Ý kiến giáo viên: Là người thầy, cần lắm sự chân thành và tận tụy
Thời gian qua, dư luận hoang mang chuyện cô giáo không giảng bài suốt 3 tháng, cô giáo bắt học sinh ngậm nước vắt từ giẻ lau bảng… Nhiều câu hỏi được đặt ra, làm sao để hình ảnh người giáo viên không bị ảnh hưởng tiêu cực? Làm sao để công chúng không bị mất niềm tin vào nhà giáo?
Ảnh minh họa
Sau phẫn nộ là hoang mang! Người thầy đã nhầm lẫn quyền lực thành quyền uy. Bạo lực còn leo thang nếu chúng ta không giải quyết sớm. Còn đâu nữa “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”?
Qua quá trình làm giáo dục, nhất là những gì tôi đã trải qua, kinh nghiệm tiếp xúc, làm việc tuy chưa có nhiều nhưng tôi thấy thầy cô chúng ta (cả bản thân tôi) đang thiếu và yếu nhiều thứ, rất lâu không được khắc phục. Đó là những kỹ năng mềm về giao tiếp với học sinh, với cha mẹ, với cộng đồng, kỹ năng quản lý và phát triển bản thân – những điều mà không có trường lớp nào dạy chúng ta, những điều mà chúng ta cần tự mình học hỏi, mỗi ngày từng chút một.
Có không ít giáo viên mắc bệnh tâm lý dẫn đến những hành vi sai trái nhưng đã không được khắc phục kịp thời. Chúng ta cũng chưa kịp khắc phục những điều kiện khiến cho chất lượng lao động của giáo viên không thể được đảm bảo. Đó có thể là số lượng học sinh đông, quá tải; thiếu thốn về cơ sở vật chất; thiếu trợ lý tâm lý học đường, đồng lương chưa tương xứng… Trước những khủng hoảng trong nhà trường, thật sự rất cần những chuyên gia tâm lý.
Mặc dù trong các quy định của ngành giáo dục đã đề cập đến những tồn tại này. Tuy nhiên, những khắc phục trong đầu tư cho giáo dục, cho phát triển nhà trường ở mỗi địa phương đang quá chậm và có sự khác biệt, chênh lệch quá lớn.
Ở nước ta, sinh viên Sư phạm có được học những chương trình kiểu như xây dựng mối quan hệ với gia đình học sinh hay không? Thưa không, dường như nó chỉ được nhắc đến trong lý thuyết môn giáo dục học, môn tâm lý học lứa tuổi và sư phạm… Nhưng thực tình chẳng có môn đó, vì thiếu thốn những bài tập thực hành, những quá trình bền bỉ ở thực tiễn.
Video đang HOT
Thật lòng mà nói trong những tháng ngày miệt mài trên ghế giảng đường đại học sư phạm, tôi vẫn mãi ngạc nhiên về vấn đề nhiều bạn là sinh viên sư phạm khi tuyển vào không có lý tưởng nghề nghiệp, không có kỹ năng mềm. Họ thi Sư phạm là do gia đình “ép”, họ cứ nghĩ có được một công việc ổn định là được, là đủ mà không biết rằng mình đang “liều”. Khi họ nhận một công việc mà không am hiểu, không yêu, họ đã bắt đầu đặt mình vào tình trạng nguy hiểm. Khi họ ra trường, không ít người bỡ ngỡ, bối rối về ứng xử giữa gia đình với học sinh. Không yêu, không thích mà làm Sư phạm? Quả thực rất miễn cưỡng và khó khăn.
Chưa đến 1 năm làm giáo viên quản nhiệm nhưng tôi nhận thấy nhiều người thầy vẫn thiếu không ít phẩm chất cần có. Không có nhiều giáo viên ôm học sinh vào lòng mà sẻ chia niềm vui, nỗi buồn. Phải chăng chúng ta đang thiếu giáo viên cười vui, dám rơi nước mắt trước thất bại của mình, của học trò? Chúng ta cũng đang thiếu những giáo viên chủ động thỏa thuận, bàn bạc với học trò nội quy ứng xử. Đồng thời, chúng ta đang thiếu những giáo viên tự coi mình là thành viên của lớp, là người bạn của học trò?
Thực tế, cũng nhiều giáo viên chưa nhận thức được nghề giáo sẽ áp lực, nguy hiểm ra sao khi không hiểu và không yêu nghề. Tôi thấy có những giáo viên đã thất bại, đã không hạnh phúc với nghề nghiệp vì họ chỉ cố để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, công tác quản nhiệm. Họ nhận lại áp lực nghề nghiệp, trong khi cánh cửa để đánh thức việc học tập của trẻ chính là “trái tim”, sự gần gũi với đứa trẻ.
Hướng đi nào cho giáo dục? Đó là tôn trọng và yêu thương.
Từ bao giờ, những người thầy, người cô đã quên mất sự tôn trọng, sự yêu thương nên thay bằng những lời khuyên, những cư xử tế nhị, chân thành, chúng ta lại mạt sát, lại chỉ dùng kỉ luật, dùng hình phạt để dạy trò. Khi còn nhỏ, chúng cúi đầu nhận lỗi, chúng lặng lẽ thu mình. Khi lớn, chúng phản kháng, chúng trả lại cho thầy những bất mãn của chúng bấy lâu…
Từ bao giờ, những người cha người mẹ tìm đến trường như là sự phó mặc con “trăm sự nhờ thầy” hay những kì vọng “con tôi, con tôi thế kia”, … những bức xúc đạt lý mà chẳng thấu tình. Khi nào mà thành quả chung, mục đích chung của họ với nhà trường là những đứa trẻ, những mầm xanh thế mà họ với thầy cô như là những người đứng ở hai đầu “chiến tuyến”. Từ bao giờ, họ và những người giáo viên, những người lớn đã chẳng thể đồng cảm, chẳng thể sát cánh kề vai. Họ đã mất đi chất keo để kết nối, đó là niềm tin, là sự tôn trọng, là sự hợp tác, là những gì thuộc về vẻ đẹp tâm hồn. Nhiều bậc phụ huynh luôn nói thầy cô chỉ vì tiền. Nhưng tôi xin hỏi cuộc sống này ai không vì tiền, những đồng tiền do mình làm ra bằng sức lực tại sao lại bị coi thường?
Bạn bè, người thân quen luôn nói tôi mơ mộng, lý tưởng hóa nghề giáo, rồi thực tế sẽ đập tan mộng tưởng đó. Ngay cả ông ngoại tôi, một nhà giáo nhân dân, cũng phản đối việc tôi thi sư phạm. Nhưng tình yêu nghề của tôi, sự ủng hộ nhiệt liệt từ bố đã giúp tôi quết tâm theo đuổi nghề giáo.
May mắn cho tôi, sau 3 năm đi làm, tình yêu ấy đã giúp tôi vượt qua vô vàn khó khăn, thất bại.
Những ánh mắt vô tư, nụ cười hồn nhiên của tụi nhỏ như món quà vô giá, như liều “đô-ping tinh thần” cho tôi.
Từ trái tim sẽ tới trái tim, tôi tin rằng khi mình sống với học trò càng chân thành và hết lòng bao nhiêu thì hương hoa sẽ càng ngược gió tung bay bấy nhiêu…
Trần Thị Vân Anh
Theo Dân trí
"Cô giáo không giảng bài" chuyển qua làm văn phòng
Không giảng bài suốt 3 tháng lên lớp, cô Trần Thị Minh Châu không bị buộc thôi việc nhưng điều chuyển sang bộ phận văn phòng của Trường THPT Long Thới (Nhà Bè, TPHCM).
Theo thông tin mới nhất của Dân trí, cô Trần Thị Minh Châu, nguyên giáo viên Trường THPT Long Thới (Nhà Bè, TPHCM) - cô giáo lên lớp nhiều tháng không giảng bài - đã được điều chuyển sang làm việc ở bộ phận văn phòng của trường này.
Trước đó, quyết định kỷ luật cô Châu được Trường THPT Long Thới đưa ra vào ngày 13/4 ở mức là cảnh cáo, điều chuyển sang công việc khác, không còn phụ trách việc đứng lớp.
Cô Trần Thị Minh Châu - người lên lớp không giảng bài suốt 3 tháng - được điều chuyển qua làm việc ở bộ phận văn phòng
Cô Trần Thị Minh Châu là giáo viên mà học sinh Phạm Song Toàn phản ánh việc cô nhiều tháng lên lớp nhưng không giảng bài, không nói chuyện, chỉ chép bài lên bảng rồi để học sinh tự học, tự làm bài.
Trước đó, vào năm 2012, khi đang công tác tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Q.4, TPHCM), cô Trần Thị Minh Châu đã bị Sở GD-ĐT TPHCM ký quyết định kỷ luật cảnh cáo vì vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đạo đức, tư cách nhà giáo, xâm hại môi trường sư phạm.
Trong buổi tổng kết Hội nghị Thành ủy TPHCM lần thứ 16 diễn ra vào chiều 17/4, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh, Trường THPT Long Thới đã xử lý chậm trong sự việc cô giáo không giảng bài, không nói chuyện khi lên lớp suốt 3 tháng diễn ra tại trường.
Không chỉ hành vi ứng xử của giáo viên, liên quan đến sự việc này, ông Nhân cũng đặc biệt quan tâm đến vai trò quản lý của ban giám hiệu trong trường. Theo như ông Nhân nắm được thì phụ huynh đã phản ánh, lên tiếng về sự việc nhưng nhà trường không nắm bắt được để xử lý kịp thời. Điều này không chỉ cho thấy cách quản lý chưa sâu sát mà còn là thể hiện của sự thiếu dân chủ trong trường học, tiếng nói của học sinh, phụ huynh chưa được nhà trường lắng nghe, chấn chỉnh.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị, ngay trong hè này, ngành giáo dục TPHCM cần thiết kế, tổ chức một đợt sinh hoạt cho giáo viên để nâng cao vị thế nghề nghiệp trong xã hội, nói không với vi phạm đạo đức nghề giáo.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Có sự khủng hoảng đang xảy ra ở hoạt động Sư phạm? Cô giáo lên lớp không giảng bài; cô giáo phạt học trò uống nước giặt giẻ lau; học sinh nhảy lầu tự vẫn vì áp lực học tập... theo cựu nhà giáo, nhà văn Vũ Đức Sao Biển, đang có sự khủng hoảng ẩn sâu bên trong hoạt động Sư phạm hiện nay. Trong buổi ra mắt cuốn sách "Ơi, cái tuổi trăng...