“Y sĩ học có 3 năm mà cũng ra khám, chữa bệnh như bác sĩ là chết rồi”
Bác sĩ sử dụng bằng giả khiến người dân mất lòng tin, y sĩ học 3 năm đã được khám chữa bệnh… đã chỉ ra một thực tế là công tác đào tạo nhân lực ngành y tế vẫn còn nhiều bất cập.
Bộ Y tế đang kiến nghị đổi mới đào tạo y khoa. Ảnh minh họa
Bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM cho biết, trong thời gian gần đây đã xuất hiện bằng giả bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế. Thậm chí, có bác sĩ có bằng đại học giả nhưng bằng cấp sau đại học lại là bằng thật, làm mất lòng tin cho nhiều người.
Có thể kể đến trường hợp “bác sĩ” Trần Đức Nghĩa sinh năm 1988 sử dụng bằng giả của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM để vào khóa học ở Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. Hoặc trường hợp ông Nguyễn Hoàng Ân tự làm giả bác sĩ đa khoa (ký tại Trường Đại học Y dược Cần Thơ), chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, giấy phép hoạt động khám chữa bệnh để mở phòng khám chuyên khoa nội tổng hợp tại Cần Thơ.
Bên cạnh đó, hiện nay đầu vào trong định hướng chuyên khoa y khoa sau đại học chưa có sự thống nhất. Chẳng hạn như bằng đại học là y học cổ truyền nhưng bằng chuyên khoa sau đại học là chẩn đoán hình ảnh, gây khó khăn cho các đơn vị tuyển dụng. Theo bác sĩ Võ Đức Chiến, để kiểm soát được tình trạng bằng giả, các đơn vị đào tạo về lĩnh vực sức khỏe cần phải xây dựng một cơ sở dữ liệu để các cơ sở y tế có thể rà soát được bằng cấp và lĩnh vực đào tạo của người lao động.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cũng cho rằng, việc đa dạng hóa các mô hình đào tạo đã góp phần đáp ứng được số lượng bác sĩ trên vạn dân, đồng thời giúp cho các cơ sở y tế ở vùng sâu vùng xa giải quyết được tình trạng thiếu nhân lực. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây việc đào tạo nhân lực ngành y tế có nhiều bất cập và cần phải siết lại chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, việc đánh đồng bằng cấp giữa các cơ sở đào tạo đã tạo ra sự bất hợp lý và không đồng đều khi cấp chứng chỉ hành nghề.
Ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định đề xuất nên xem lại việc đào tạo bác sĩ đa khoa, thực tế hiện nay chỉ còn trạm y tế xã là sử dụng bác sĩ đa khoa, còn từ bệnh viện tuyến huyện là đã cấp chứng chỉ nội, nội nhi, ngoại… chứ đâu có cấp bác sĩ đa khoa. Vì thế, nên quay trở lại đào tạo chuyên khoa như trước đây: 4 năm đa khoa và 2 năm chuyên khoa sẽ phù hợp hơn.
Tuy nhiên, phản biện ý kiến này, PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho rằng, việc quay trở lại đào tạo bác sĩ chuyên khoa cũng là ý hay nhưng cần xem xét điều kiện thực tế. Hiện nay ngành đang đẩy mạnh thực hành ở y tế cơ sở, nếu cho một bác sĩ chuyên khoa giỏi về tai mũi họng xuống đó thì sẽ không làm được gì hết, ngoài việc khám tai mũi họng, còn nội – ngoại là chịu thua. Ở các trạm y tế, các phòng khám rất cần bác sĩ thực hành tổng quát, vì thế Bộ Y tế nên có định hướng làm sao tăng được lượng bác sĩ thực hành tổng quát này ở các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, nếu không sẽ không có lực lượng bác sĩ ở trạm y tế, phòng khám ban đầu. Chuyên khoa thì dứt khoát phải hoạt động ở bệnh viện hoặc trung tâm chuyên sâu.
Video đang HOT
Ông Thượng nêu vấn đề: “Ngoài ra cần có luật bao phủ được tất cả các loại hình nhân viên y tế, Việt Nam đang đi sau thế giới rất nhiều, ví dụ như thành phố phát triển rất cần lực lượng cấp cứu ngoại viện nhưng đào tạo thì không có nên bác sĩ buộc phải tham gia. Bác sĩ họ đâu có thích lên xe cứu thương chạy khắp nơi để cấp cửu, trong khi tại các nước khác, chỉ cần chuyên viên cấp cứu được đào tạo 2-3 năm là có thể đi cấp cứu ngoại viện”.
Bên cạnh đó, người dân vẫn có xu thế đổ xô về các bệnh viện. Tại TPHCM, bình quân lượng người đến khám tại các bệnh viện tăng 5% mỗi năm và tăng 10 năm nay chưa dừng. Phải có nhiều loại hình khám chữa bệnh để người dân chấp nhận khám ở cơ sở, giảm áp lực cho bệnh viện vì thực tế, có rất nhiều trường hợp không cần phải lên bệnh viện tuyến trên, có thể tham khảo các loại hình khám ngoại viện, khám tại nhà… của các nước trên thế giới.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Y tế cho rằng, hiện Việt Nam đang đào tạo bác sĩ tương đối “thoải mái”: “Y sĩ học có 3 năm mà ra khám bệnh chữa bệnh là chết rồi, trong khi bác sĩ đào tạo 6 năm còn chưa ăn ai”.
Ông Quang cho biết, với thời gian đào tạo rất ngắn thì không đủ trình độ và năng lực khám chữa bệnh. Chính vì vậy, Bộ Y tế có chủ trương năm nay sẽ không đào tạo y sĩ, kiến nghị Chính phủ chỉ đào tạo bác sĩ y khoa, trên cơ sở đổi mới đào tạo y khoa theo hướng: sau khi đào tạo 4 năm cử nhân y khoa sẽ tiếp tục đào tạo 2 năm để thành bác sĩ y khoa. Sau đó phải thi tuyển kỳ thi quốc gia, đạt được chứng chỉ hành nghề và học thêm chuyên khoa 3 năm. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng tay nghề của bác sĩ cũng như chứng chỉ hành nghề.
Tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế cho biết, hiện cả nước có 181 cơ sở đào tạo y khoa với nhiều hình thức đào tạo như: chính quy tập trung, liên thông, đào tạo theo địa chỉ, cử tuyển, hệ vừa học vừa làm và các chương trình liên kết đào tạo… Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngô Quang cho hay, công tác đào tạo nhân lực y tế vẫn còn những bất cập như việc mở rộng quy mô đào tạo khiến khó kiểm soát chất lượng đào tạo.
Hệ thống, khung trình độ, chương trình và phương pháp đào tạo nhân lực y tế chậm đổi mới, chưa tiếp cận theo chuẩn mực quốc tế. So với mặt bằng quốc tế, thời gian học, thực hành, chất lượng đầu ra vẫn thấp, không được công nhận tương đương; chất lượng đào tạo một số trường chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thực hiện việc kiểm định chất lượng, tổ chức thi quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề. Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo mới được ban hành, chưa được áp dụng để quản lý chất lượng đào tạo. Chưa gắn kết chặt chẽ đào tạo giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, giữa dự phòng và điều trị; còn ít chương trình đào tạo được tích hợp dự phòng với điều trị, y học hiện đại với y học cổ truyền.
Theo infonet
Chương trình học 9+: Lối đi mới giải quyết hiệu quả bài toán việc làm thời đại 4.0
Sinh viên tốt nghiệp THCS hoặc không may rớt tốt nghiệp THPT vẫn có cơ hội theo đuổi ngành Y với chương trình học 9 bậc Trung cấp.
Chương trình học 9 hiện là một trong nhiều hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp cấp THCS - Ảnh: Hồng Ngân
Ngành y dược vẫn có thể học chương trình 9
Chọn cho mình một ngành nghề thích hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, không phải thí sinh nào cũng có khả năng và điều kiện kinh tế để học tiếp lên những bậc học cao hơn, đặc biệt trong lĩnh vực y dược.
Chương trình học 9 với hình thức "học nước rút" chính là mô hình học tập được nhiều học sinh chọn lựa hiện nay. Theo đó, sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh sẽ theo học con đường Trung cấp để kết hợp song song giữa việc học văn hóa và học nghề với mục đích sớm gia nhập vào thị trường lao động.
Ưu điểm của chương trình học 9 chính là thời gian học nhanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo. Y tế là một trong những ngành nghề "khát" nguồn nhân lực hàng đầu ở nước ta do nhu cầu khám chữa bệnh ngày một tăng cao.
Theo học chương trình 9 , sinh viên không chỉ rút ngắn được thời gian học tập mà còn tiết kiệm hiệu quả chi phí học hành.
Đây có thể được xem là phương án tối ưu cho những học sinh tốt nghiệp THCS không có điều kiện học ở bậc THPT và muốn đi làm sớm để kiếm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống.
Một lợi thế khác của chương trình học 9 chính là sinh viên sau khi tốt nghiệp vừa có thể làm việc tại các vị trí trong lĩnh vực y tế phù hợp (điều dưỡng, y sĩ...) mà vẫn có thể học liên thông lên những bậc học cao hơn.
Hướng đi mới cho học sinh trượt tốt nghiệp THPT
(Đam mê ngành Y, học sinh trượt tốt nghiệp THPT vẫn có cơ hội học Trung cấp để sớm có cơ hội việc làm và có thể học liên thông ở bậc cao hơn - Ảnh: Trung cấp Y dược Vạn Hạnh)
Mười hai năm miệt mài đèn sách, mỗi học sinh luôn ôm giấc mơ có được tấm bằng tú tài (bằng tốt nghiệp THPT) trong tay để tiếp tục bước chân vào cánh cổng Đại học, Cao đẳng.
Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có khả năng đậu tốt nghiệp THPT. Lúc này, nhiều học sinh có thể chọn những hướng đi mới để tiếp tục con đường học vấn của mình. Một trong những phương án khả thi chính là theo học chương trình 9 .
Chương trình học 9 chính là một cánh cửa khác cho thí sinh trượt tốt nghiệp THPT có cơ hội tiếp tục theo đuổi con đường học hành nhằm trang bị cho mình một nghề nghiệp nhất định.
Theo quy định, chương trình này không chỉ dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp THCS mà còn tạo cơ hội học hành cho những thí sinh trượt tốt nghiệp THPT hoặc dang dở việc học ở bậc học này.
Cô Lê Thị Thùy Phương - Hiệu trưởng Trường Trung Cấp Y dược Vạn Hạnh cho biết: "Điều kiện xét tuyển của nhà trường là chỉ cần tốt nghiệp THCS, THPT. Hàng năm, nhà trường tuyển sinh các ngành học có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên như: Y sĩ, Dược, Điều dưỡng, Y sĩ Y học cổ truyền, Kỹ thuật xét nghiệm y học...ngoài việc dạy nghề Trường còn dạy chương trình văn hóa cho các em vừa tốt nghiệp THCS, đây là nền tảng để các em học tập và liên thông lên Cao đẳng, Đại học dễ dàng"
Nghề y luôn là ngành nghề cao quý, được xã hội trọng vọng dành cho sự nể trọng và kính phục nhất, bởi "Lương y như từ mẫu". Những người công tác trong nghề Y với lời thề Hipocrates luôn là hình ảnh đáng trân trọng và ngường mộ trong xã hội xưa và này.
Không lựa chọn học hệ Cao Đẳng, Đại học, học sinh vẫn có thể theo học hệ trung cấp Y, từ đó liên thông lên những bậc học cao hơn để đào sâu kiến thức, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp mà bản thân đam mê chọn lựa.
Anh Tu
Theo GDTĐ
Tuyển sinh đại học 2019: Điểm chuẩn có nhiều biến động Với việc thay đổi cách tính điểm tốt nghiệp cùng với cách ra đề an toàn (theo đánh giá của nhiều giáo viên phổ thông), các chuyên gia dự báo điểm chuẩn vào các trường đại học (ĐH) năm nay sẽ có nhiều biến động. Cùng với đó, nhiều ngành vốn thu hút thí sinh cũng sẽ có điểm chuẩn nhỉnh hơn so...