Ý kiến của một nhà báo: ‘Dạy con là việc của thầy cô’
Mới đây nhà báo Hoàng Anh Tú nêu quan điểm rằng, dạy con là việc của thầy cô. Trên thực tế, không ít ông bố bà mẹ đã phải “nổi điên” lên khi ngồi kèm con học bài.
Có bậc cha mẹ đã từng không thể kiềm chế “cơn điên”, vứt sách vở của con thậm chí là xé cả sách của con vì dạy mãi mà con mình không hiểu…
Tiếng trống trường đã điểm, một năm học mới đã thực sự đến với con em của mỗi gia đình. Bên cạnh sự bộn bề của công việc, sự nghiệp, còn có thêm sự bộn bề của việc “dạy con”, “kèm con” học bài. Đây được xem là một vấn đề không nhỏ trong mỗi gia đình. Không ít gia đình trở nên hết sức căng thẳng trong vấn đề dạy con học bài, nhất là những ai có con trong độ tuổi vào lớp 1 hoặc đang học trong những năm đầu của cấp tiểu học.
Không ít cảnh những ông bố bà mẹ từng phải “nổi điên” khi ngồi kèm con học bài. Có bậc cha mẹ đã từng không thể kiềm chế “cơn điên”, vứt sách vở của con thậm chí là xé cả sách của con vì dạy mãi mà con mình không hiểu…
Thực trạng phụ huynh căng thẳng, stress khi kèm con học bài là một câu chuyện có thật trong mỗi gia đình hiện nay. Đề cập đến vấn đề này, mới đây, trên trang facebook cá nhân của mình, nhà báo nổi tiếng Hoàng Anh Tú đã nêu lên quan điểm khá là mới mẻ, anh cho rằng: “dạy học là việc của cô”. Cách nói của anh hàm ý cho rằng, việc dạy con học là việc của thầy cô, không phải việc của cha mẹ. Chúng tôi xin trích nguyên nội dung bài viết này để các bậc cha mẹ tham khảo:
Ảnh minh họa
“Tôi thực sự mà nói thì chưa từng dạy con. Từ bé, Pi My và sau này là Nguyên đều đã lớn lên như thế. Đã có lúc tôi nghĩ mình đang dạy con, nhưng khi “tỉnh” lại, tôi luôn tự nhắc mình: Không! Đó không phải là dạy. Đó là hướng dẫn!
Dạy con là chuyện của các cô giáo ở trường. Là kiến thức phải dạy mới học được. Là cả những nguyên tắc ứng xử mà các con tôi tiếp nhận qua học và thấy. Tôi không đồng tình với cách sử dụng bạo lực nhưng tôi cũng không phản đối nếu như có đôi lần cô tét mông con tôi. Tôi nghĩ đó là kỷ luật mà đôi lúc người ta buộc phải áp dụng khi cùng lúc quản lý đến 30 đứa trẻ. Nếu không có kỷ luật, con tôi hoặc con người khác có thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức đúng sai của lũ trẻ còn lại. Kỷ luật luôn cần thiết cho một cộng đồng cùng phát triển. Như luật giao thông cần để việc giao thông chung không bị hỗn loạn.
Video đang HOT
Dạy con là việc của các cô. Tôi chỉ là người hướng dẫn. Thậm chí đôi khi còn là người được dạy bởi chính các con mình. Như việc phải đọc lại sách hoặc bài giảng của các cô khi phải hướng dẫn con mình giải bài tập cuối tuần. Đôi khi, bố mẹ phải học lại để đủ kiến thức mà giảng giải cho con hiểu!
Tôi nghĩ tôi chỉ là người hướng dẫn là bởi tôi muốn các con mình độc lập thay vì bị áp đặt bởi suy nghĩ của tôi, mơ ước đời tôi và cách sống của tôi! Hướng dẫn là dắt tay con cùng đi. Là tư vấn cho con thay vì đưa ra quyết định thay con. Tôi nghĩ rồi giáo dục người ta sẽ đổi dần từ cách nhồi nhét kiến thức sang khám phá kiến thức, từ văn mẫu, toán đánh đố, sử địa thuộc lòng sang văn cảm nhận, tự luận, toán khám phá, tìm hiểu hay sử địa mang tính chia sẻ, học hiểu! Vai trò của các cô sẽ là dạy cách tiếp cận hơn là dạy cho đầy kiến thức.
Tôi thích mình trở thành cố vấn cho các con hơn là một ông bố nghiêm khắc! Muốn cố vấn tốt thì phải hiểu “thân chủ” của mình! Tôi nghĩ mỗi cha mẹ nên bắt đầu những bài tập Lắng Nghe nhiều hơn thay vì chỉ dẫn, chỉ định, chỉ tiêu hay chỉ bảo. Là thay vì cứ suốt ngày hỏi con hôm nay ở lớp có ngoan không? Hôm nay con được mấy điểm? Làm bài chưa? Hãy hỏi con như một người bạn học cùng con nhưng hôm đó nghỉ học. Là cùng hiểu, lắng nghe những gì đang diễn ra ở lớp con chứ không phải là con mình hôm nay học hành thế nào?
Có lúc tôi cũng từng âu lo khi con học kém hơn bạn bè ở lớp. Nhưng rồi thay vì bắt con phải nỗ lực vượt bạn bè, tôi sẽ cùng con nói về tương lai, về điều tuyệt vời sẽ đến nếu con học giỏi. Như bảo Pi: Bạn Thảo Hương – người bạn con thích và chơi thân nhất sẽ thích con và thân với con hơn nếu con học giỏi hơn bạn ấy! Bởi phụ nữ luôn “mê” mấy anh chàng đẹp trai lại học giỏi. Mà đẹp trai thì con đã có rồi! Như bảo My: Phụ nữ xinh đẹp lại còn thông minh thì ai cũng yêu thích. Xinh đẹp thì con đã có thừa. Hãy trở nên thông minh hơn nữa! Tôi nghĩ đó là khích lệ thay vì áp đặt, đòi hỏi!
Dạy con là việc của các cô là thế. Làm cha mẹ, với tôi có lẽ chỉ nên là dỗ con. Là tôi nghĩ thế và đang tôi đang nỗ lực làm thế!”
Ngân Khánh
Theo giadinh
13 điều quý báu người mẹ trẻ này ước gì đã từng nói cho con biết sớm hơn trước ngày con cất bước đến trường
Những lời căn dặn quý báu này sẽ luôn là điều các con nên ghi nhớ trong suốt quãng thời gian đến trường sau này.
Con gái tôi hiện đang học lớp 5 ở một trường tiểu học. Tôi đã từng chuyển trường 2 lần cho con, và hơn ai hết tôi hiểu những gì con đã trải qua và những việc tôi làm là cần thiết cho con. Đối với trẻ nhỏ, việc đi học bao gồm cả những lúc vui vẻ khi vui chơi, hoạt động nhưng cũng xen lẫn mệt mỏi, căng thẳng vì áp lực bài vở. Tôi nhận ra chúng ta - những bậc phụ huynh thời hiện đại cần có sự chuẩn bị thật tốt cho con cả về tinh thần lẫn thể chất trước khi con bước vào cấp tiểu học. Cùng chơi với con, chia sẻ những câu chuyện ở trường mẫu giáo và những gì sắp diễn ra khi con vào lớp 1 là những việc cha mẹ cần chia sẻ cùng con.
Môi trường mẫu giáo và tiểu học hoàn toàn khác nhau, trẻ lên lớp 1 không còn vô tư, thoải mái như trước. Bạn bè, thầy cô mới và những áp lực bài vở, điểm số đều có thể khiến trẻ khủng hoảng, thậm chí sợ hãi. Chính vì vậy, có con gái trong độ tuổi đến trường, tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của chính mình tới các bậc cha mẹ khi có con sắp vào lớp 1. Cụ thể trước khi lên lớp 1, bố mẹ cần giải thích cho con hiểu những điều quan trọng sau:
- Sức khỏe thể chất và tinh thần của con quan trọng hơn sách vở, bài tập. Nếu con cảm thấy không khỏe, hãy nói với ai đó.
- Con không nên so sánh mình với người khác bởi con đi học để có được kiến thức chứ không phải để theo đuổi thành tích với điểm số tốt.
- Con nên hiểu rằng nếu bị điểm kém thì không ai trách phạt con hết, nhưng khi con đạt điểm tốt thì bố mẹ sẽ vui mừng vì con.
- Nếu con gặp khó khăn, hãy nhờ thầy cô giáo hoặc bố mẹ giúp đỡ.
- Trước mỗi kì thi, con hồi hộp và lo lắng cũng là chuyện bình thường. Nhưng con cần nhớ rằng trường học không phải là tất cả cuộc đời của con, nó chỉ là một phần nhỏ, vì vậy đừng để sự sợ hãi đó xâm chiếm tâm trí và khiến con mệt mỏi.
- Thầy cô giáo cũng là con người bình thường, cũng có thể bị ốm, mệt mỏi hoặc mắc lỗi. Con hãy nhớ điều này và biết tôn trọng người thầy của mình và những gì thầy cô đã dạy bảo con.
- Không bắt nạt bất cứ ai, vì bắt nạt là dùng sức mạnh để uy hiếp kẻ yếu hơn. Khi con phát hiện ai đó có hành động bắt nạt, hãy đề nghị giúp đỡ từ phía người lớn.
- Con hoàn toàn có thể chơi game trong giờ giải lao nếu việc đó không làm ảnh hưởng tới việc học và nội quy của nhà trường, không ai có quyền phạt con. Con có thể xin phép ra ngoài nếu con buồn đi vệ sinh, con có thể từ chối ăn món đó nếu con không thích. Và nếu con thấy thầy cô có hành động thô lỗ, sai trái thì hãy nói với bố mẹ ngay lập tức.
- Nhưng nếu con làm trái nội quy, con sẽ bị phạt. Nhưng không ai có quyền làm con đau, hạ nhục và cười nhạo con. Nếu có, hãy nói với bố mẹ.
- Con cần học cách giao tiếp, tương tác với bạn bè. Nếu bạn con làm con buồn, con cần tự mình giải quyết. Nếu không thể và vượt quá khả năng của bản thân, con hãy đề nghị thầy cô hoặc bố mẹ giúp đỡ.
- Các bài học trên lớp rất hữu ích, con cần cố gắng hết sức và suy nghĩ cẩn thận.
- Con cần sống có kỉ luật như làm bài tập về nhà, lắng nghe thầy cô giảng bài, tự mình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Con có thể có thêm kiến thức khác bên ngoài trường học, nếu muốn biết thêm về vấn đề nào đó, hãy chia sẻ và nói chuyện với bố mẹ.
Nguồn: Brightside
Cha mẹ chửi tục thì con hư, đừng đổ lỗi cho giáo dục Không có thầy cô nào dạy học sinh vượt đèn đỏ, chửi thề, chính gia đình làm hư con trẻ. Ảnh minh họa Tôi rất đồng tình với ý kiến "Con hư - cha mẹ có lỗi trước khi trách nhà trường". Tôi cho rằng không có một trường học nào, từ mầm non đến đại học, dạy học sinh làm điều sai...