnh Phúc (thị trấn Thọ Xuân), hiện nhà trường có NVYT nhưng là kiêm nhiệm từ nhà bếp. Theo cô giáo Hoàng Thị Huân, hiệu trưởng nhà trường thì mặc dù trường hết sức tạo điều kiện cho giáo viên đi tập huấn kiến thức về y tế khi có lớp nhưng những lớp tập huấn với thời gian ngắn khó cung cấp đầy đủ kiến thức YTHĐ.
Video đang HOT
Vì vậy, từ nhiều năm nay nhà trường không nhận thuốc phụ huynh gửi cho học sinh mặc dù có kèm theo đơn, đồng thời khuyến khích phụ huynh cho con ở nhà nếu bị ốm bởi trẻ nhỏ diễn biến bệnh nhanh, phức tạp, nhà trường không có người am hiểu về thuốc nên không thể nhận cho trẻ uống.
Nếu có cán bộ chuyên trách, có trình độ chuyên môn đứng ra kiểm tra, giám sát, xử lý kịp những tình huống nguy cấp thì nhà trường yên tâm mà phụ huynh cũng yên tâm. Chính vì lẽ đó, với những bệnh nhẹ hoặc trẻ đang trong thời gian điều trị đều không thể đến lớp. Bên cạnh đó, với những trẻ có tiền sử bị bệnh sẽ không có cán bộ chuyên môn giám sát, xử lý những tình huống nguy hiểm.
Trao đổi với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thọ Xuân, được biết: Khối lượng công việc của các NVYT ở các trường không hề nhỏ, nhiều trường mầm non, tiểu học thực hiện bán trú thì thời gian học sinh ở trường nhiều hơn ở nhà. Bếp ăn bán trú phải do cán bộ y tế quản lý, chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm, mỗi mùa dịch NVYT phải phòng tránh, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, xử lý môi trường sống…
Khối lượng công việc lớn là vậy, nhưng hầu hết NVYT tại trường đều là kiêm nhiệm hoặc phối hợp với y, bác sĩ trạm y tế địa phương. Cũng vì không có chuyên môn hoặc chỉ là hợp đồng bán chuyên trách nên công việc của các nhân viên YTHĐ chủ yếu là quản lý sổ sách, ghi chép cân nặng xem trẻ thiếu cân hay thừa cân, có cận thị, cong vẹo cột sống hay không. Tháo gỡ khó khăn cho các trường, ngành mới chỉ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức y tế cho cán bộ, đồng thời tạo điều kiện để NVYT đi học nâng cao trình độ.
Muôn vàn khó khăn
Theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về YTHĐ, người phụ trách công tác y tế trường học có nhiệm vụ khá nặng, như: giám sát vệ sinh môi trường nước uống, nước sinh hoạt, công trình vệ sinh, thu gom, xử lý chất thải; giám sát các điều kiện về an toàn thực phẩm; quản lý bảo vệ chăm sóc sức khỏe học sinh; phát hiện một số bệnh ở học sinh để xử trí, chuyển đến cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe; sơ cứu, cấp cứu cho học sinh; tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý; triển khai các biện pháp chống dịch; tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe…
Khối lượng công việc nhiều là vậy, thế nhưng theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện tại, hầu hết trường học trong tỉnh cán bộ y tế chủ yếu là kiêm nhiệm. Trong số hơn 2.000 trường học ở các cấp học, hiện mới chỉ có khoảng 50 trường có cán bộ y tế có trình độ từ trung cấp y trở lên, còn lại là cán bộ y tế kiêm nhiệm. Chính vì thế, tại nhiều địa phương, 100% trường đều “trắng” NVYT chuyên trách; do cán bộ y tế chủ yếu là kế toán, thủ quỹ, giáo viên kiêm nhiệm nên nhiều người còn lúng túng trong triển khai nhiệm vụ và chưa làm tốt việc tham mưu cho lãnh đạo nhà trường trong công tác YTHĐ.
Bên cạnh khó khăn về bố trí nhân sự là vướng mắc trong quá trình chi trả kinh phí YTHĐ theo quy định. Kinh phí dành cho công tác y tế trường học chủ yếu lấy từ nguồn BHYT học sinh. Nhà trường được trích một khoản kinh phí (5%) từ tổng thu BHYT để sử dụng cho công tác YTHĐ, như: mua sắm thuốc và các thiết bị phục vụ…
Tuy nhiên, Nghị định 146/2018/NĐ/CP quy định: Để được trích chuyển 5% số tiền BHYT học sinh, yêu cầu cơ sở giáo dục có ít nhất một người (NVYT) có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (có chứng chỉ hành nghề). Cơ sở phải có phòng y tế hoặc phòng làm việc riêng để thực hiện việc sơ, cấp cứu, xử trí ban đầu cho các đối tượng do cơ sở giáo dục quản lý khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập tại trường học.
Theo đánh giá của các nhà trường, việc thiếu nhân viên YTHĐ có trình độ chuyên môn đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, học sinh và làm nảy sinh nhiều vấn đề. Về lâu dài, cần có sự đầu tư đồng bộ, bài bản cùng sự chung tay của các cấp, các ngành. Trong đó, chính quyền các địa phương, ngành chức năng cần quan tâm bổ sung chỉ tiêu NVYT chuyên trách cho các nhà trường.
Ngành y tế cũng cần hỗ trợ tốt hơn cho các trường học, từ việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ NVYT, đến việc cung cấp các loại thuốc, trang thiết bị, dụng cụ y tế, để học sinh được hưởng quyền lợi của mình, góp phần chăm sóc tốt nhất cả thể chất và tinh thần cho thế hệ tương lai của đất nước.
Chủ động dạy học khi trời lạnh
Cuối tuần qua, thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội về việc duy trì lịch dạy- học trong thời tiết giá rét đã thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh.
Theo đó, thay vì cho học sinh nghỉ học khi trời rét dưới 10 độ C như mọi năm, năm nay, Sở GDĐT Hà Nội không quy định "cứng" điều này.
Ảnh minh họa
Cụ thể, các năm trước, Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu các trường học cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ C, còn học sinh THCS nghỉ học nếu nhiệt độ dưới 7 độ C. Nhiệt độ được căn cứ theo Bản tin dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam (chương trình "Chào buổi sáng") hoặc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (chương trình "Hà Nội buổi sáng" vào 6h sáng hàng ngày). Căn cứ vào thông tin này, các phòng GDĐT quận, huyện, thị xã và các trường được chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học.
Trong thông báo mới nhất của Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu thực hiện một số giải pháp nhằm bảo đảm sức khỏe và phòng, chống rét cho học sinh có lưu ý: Các trường không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong ngày trời rét.
Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại; phối hợp với cha mẹ học sinh quan tâm, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm; không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong ngày trời rét.
Trong những ngày trời rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, các nhà trường có thể điều chỉnh thời gian học sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, nhà trường cần giải quyết kịp thời để học sinh không phải nghỉ học.
Trước những băn khoăn về việc học sinh tiểu học sẽ không được nghỉ khi thời tiết xuống dưới 10 độ C, ông Phạm Xuân Tiến- Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho biết, quy định này trong thời gian gần đây đã nhận được phản ánh từ chính phụ huynh học sinh và các nhà trường là không còn thực sự phù hợp.
Bởi thời tiết trong bản tin lúc 6 giờ sáng có thể là dưới 10 độ, nhưng chỉ sau 1 - 2 tiếng nền nhiệt đã tăng lên trên 10 độ C và rất khô ráo. Do vậy, không nhất thiết phải cho học sinh nghỉ học. Hơn thế, việc cho học sinh nghỉ học ở nhà trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm đã khiến sinh hoạt, công việc của nhiều gia đình xáo trộn, thậm chí phải đưa con đến công sở.
Điều đó khiến việc trẻ được nghỉ học để tránh rét không còn ý nghĩa. Phân tích từ đại diện lãnh đạo Sở GDĐT Hà Nội cho thấy, hiện nhiều trường học cũng đã được đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo sức khỏe cho học sinh tốt hơn.
Do đó, đối với các trường học có tổ chức bán trú, Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị bảo đảm đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý, cơm, thức ăn, nước uống bảo đảm nóng, chỗ nghỉ trưa ấm; chuẩn bị đủ cơ số thuốc theo quy định phục vụ công tác y tế học đường.
Yên Bái: Gần 200 giáo viên tranh tài Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh Sáng nay ngày 7/12, Sở GD-ĐT tỉnh Yên Bái đã tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên tiểu học, trung học cơ sở dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2020 - 2021. Hội thi là hoạt động chuyên môn vô vùng bổ ích đối với GV. Ảnh minh họa. Hội thi GV dạy giỏi cấp học phổ thông năm nay có sự...