Ý kiến trái chiều về quy định cấm thầy cô yêu sinh viên
Nhiều bạn đọc nêu quan điểm khác nhau khi tranh luận về quy định của trường cao đẳng ở TP HCM cấm thầy yêu trò.
Vi phạm đạo đức?
Trước quy định cấm thầy trò yêu đương tại Cao đẳng Việt Mỹ TP HCM hôm 8/4, độc giả Tùng Nguyễn bày tỏ sự ủng hộ. Theo anh, môi trường giáo dục cần sự trong sáng và minh bạch. “Nếu trong lớp học có cô hoặc thầy dành tình cảm cho trò sẽ dẫn tới thiên vị”.
Bạn đọc này nêu quan điểm: “Nếu yêu nhau thật lòng, đôi bên sẽ có lòng tin, chờ đợi. Khi thầy, cô cho người mình yêu thời gian để trưởng thành, trau dồi kiến thức, tương lai của họ sẽ rất tươi sáng và tốt đẹp”.
Đồng tình quy định của Cao đẳng Việt Mỹ, bạn Bùi Thị Xuân cho rằng, học sinh, sinh viên đến trường tiếp thu kiến thức, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Vì thế, “chúng ta nên xem xét để nhân rộng mô hình cấm giáo viên và học sinh yêu đương tại các trường trên cả nước”, bạn Xuân đề xuất.
Bổ sung lý do cấm tình yêu giữa học sinh với giáo viên, độc giả Nguyễn Kha viết, tình cảm trò dành cho thầy, cô chỉ là sự ngưỡng mộ, tôn kính. Nhiều em nghĩ rằng, mình đã trưởng thành, có quyền yêu đương. Tuy nhiên, đó chỉ là sự ngộ nhận của lứa tuổi mới lớn.
“Hình ảnh thầy giáo chững chạc, giàu kiến thức, gần gũi như cha, anh, còn cô giáo dịu dàng, ân cần vô tình tạo nên sức hút với các em. Từ đó, sinh viên đánh đồng tình cảm là tình yêu và mù quáng theo đuổi. Nếu thầy cô không giúp các em tỉnh ngộ, hoặc một số giáo viên có ý bông đùa, sẽ khiến tình thầy – trò trở nên xấu xí. Môi trường học tập thành nơi gặp gỡ, trao gửi tình cảm”, bạn Nguyễn Kha nhấn mạnh.
Một số ý kiến khác cho rằng, không có luật cấm học sinh và giáo viên yêu nhau, nhưng đó lại là quy định đúng nếu xét ở phạm trù đạo đức. Tình cảm cá nhân sẽ khiến người nhận trách nhiệm giáo dục, định hướng cho thế hệ trẻ đối xử không công bằng với sinh viên khác. Ngoài ra, nếu thầy, cô giáo có thái độ không rõ ràng, sẽ gây hiểu nhầm, khiến các bạn trẻ có sự cạnh tranh ngầm và không tập trung học tập.
Trong khi đó, một số bạn đọc dẫn chứng trên thế giới, mối quan hệ tình ái giữa thầy, cô với học sinh, giữa luật sư với thân chủ bị xem vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, quy định mới của trường cao đẳng tại TP HCM được cho là hợp lý trong môi trường giáo dục.
Video đang HOT
“Người thầy yêu học trò nên xin nghỉ việc, hoặc họ phải chấp nhận đặt tình cảm sang một bên, chờ sinh viên ra trường mới được khẳng định chuyện tình cảm”, bạn Anh Kiệt nói.
Cấm yêu là không tôn trọng quyền tự do cá nhân
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, nhiều bạn đọc phản biện, quy định cấm thầy trò yêu nhau là vô lý, vì nó không vi phạm các quy định của pháp luật. Yêu hay không là quyền tự do lựa chọn cá nhân.
“Thực tế, tôi chứng kiến nhiều mối tình đẹp của thầy (thường là trợ giảng) và sinh viên. Họ không chỉ giúp nhau học tập tốt hơn, mà còn khiến bạn bè đồng lứa, thế hệ đàn em ngưỡng mộ khi cả hai cùng tiến bộ”, bạn Đặng Trúc viết trên Zing.vn.
Bạn Thạch Lam nhìn nhận, cấm chuyện tình cảm giữa học trò và giáo viên không chỉ cứng nhắc, mà nhà trường chưa tính tới công cụ giám sát để thực hiện quy định. Ai có thể kiểm soát hay quản lý việc thầy – trò yêu nhau? Ban giám hiệu lấy thước đo nào để kiểm định chính xác tình cảm của con người với con người?
Quy định cấm thầy trò yêu đương vừa có lợi và cả hại, là ý kiến của độc giả Trần Tuấn Anh. Theo quan điểm của bạn đọc này, người thầy có đạo đức, yêu nghề luôn ý thức được trách nhiệm và giới hạn với sinh viên. Họ hướng các em đi theo con đường tươi đẹp, tích cực hơn. Thực tế, chỉ một số rất ít đi chệch khỏi quy tắc chung, gạ tình, lừa lọc, lợi dụng…
“Người thầy bản lĩnh sẽ từ chối hoặc răn đe những em đi quá giới hạn tình cảm. Việc đưa ra quy định như khẳng định rằng, phần lớn trường học tại Việt Nam, học sinh – giáo viên yêu nhau?”, Tuấn Anh viết.
Bạn Tùy Phong bày tỏ, tình yêu không phân biệt lứa tuổi, chức vụ nên việc cấm thầy cô và trò yêu nhau là không thể. Quy định giúp tạo lập môi trường công bằng cho sinh viên, nhưng cũng có điểm tiêu cực.
Với những mối tình lành mạnh, trong sáng, thầy và trò cùng cố gắng hơn trong công việc và học tập, quy định sẽ làm tổn thương về mặt tinh thần cho một số người. “Vì vậy, mọi quy định cần được cân nhắc kỹ lưỡng để hài hòa cho tất cả mối quan hệ giữa thầy và trò”.
Theo Zing
Cấm thầy cô yêu sinh viên để tránh 'đổi tình lấy điểm'
Theo tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn Kiệt, Hiệu trưởng Cao đẳng Nghề Việt Mỹ, TP HCM, quy định cấm thầy cô yêu sinh viên nhằm tránh việc lợi dụng quyền lực gạ tình đổi điểm.
Bảo vệ an toàn, công bằng cho sinh viên
Ngày 8/4, quy định cấm tuyệt đối giáo viên yêu sinh viên Cao đẳng Nghề Việt Mỹ thu hút sự quan tâm của dư luận. Theo đó, dù dưới bất kỳ hình thức nào, giáo viên vi phạm phải nghỉ việc. Nhiều người cho rằng, lệnh cấm không tôn trọng quyền tự do cá nhân, có phần cứng nhắc.
Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn Kiệt lý giải, thầy cô lợi dụng quyền lực gạ tình sinh viên đã xảy ra ở Việt Nam và nhiều nước khác. Cấm yêu sẽ giúp người làm giáo dục ngăn chặn những hành vi vô đạo đức, đồng thời đảm bảo an toàn cho nhiều bạn trẻ.
Nếu xuất hiện tình cảm, khó tránh khỏi trường hợp giảng viên ưu ái người mình yêu. Như vậy, giảng đường không còn công bằng.
Trường hợp khác, nhiều sinh viên có thể yêu một thầy, cô. Hậu quả, các em rơi vào tình trạng "trái tim tan nát" khi giáo viên yêu bạn mình.
Tiến sĩ Kiệt tâm niệm: "Môi trường giáo dục phải minh bạch. Sinh viên chỉ tập trung học tập. Thầy cô chăm lo bài giảng. Đó là nền giáo dục bình đẳng, công bằng, an toàn cho các em, đảm bảo uy tín nhà trường".
Ngoài mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên, trường không cấm tình yêu nam - nữ sinh.
"Đừng yêu, hãy thương thầy, em nhé"
Thầy Dương Trần Minh Đoàn - giáo viên Cao đẳng Nghề Việt Mỹ - chia sẻ, nhiều lần được sinh viên bày tỏ tình cảm. Đó là bức thư, tin nhắn hay lời ngỏ trực tiếp từ nữ sinh. Tuy rất tôn trọng nữ sinh, nhưng giáo viênnày đồng tình quan điểm không nên tồn tại tình cảm yêu đương thầy - trò trên giảng đường.
Thầy Dương Trần Minh Đoàn.
"Khi không nhận được phản hồi từ giáo viên, có em hiểu và gửi gắm tình cảm đến người phù hợp hơn. Nhưng một số nữ sinh khác không bỏ cuộc sớm. Các em tìm mọi cách thu hút như cổ áo khoét sâu, váy ngắn, mắt đong đưa", thầy Minh Đoàn nói.
Từ đây, giảng viên này thẳng thắn cho rằng, tình cảm của trò dành cho thầy là sự ngưỡng mộ. "Khi bước vào môi trường cao đẳng, đại học, các em ấn tượng trước cách đối xử của thầy cô với mình. Hình ảnh thầy giáo chững chạc, giàu kiến thức lại gần gũi như cha, anh, tạo nên sức hút".
Cũng theo thầy Đoàn, tình cảm thầy trò sẽ ảnh hưởng việc dạy và học. Sinh viên không nên để thời gian lãng phí cho tình cảm, nên tập trung học tập.
"Tình cảm nam nữ là bản năng của người trưởng thành, n hưng các em đừng để nó chiếm hết tâm trí, làm lạc lối. Hãy không ngừng học tập và rèn luyện để không phụ công truyền giảng của thầy, cô. Hãy đi con đường của các em theo sự hướng dẫn của giảng viên. Đừng đi theo và trở thành cái bóng của ai đó. Các em hãy tỏa sáng, thu hút người khác bằng sự tự tin, năng động, tri thức chứ không phải bằng bộ áo quần siêu ngắn", thầy Đoàn gửi lời nhắn nhủ.
Theo Zing
Những vụ trò tố thầy ồn ào của showbiz Việt Trúc Nhân, Hương Tràm, Ngô Kiến Huy... từng tặng cho người thầy của họ những lời có cánh. Nhưng vào một ngày "xấu trời", họ lại chỉ trích "thầy" không thương tiếc. Trúc Nhân phủ nhận công lao của Thu Minh Trong một lần phỏng vấn gần đây khi được hỏi: "Trong năm sau, nếu Thu Minh không dìu dắt Trúc Nhân nữa...