Ý kiến trái chiều về đề xuất bỏ lớp không chuyên trong trường chuyên
Nhiều người đồng ý với việc bỏ lớp không chuyên trong trường chuyên, số khác cho rằng việc này gây thiệt thòi cho học sinh ’suýt soát’ điểm đỗ.
ThS Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM) hoàn toàn ủng hộ đề xuất tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên ở dự thảo mới đây của Bộ GD&ĐT. Theo ông, không nên để lẫn lộn nhiều hệ trong trường chuyên, vì một học sinh lớp thường nếu học trong trường chuyên sẽ vẫn mang phù hiệu trường chuyên. Cùng với đó, phải sử dụng ngân sách nhà nước đúng mục tiêu và đúng con người thụ hưởng.
Ông cũng đề nghị cần xóa bỏ hình thức lớp chuyên trong trường thường vì làm vậy sẽ phân tán học sinh giỏi, hao tổn ngân sách của nhà nước, không hiệu quả. ” Trường chuyên phải hiểu đúng là nơi bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu đặc biệt ở tất cả các môn văn hóa”, ông Phú nói và nhấn mạnh thêm không thể lấy học sinh trường chuyên tham gia các cuộc thi học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học với học sinh trường thường.
Còn theo ThS Đinh Đức Hiền – giáo viên Sinh học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI, chúng ta cần thay đổi mô hình và triết lý đào tạo của trường chuyên chứ không phải chỉ là xóa lớp không chuyên. Trường chuyên phải thực sự là môi trường đào tạo tinh hoa theo đúng nghĩa chứ không phải nơi đào tạo “gà nòi” như nhiều đơn vị đang thực hiện.
Trường chuyên phải là đầu tàu đổi mới, mô hình, biểu tượng cho giáo dục địa phương. Lâu nay, mọi người thường dùng con số về việc học sinh của trường chuyên đi thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế để đánh giá thành tích mà quên để ý đến những tiêu chí khác.
Ông Hiền nhấn mạnh, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh cần và được phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất. Trường chuyên bên cạnh việc phát hiện bồi dưỡng những tinh hoa về lĩnh vực cụ thể thì cũng không thể đứng ngoài cuộc xu thế giáo dục để học sinh trở thành công dân toàn cầu. Do đó, theo thầy Hiền, việc xóa bỏ lớp không chuyên là không nên, mà nó phải trở thành mô hình chuẩn không chuyên chất lượng cao và hội nhập.
Video đang HOT
Tranh luận xung quanh đề xuất bỏ lớp không chuyên trong trường chuyên.
Các phụ huynh cũng đưa ra ý kiến trái chiều liên quan vấn đề trên. Anh Nguyễn Việt Hòa – phụ huynh có con học lớp 10 ở Hà Nội cho rằng, đề xuất bỏ lớp không chuyên trong trường chuyên là cần thiết, bởi hiện nay, nhiều đại học ưu tiên xét tuyển, tuyển thẳng cho học sinh trường chuyên. Trong khi đó, nhiều học sinh không thật sự có năng lực nhưng vẫn được hưởng những ưu tiên này nhờ theo học lớp không chuyên của trường chuyên.
“Nếu cứ duy trì lớp không chuyên, lớp chất lượng cao thì e rằng dễ phát sinh biến tướng, mở rộng để hưởng quyền tuyển thẳng. Như vậy thật không công bằng”, anh Hòa nói.
Đồng quan điểm, chị Vũ Minh (Hải Phòng) cho rằng hệ thống trường chuyên cấp 3 sẽ đào tạo ra những tinh hoa tri thức cho đất nước, vậy nên, trường chuyên chỉ nên tập trung cho các lớp chuyên. “Bất kỳ xã hội nào cũng cần sự phân cấp, người giỏi thì học trường chuyên, người học lực bình thường thì học trường bình thường. Vì thế học sinh học lực không quá tốt cũng không nên cố vào những lớp không chuyên của trường chuyên”, chị Minh nêu quan điểm.
Trong khi đó, theo chị Lê Bình (Hà Nội), việc bỏ lớp không chuyên sẽ thiệt thòi cho học sinh chỉ thiếu rất ít điểm, vì hầu hết học sinh lớp không chuyên là những bạn chỉ thiếu 0,5 điểm do thiếu may mắn. Chị đã đọc và theo dõi những học sinh học lớp không chuyên tại trường chuyên nhưng đạt nhiều giải quốc gia và quốc tế. Nếu bỏ lớp không chuyên thì sẽ bỏ sót rất nhiều tài năng.
Trong dự thảo Bộ GD&ĐT mới công bố quy định không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên. Lớp học trong trường chuyên phải được tổ chức theo các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ban hành, gồm Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ 1. Mỗi lớp chuyên không quá 35 học sinh.
Trên cơ sở các điều kiện bảo đảm chất lượng và đề nghị của hiệu trưởng trường chuyên, cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên quyết định số môn chuyên và số lớp chuyên đối với từng môn chuyên.
Hệ thống trường chuyên gồm trường chuyên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một trường chuyên. Tuy nhiên, hiện không ít các trường chuyên có các lớp không chuyên, lớp chất lượng cao dành cho học sinh không đủ điểm trúng tuyển vào lớp chuyên.
Thời gian góp ý cho dự thảo từ 14/10 đến 14/12 tại cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ GD-ĐT tính không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên
Đó là nội dung đáng chú ý được đưa ra tại dự thảo thông tư ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên mà Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu để xin góp ý dư luận.
Theo dự thảo, lớp học trong trường chuyên được tổ chức theo các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng GD-ĐT ban hành, bao gồm: Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ 1.
Cùng đó, quy định không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên.
Mỗi lớp chuyên có không quá 35 học sinh.
Trên cơ sở các điều kiện bảo đảm chất lượng và đề nghị của hiệu trưởng trường chuyên, cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên sẽ quyết định số môn chuyên và số lớp chuyên đối với từng môn.
Dự thảo cũng nêu rõ, hệ thống trường chuyên bao gồm trường chuyên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học.
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có ít nhất 1 trường chuyên.
Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua, đồng nghĩa với việc các lớp dành cho học sinh không đủ điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên (với tên gọi khác nhau như: lớp cận chuyên, lớp chất lượng cao,...) đang được không ít các trường THPT chuyên triển khai hiện nay sẽ bị bãi bỏ.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Dự thảo cũng nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn của trường chuyên là trường dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học của học sinh trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Trường chuyên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung học quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học và nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Tổ chức và thực hiện kế hoạch dạy học chương trình giáo dục nâng cao đối với các môn chuyên do Bộ trưởng GD-ĐT quy định; Nghiên cứu vận dụng phù hợp, hiệu quả chương trình giáo dục và các phương pháp quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá tiên tiến; thúc đẩy giáo dục tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học trong giáo dục phổ thông; Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu; giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực nghiên cứu khoa học; sử dụng thành thạo thiết bị dạy học hiện đại; có kỹ năng về công nghệ thông tin; sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp, dạy học và nghiên cứu khoa học,...
Bộ GD-ĐT lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thông tư này đến hết ngày 14/12/2022.
Bộ GD-ĐT dự kiến không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo thông tư quy chế và hoạt động của trường THPT chuyên. Theo dự thảo, hệ thống trường chuyên bao gồm trường chuyên thuộc tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học. Mỗi tỉnh/TP trực thuộc Trung ương sẽ có ít nhất 1 trường chuyên. Trong đó, trường chuyên...