Ý kiến trái chiều về đề xuất học THCS lên thẳng cao đẳng

Theo dõi VGT trên

Chương trình cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS phải được thiết kế theo tỷ lệ văn hóa, nghề nghiệp phù hợp, không xem thường kiến thức phổ thông.

Thảo luận dự án Luật Giáo dục sửa đổi ngày 15/11, Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Lê Quân đề xuất thay vì học xong THCS phải qua trung cấp rồi lên cao đẳng, nên cho học sinh nhảy cóc thẳng lên cao đẳng.

Ủng hộ đề xuất này, thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó trưởng phòng Đào tạo Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM (trường đào tạo cả bậc cao đẳng), nói việc cho phép học sinh tốt nghiệp THCS học lên cao đẳng sẽ tiết kiệm chi phí, tạo thuận lợi cho việc học và công việc của các em sau khi ra trường. Điều này cũng phù hợp thông lệ ở nhiều nước tiên tiến khi đào tạo học sinh lớp 9 lên thẳng cao đẳng.

Nếu học xong 9 năm phổ thông rồi lên cao đẳng (chương trình tổng thể cả văn hóa và nghề nghiệp) thì sau khi ra trường, các em khoảng 18 t.uổi, bắt đầu gia nhập thị trường lao động trong khi bạn bè mới ở vạch xuất phát. Sự rút ngắn này phần nào tác động tích cực tới tâm lý học sinh trong lựa chọn học nghề.

Ý kiến trái chiều về đề xuất học THCS lên thẳng cao đẳng - Hình 1

Thí sinh tự do dự thi THPT quốc gia tại TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng.

Theo ông Sơn, bỏ qua giai đoạn trung cấp cũng tạo được tâm lý tích cực từ phụ huynh, học sinh trong việc học nghề. “Theo cách hiện nay, học sinh tốt nghiệp THCS phải qua trung cấp rồi lên cao đẳng. Trong khi tâm lý nhiều phụ huynh vẫn muốn con mình được học cao đẳng hơn là trung cấp”, ông Sơn phân tích.

Ngoài ra, cách làm trên được dự báo sẽ tác động tích cực đến phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. Bởi từ trước đến nay, học sinh học xong THCS không muốn đi học trường nghề, đa số theo tiếp bậc THPT.

Đồng quan điểm, hiệu trưởng một trường cao đẳng nghề công lập tại TP HCM phân tích, sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh mất ít nhất 7 năm để hoàn thành chương trình THPT và đại học. Trong khi đó, nếu tốt nghiệp THCS, học sinh được nhảy thẳng lên cao đẳng và chỉ mất 3 năm để có tấm bằng ở bậc học này, nếu muốn liên thông để có bằng đại học thì mất chừng một năm nữa.

“Thời gian giảm đi đáng kể, chưa kể chi phí học nghề rẻ hơn nên cao đẳng chắc chắn sẽ thu hút nhiều người. Cách làm trên cũng hạn chế tình trạng thừa thầy, thiếu thợ hiện nay, vừa tạo được nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế, vừa hạn chế thực trạng cử nhân đại học không có việc làm”, ông nhận định.

Hiệu trưởng này cho biết thêm, một thực tế đang diễn ra ở nhiều trường cao đẳng là số học viên bỏ học giữa chừng khá nhiều. Một số vừa học năm đầu tiên cao đẳng vẫn nuôi giấc mơ thi đại học nên bỏ trường nếu trúng tuyển đại học. Một số khác không đủ kiên nhẫn bởi chỉ muốn học kỹ năng nghề rồi đi làm, không mất quá nhiều thời gian để học cả văn hóa phổ thông.

“Việc rút ngắn thời gian, cho các em học cao đẳng sớm hơn, phần nào cũng giúp người học kiên nhẫn để hoàn thành chương trình. Nhiều em hoàn cảnh khó khăn, khi đã 18-20 rồi mà vẫn chưa có bằng để đi làm sẽ rất sốt ruột, dễ bỏ ngang”, hiệu trưởng này nói.

Video đang HOT

Cần thiết cho đề án phân luồng

TS Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Cao đẳng Bách Việt (TP HCM) cho rằng phân luồng học sinh sau THCS, THPT đóng vai trò rất lớn trong việc cơ cấu lại nguồn nhân lực, định hướng quy mô đào tạo, phát triển ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội. Muốn phân luồng cần có những chính sách cụ thể, trong đó cho học sinh học xong THCS lên thẳng cao đẳng là một trong những cách làm tốt.

“Tâm lý của nhiều bạn trẻ, kể cả tốt nghiệp THCS hay THPT là mì ăn liền, tức là có bằng cấp nhanh gọn nhất để đi làm ngay. Nhiều em trước đây học lên THPT xong thì đi làm, thành ra chỉ là lao động phổ thông. Trong khi đó, nếu vừa tốt nghiệp THCS rồi lên cao đẳng, cũng bằng chừng đó thời gian, các em đã có tay nghề với bằng cấp đàng hoàng”, ông Thành phân tích.

Trước đây học sinh học xong THCS, hoàn thành trung cấp thì được công nhận tương đương THPT để lên tiếp các bậc cao hơn. Do đó, theo ông Thành, với cách cho học sinh tốt nghiệp THCS học thẳng lên cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên chấp nhận các em đã đồng thời hoàn thành chương trình THPT. Điều này cũng phù hợp với khung trình độ quốc gia.

“Việc cần tính toán là cân đối tỷ lệ văn hóa và nghề nghiệp trong chương trình như thế nào, 9 3 hay 9 5 cho đồng bộ”, ông Thành nói và cho rằng, ngoài sự phù hợp với thông lệ quốc tế, cách làm trên cũng giúp người học tự thiết kế chương trình học của mình với bằng cấp họ mong muốn, sao cho hợp lý nhất.

Ý kiến trái chiều về đề xuất học THCS lên thẳng cao đẳng - Hình 2

Sinh viên trường Cao đẳng Điện lực TP HCM trong một giờ thực hành. Ảnh: hepc.edu.vn.

Cân nhắc bài toán chất lượng

Thạc sĩ Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, cho biết thị trường lao động đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội ở tất cả cấp bậc.

Việc “đi tắt”, bỏ qua giai đoạn trung cấp lên thẳng cao đẳng, theo ông Tuấn, tuy tốt cho tuyển sinh nhưng không phải là mấu chốt cho bài toán phát triển nhân lực. “Thực tế là chúng ta đang thiếu nhiều nhân lực thực hành chất lượng cao. Dù ở bất cứ trình độ nào, chúng ta cần những người lao động chất lượng chứ không hẳn là bằng cấp gì”, ông nói thêm.

Ông Tuấn cho rằng không nên xem thường kiến thức phổ thông bởi dù là người lao động ở bất cứ trình độ nào, trung cấp, cao đẳng hay đại học đều sử dụng những phông nền văn hóa phổ thông khi đi làm. Do đó, việc “đi tắt” trên phải tính toán đảm bảo kiến thức phổ thông kết hợp với học nghề.

Theo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được Thủ tướng phê duyệt năm 2016, giáo dục phổ thông gồm tiểu học, THCS và THPT. Giáo dục nghề nghiệp gồm trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Giáo dục đại học gồm trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

Học hết bậc THCS, học sinh được phân luồng theo hai hướng hoặc là THPT, hoặc là Trung cấp. Phải tốt nghiệp hai bậc học này, học sinh mới có thể đi tiếp lên cao đẳng (2-3 năm), hoặc đại học.

Theo đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025″ được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2025, ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%.

Mạnh Tùng

Theo VNE

Đề xuất cho học sinh THCS học lên cao đẳng

Thay vì học xong THCS phải qua trung cấp rồi lên cao đẳng, Thứ trưởng Lao động đề nghị cho học sinh nhảy cóc, bỏ qua giai đoạn trung cấp.

Thảo luận dự án Luật Giáo dục sửa đổi sáng 15/11, đại biểu Lê Quân (Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội) cho rằng, theo chỉ thị của Bộ Chính trị năm 2011 cũng như quyết định năm 2018 của Chính phủ thì mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam phải có 30% học sinh THCS học nghề và đến 2025 đạt 40%. Tuy nhiên, hiện nay con số thực tế mới khoảng 8%. Việc phân luồng ở đa số địa phương chưa tốt, chưa thực sự gắn với đào tạo.

"Hiện công tác phân luồng đa số phụ thuộc vào nỗ lực của các trường nghề, họ lăn lộn đến tận thôn xóm, bản làng để tư vấn tuyển sinh", ông Quân nói.

Từ thực tế đó, ông kiến nghị, cần ưu tiên phân luồng học sinh. Hiện nay, các địa phương rất ưu tiên trường chuyên, lớp chọn, nhưng chưa quan tâm đến những em không đỗ vào THPT. Điều này làm lãng phí nguồn lực xã hội.

Đề xuất cho học sinh THCS học lên cao đẳng - Hình 1

Thứ trưởng Lao động Lê Quân tại Quốc hội. Ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội

Thứ trưởng Lao động nói, xu hướng của thế giới là để người dân gia nhập thị trường lao động sớm. Nếu học hết lớp 9 vào học nghề, 18-19 t.uổi có thể gia nhập thị trường lao động với mức lương 8-9 triệu đồng, sau đó có thể học liên thông vào đại học. Mô hình này đã thành công ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay các quốc gia phát triển như Pháp, Anh.

"Nếu phân luồng tốt thì cũng như đang giải quyết vấn đề kéo dài t.uổi nghỉ hưu. Chúng ta có nguồn lao động chất lượng, tăng cường t.uổi lao động sớm đặc biệt là con em nhà nghèo, người dân tộc thiểu số", ông Quân nói.

Đại biểu TP Hà Nội nhận xét, chính sách phân luồng khó khăn do bậc THPT mở nhiều trường tư thục, trường đại học mở cửa đầu vào, không có rào cản kỹ thuật về học phí và tiêu chí. Các đại học công được nhà nước đầu tư lại có chỉ tiêu ấn định nên giữa đại học và cao đẳng cạnh tranh mạnh mẽ, gây nguy cơ lãng phí.

Ông Quân cho rằng hiện nay có hai điểm nghẽn. Đó là hết lớp 9 học sinh được vào học trung cấp nhưng luật quy định các em vừa học trung cấp vừa phải học văn hoá. Điều này dẫn đến chương trình nặng, tổ chức đào tạo không hợp lý vì học nghề một nơi, học văn hóa ở nơi khác, khiến việc dạy nghề khó chất lượng. Hơn nữa, theo quy định phải học hết trung cấp mới liên thông lên cao đẳng, như vậy học viên phải mất thêm một năm để hoàn thành văn hóa mới được học tiếp.

Từ thực thế đó, ông Quân đề nghị luật ghi rõ ưu tiên phân luồng học sinh, hướng các em học nghề, đồng thời bổ sung trách nhiệm phân luồng là của ai và giải pháp thực hiện. "Đề nghị dự luật quy định học sinh THCS không chỉ học lên trung cấp mà có thể lên cao đẳng. Bộ Lao động đã thí điểm cho học sinh học hết 9 năm lên học cao đẳng, thiết kế tổng thể cả văn hoá và nghề nghiệp. Khi đó, khoảng 18-19 t.uổi các em gia nhập thị trường lao động", Thứ trưởng Quân nói.

Đề nghị thí điểm trong giáo dục phải xin ý kiến thường vụ Quốc hội

Đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho ý kiến về từ "thực nghiệm" trong dự thảo luật. Điều 29 luật hiện hành quy định về xây dựng sách giáo khoa thực nghiệm, còn trong dự thảo luật sửa đổi "thực nghiệm" nằm ở phần quản lý nhà nước về giáo dục.

Cụ thể, điều 113 của dự luật quy định Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công. Như vậy là khi đại trà mới xin ý kiến, còn thí điểm thì không.

"Đề nghị vấn đề thí điểm, thực nghiệm phải được thông qua ở Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội", ông nói và dẫn chứng mô hình trường học mới VNEN tốn t.iền tỷ nhưng hết giai đoạn 2015-2016 không tổng kết, "nếu như có bất cập thì học sinh đi về đâu".

Dự luật còn có quy định Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng tới quyền, nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, ông Tuấn cũng băn khoăn, như thế nào là chủ trương lớn, chủ trương nhỏ?

"Tôi đề nghị sửa lại, đơn giản là Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương về giáo dục đào tạo", ông Tuấn nói.

Theo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được Thủ tướng phê duyệt năm 2016, giáo dục phổ thông gồm tiểu học, THCS và THPT. Giáo dục nghề nghiệp gồm trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Giáo dục đại học gồm trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

Học hết bậc THCS, học sinh được phân luồng theo hai hướng hoặc là THPT, hoặc là Trung cấp. Phải tốt nghiệp hai bậc học này, học sinh mới có thể đi tiếp lên cao đẳng (2-3 năm), hoặc đại học.

Hoàng Thùy

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

25 hộ Làng Nủ: dời về nhà tạm cư của Vingroup, vật chất bên trong gây ngỡ ngàng
14:19:31 22/09/2024
Á hậu HongKong 'đam mê' làm bé 3, "con gái" Lương Triều Vỹ, bị tẩy chay?
14:36:16 22/09/2024
Mỗi tháng chị gái đều cho tôi 2 triệu, đến khi anh rể đem áo ngực của chị đặt lên bàn, tôi nghẹn đắng mất ngủ cả đêm
15:41:28 22/09/2024
Thót tim cảnh hai b.é g.ái bị nước cuốn trôi khi đạp xe qua ngầm tràn
17:54:55 22/09/2024
Yuke Songpaisan: Thanh tra Mit lừa tình Baifern, thiếu gia bị ngờ vực giới tính
14:46:13 22/09/2024
Không được chọn ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng phản ứng bất ngờ
15:23:16 22/09/2024
Cám: bị spoil toàn bộ kịch bản khi vừa ra rạp, vốn 1 triệu USD nghi 'mất trắng'?
16:09:25 22/09/2024
Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 23/9/2024
15:54:19 22/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Quân đội Israel xác nhận 100 quả rocket được b.ắn từ Liban chỉ trong vài giờ

Thế giới

20:24:29 22/09/2024
Theo đó, IDF giới hạn các cuộc tụ tập ở mức 30 người tham gia trong không gian mở và 300 người tham gia với không gian kín. Các hoạt động giáo dục có thể tiếp tục và người dân có thể đi làm miễn nơi làm việc an toàn.

Duy Mạnh "nựng iu" Tuấn Hưng

Sao việt

19:50:00 22/09/2024
Khoảnh khắc của Duy Mạnh và Tuấn Hưng ở liveshow bỗng trở nên viral khắp cõi mạng, nhiều người hài hước bình luận màn tương tác đó không khác gì cặp đôi yêu nhau cả.

Dàn Anh tài ngỡ ngàng trước kết quả thủ lĩnh được khán giả yêu thích nhất

Tv show

19:43:08 22/09/2024
Nhân vật này đã vượt qua Đinh Tiến Đạt, S.T Sơn Thạch, Trương Thế Vinh và giành số điểm cao nhất trong phần bình chọn thủ lĩnh được yêu thích.

Mẹ bỉm ném mạnh bình sữa xuống sàn, ngồi khóc trong tủi thân, ấm ức, chỉ có những người mẹ từng trải qua mới thấu

Netizen

19:40:18 22/09/2024
Những chị em đã, đang và sắp làm mẹ hẳn đã quen với cụm từ trầm cảm sau sinh , nhưng nếu chưa gặp phải thì sẽ không biết nó thực sự đáng sợ tới mức nào.

Kim Woo Bin nói về những ảnh hưởng tích cực của bạn gái

Sao châu á

19:27:53 22/09/2024
Trong cuộc phỏng vấn mới đây về Officer Black Belt - bộ phim hiện đang đứng đầu Netflix toàn cầu, Kim Woo Bin đã bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho bạn gái Shin Min Ah.

Xử lý nghiêm các nhóm thanh niên tụ tập đua xe, nẹt pô trên quốc lộ 51

Pháp luật

19:02:54 22/09/2024
Thời gian qua, ở nhiều địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xuất hiện các nhóm thanh, thiếu niên tụ tập thành đoàn, tổ chức rú ga, nẹt pô, lạng lách trình diễn , bốc đầu (tiếng lóng: ăn hào, ăn lẩu cá đuối...)

Đi xe máy qua cầu tràn, 2 người bị nước cuốn mất tích

Tin nổi bật

18:43:54 22/09/2024
Đến trưa 22/9, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy 2 n.ạn n.hân bị nước cuốn khi đi xe máy qua cầu tràn tại khu vực thuộc bản Áng, xã Đông Sang huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La).

Haaland quá hay, nhưng Arsenal cũng đáng gờm

Sao thể thao

18:38:40 22/09/2024
Cuộc đụng độ khốc liệt giữa quái vật Erling Haaland và hòn đá tảng Gabriel Magalhaẽs, William Saliba hứa hẹn là tâm điểm của trận đấu giữa Arsenal và Manchester City.

Phim của Tuấn Trần có thể lọt top 3 phim ăn khách năm 2024

Hậu trường phim

18:09:09 22/09/2024
Theo số liệu tham khảo của trang Box Office Vietnam, tính đến ngày 21/9, doanh thu của phim Làm giàu với ma là 122 tỷ đồng, bám sát con số 127 tỷ đồng của phim Ma Da.

Tuyệt chiêu làm sushi cuộn dưa chuột ngon, giòn ngọt cho bữa ăn cuối tuần thêm hấp dẫn

Ẩm thực

17:30:51 22/09/2024
Món sushi cuộn dưa chuột không chỉ dễ làm mà còn rất tươi ngon và bổ dưỡng, thích hợp cho cả những bữa tiệc nhỏ hay đơn giản là một bữa ăn nhẹ tại nhà.

3 thứ trong nhà càng nhiều càng nghèo khổ: Đó là gì?

Trắc nghiệm

16:32:35 22/09/2024
Trong phong thủy những đồ vật dưới đây càng giữ lại nhiều trong nhà càng hao tài kém lộc nên tránh.Vì sao nên gõ 3 lần trước khi mở cửa nếu bạn đi vắng nhiều ngày mới về?