Ý kiến giáo viên: Còn chuộng thành tích, còn “xin điểm”
Tôi có những đồng nghiệp thường xuyên tắt điện thoại mỗi mùa thi, có những người thẳng thừng từ chối chuyện sửa điểm, nâng điểm. Nhưng đổi lại là lời dèm pha “không biết thương trò”, “điểm số trong tay mà không biết tận dụng”, “nâng cho trò một vài điểm có chết ai đâu”…
Ảnh minh họa
Dõi theo tâm sự của cô giáo L.T. trong bài viết “Nỗi niềm khi dạy lớp chọn”, tôi nhận ra bóng dáng của tôi cùng những người đồng nghiệp quanh mình về nạn “ xin điểm”. Cứ mỗi một mùa thi về, khi học sinh vừa hoàn thành xong các bài kiểm tra cuối năm, giáo viên tất bật với việc chấm chữa bài, vào điểm, thống kê, báo cáo thì những cuộc điện thoại hỏi thăm, nhờ vả lại đến.
Mỗi khi nhấc máy lên nghe giới thiệu rằng đầu dây bên kia là phụ huynh của em này, lớp kia là y như rằng sau những câu từ xã giao vội vàng là lời thăm dò bọn trẻ có làm bài được không, bao nhiêu điểm, có đủ điểm giỏi hoặc khá và thiếu hụt bao nhiêu phẩy nữa…
Thú thật, nhận những cuộc điện thoại đó, chúng tôi “oải” vô cùng. Trò thì em nào cũng thương, nhưng điểm số đã rõ ràng trên giấy trắng mực đen. Vậy nhưng lời nhờ vả xin điểm của phụ huynh vẫn vang lên liên tục trên máy điện thoại rồi chuyển sang nhắn tin, hẹn gặp. Mà đâu chỉ có trường chuyên lớp chọn mới xin điểm, ngay tại các trường phổ thông, trong các lớp học đại trà vẫn tồn tại nạn “xin – cho”.
Đặc biệt là những năm cuối cấp, khi học bạ là một trong những “chiếc vé” ưu tiên để xét tuyển cộng điểm cùng với bài thi chuyển cấp, tốt nghiệp thì tình trạng xin điểm này càng chóng mặt hơn. Bởi vậy mới có tình trạng hàng loạt học bạ “đẹp như mơ” với cơn mưa điểm 10 ở tiểu học, học bạ lớp 9 và lớp 12 có điểm số tăng đột biến. Tất cả không thể nào là lẽ tự nhiên vốn thế mà chắc chắn rằng đằng sau có “bàn tay phù phép” của giáo viên, lời gửi gắm của phụ huynh.
Tôi có những đồng nghiệp thường xuyên tắt điện thoại mỗi mùa thi, có những người thẳng thừng từ chối chuyện sửa điểm, nâng điểm. Nhưng đổi lại là lời dèm pha “không biết thương trò”, “điểm số trong tay mà không biết tận dụng”, “nâng cho trò một vài điểm có chết ai đâu”…
Phụ huynh đã ví đó là những thầy cô có “trái tim sắt đá” đã làm con họ vuột mất danh hiệu thi đua, hẹp cửa trong thi cử chuyển cấp… Đáng buồn biết bao nhiêu!
Video đang HOT
Thi đua lập thành tích trong dạy học là một phong trào lớn, đúng đắn của ngành giáo dục. Nhưng khi thi đua không công bằng thì sẽ tồn tại song song thành tích thật và thành tích ảo. Thành tích thật sẽ là động lực để đổi mới nước nhà, dựng xây con người tương lai. Ngược lại, thành tích ảo sẽ là lực cản không hề nhỏ cho bất kỳ sự chuyển động nào của quá trình đổi mới, sáng tạo.
Thử hỏi học sinh có biết năng lực thật của bản thân không thì hẳn là các em sẽ tường tận hơn ai hết. Khi bố mẹ can thiệp để sửa điểm, nâng danh hiệu, chưa chắc gì các em đã thật sự tự hào với tấm bằng khen mà các em được nhận. Và bằng việc xin điểm, nâng điểm, chính người lớn đã dạy cho các em làm quen với sự giả dối, thiếu trung thực. Điều này thật sự nguy hại, không chỉ cho hiện tại mà cả tương lai lâu dài của bọn trẻ!
Tiếc rằng trong bối cảnh nhà nhà chuộng bằng cấp, người người chuộng điểm số như hiện nay thì tình trạng xin điểm sẽ còn tha hồ đâm chồi tươi tốt trên “mảnh đất màu mỡ” – bệnh thành tích!
Toàn ngành giáo dục đã phát động phong trào “Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục” nhưng để xóa triệt để căn bệnh này thì không chỉ mỗi nhà trường và giáo viên phải nỗ lực! Chính phụ huynh và gia đình phải thay đổi quan niệm của mình về điểm số, thành tích!
Nguyễn Thùy
(Thừa Thiên Huế)
Theo Dân trí
Giấu danh sách thí sinh, phụ huynh gian lận thi cử: Thí sinh học thật mới là người tổn thương
Hôm qua, 25/3, đã có thêm một thiếu tá công an ở Sơn La bị tước danh hiệu vì liên quan đến tiêu cực xảy ra tại kỳ thi THPT quốc gia 2018. Những người "bán điểm" đã dần dần được đưa ra ánh sáng. Thế nhưng, những người mua điểm, những người được hưởng lợi từ việc mua điểm này vẫn nằm trong "bóng tối" dù đã có kết quả điều tra.
PV Tiền Phong ghi nhận ý kiến của thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, giáo viên dạy Hóa, trung tâm Học mãi về vấn đề này.
Thầy Vũ Khắc Ngọc nói:
Tôi cho rằng cho đến thời điểm này, không thể không công khai danh sách thí sinh được chạy điểm. Việc công khai này cũng là một biện pháp để răn đe. Vì gian lận thi cử này rất nghiêm trọng. Nghiêm trọng cả về quy mô và mức độ. Quy mô ở đây là số lượng thí sinh, số lượng bài thi được sửa điểm lớn.
Thầy Vũ Khắc Ngọc
Mức độ là số điểm được sửa rất trắng trợn. Gian lận thi cử thời nào cũng có, những chuyện như quay cóp, nhìn bài bạn là những cái thi thoảng vẫn gặp. Nhưng nâng điểm ở mức từ điểm liệt lên thủ khoa cả nước thì không thể chấp nhận được.
Sự nghiêm trọng về tính chất ở đây còn thể hiện ở khía cạnh quyền lợi cá nhân. Khi sự việc xảy ra, những người trong ngành có so sánh với sự việc xảy ra ở THPT dân lập Đồi Ngô, Bắc Giang hay THPT Phú Xuyên A, Hà Tây cũ. Nhưng thực ra tính chất của vụ việc không giống nhau. Những sai phạm ở Đồi Ngô hay Phú Xuyên A xảy ra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, vì bệnh thành tích của địa phương, không có tính chất vụ lợi cá nhân.
Còn sự việc tại Hòa Bình hay Sơn La, Hà Giang lại là quyền lợi cá nhân, liên quan đến đỗ, trượt khi tuyển sinh vào ĐH. Nếu nói nặng lời thì đó là tham nhũng "bổ nhiệm". Vì những thí sinh này đa số vào trường công an, quân đội. Tuyển sinh của quân đội, công an không đơn thuần là tuyển sinh mà đó là tuyển dụng luôn. Nên khi đỗ vào không chỉ là trúng tuyển đại học mà kèm theo một biên chế mặc định.
Đó còn chưa kể có những thí sinh là con em những gia đình có gia thế, địa vị, thậm chí là đã có sẵn bản quy hoạch nào đó mà như mọi người nói là "tờ A4" đã có sẵn, ra trường làm gì ở đâu rồi. Rõ ràng, chạy điểm này không phải là hành vi chạy điểm thông thường. Việc công khai danh tính thí sinh còn là một cách đánh giá đối với phụ huynh. Họ là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội nhưng đã có hành vi chạy điểm tức là chạy chức, chạy quyền cho con, họ làm như thế là không chấp nhận được.
Trong lịch sử thi cử phong kiến Việt Nam, lỗi liên quan đến gian lận thi cử như thế rất nghiêm trọng, thậm chí có thể tử hình, chặt đầu. Trong một xã hội đề cao, coi trọng việc học hành khoa cử như Việt Nam thì không thể xử lý nội bộ nhẹ nhàng. Vì như thế sẽ tạo ra tiền lệ rất xấu. Hiện nay các cơ quan chức năng mới chỉ dừng lại ở việc truy tố đối tượng là cán bộ thực hiện thi. Những người chạy điểm, mua điểm chưa thấy có phương án xử lý.
Cần phải tham khảo ý kiến của luật sư xem trong pháp luật Việt Nam có điều luật nào mang tính răn đe những người chạy điểm hay không. Nếu không có hoặc không đủ mạnh thì việc công khai danh tính là một giải pháp răn đe cần thiết.
Mạng xã hội rất phát triển, thông tin trái chiều, thật giả đang lẫn lộn. Nên việc công khai minh bạch thông tin cũng là một cách để dập tắt được những thông tin không chính xác. Sở GD&ĐT các tỉnh, Bộ GD&ĐT không công khai danh tính của thí sinh, song điều này cũng không ngăn được sự "điều tra" của dư luận đối với những người tham gia chạy điểm này. Cho nên dù Bộ, hay Sở có không công khai thì cũng không giấu được hết.
Sự che giấu đó lại làm phát sinh vấn đề. Có thể có những thí sinh điểm cao nhưng không phải do được nâng điểm, giờ không công khai, họ có thể bị thông tin giả vùi dập, có khi những thí sinh này còn bị tổn thương còn lớn hơn những thí sinh được chạy điểm. Đó còn chưa kể những kẻ xấu có thể chế ra một hình ảnh, một thông tin nào đó để thổi phồng sự việc lên. Do vậy, việc không công khai còn nguy hại hơn, gây ra tổn thương còn lớn hơn.
Ngay tại thời điểm này, ở Mỹ cũng đã phát hiện một đường dây phụ huynh "chạy" điểm cho con vào ĐH. Họ đã bị công khai danh tính và bị xử lý rất nghiêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chính những phụ huynh này. Nhưng họ vẫn làm. Đây là một tiền lệ để dư luận Việt Nam so sánh. Nếu viện lý do công khai sẽ gây tổn thương những thí sinh được chạy điểm thì đó là cách trả lời không công bằng với những thí sinh khác, họ lại bị thiệt thòi vì những sai phạm này một lần nữa.
Gian lận thi cử tại Hòa Bình: Gần 20 trường ĐH có thí sinh "dính"
Trao đổi với Tiền Phong, ông Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình cho biết, hôm qua 25/3, sở đã hoàn tất các công việc mà Bộ GD&ĐT giao liên quan đến cập nhật lại điểm cho thí sinh sau kết quả chấm thẩm định. Ông Đắc cho biết, có khoảng gần 20 trường ĐH có thí sinh được nâng điểm của Hòa Bình theo học.
Theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, đến thời điểm hiện tại, Sở GD&ĐT Hòa Bình đã cập nhật xong. Đồng thời đã gửi kết quả cập nhật về các trường ĐH, CĐ có thí sinh liên quan. Hôm nay, 26/3, Sở GD&ĐT Hòa Bình sẽ gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, ông khẳng định, cũng có nhiều thí sinh trong danh sách thẩm định lại kết quả không nhập học tại các trường trúng tuyển.
Trước câu hỏi có bao nhiêu thí sinh trong danh sách trúng tuyển vào khối trường công an, quân đội, ông Đắc từ chối trả lời. Ông cũng vẫn giữ quan điểm không công khai danh sách thí sinh.
Trao đổi qua điện thoại, ông Hoàng Tiến Đức, giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La, khẳng định Bộ GD&ĐT đã nói hết rồi, Sở làm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ. Bộ nói thế nào thì Sở nói thế và không cung cấp gì thêm.
Theo Tiền phong
Cô giáo tâm sự: Nỗi niềm khi dạy lớp chọn Năm nay, tôi may mắn vì mình được dạy ở lớp chọn. Đây là lớp tập trung rất nhiều học sinh khá giỏi. Phải nói các em tiếp thu bài khá tốt. Mỗi khi lên lớp, thầy và trò đều rất hào hứng, sôi nổi. Tôi từng rất vui và hạnh phúc khi được dạy ở lớp này. Ảnh minh họa Ai đã...