Ý kiến bạn đọc: Giáo viên băn khoăn về câu Nghị luận xã hội đáp án môn Ngữ văn
Thầy Phan Thế Hoài, giáo viên môn Ngữ văn chỉ ra câu Nghị luận xã hội đáp án còn chung chung, câu Nghị luận văn học phần liên hệ với kiến thức lớp 11 còn thiếu sót, điều này dẫn đến khó phân loại điểm số học sinh ở mức vận dụng cao.
Giáo viên lo lắng nếu chấm bám theo đáp án khó phân loại được học sinh
Câu 1, Phần Nghị luận xã hội, đề thi yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống ngày nay.
Theo đó, đáp án gợi ý: xuất phát từ thực tiễn đất nước, mỗi cá nhân ý thức được sứ mệnh của mình, có hành động cụ thể để đánh thức tiềm lực của bản thân, từ đó tác động tích cực đến cộng đồng nhằm đánh thức tiềm lực của đất nước.
Với câu hỏi này, đáp án phải xác định được vấn đề trọng tâm là cá nhân cần làm gì để đánh thức tiềm lực của đất nước. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ khác nhau nhưng cần tôn trọng thuần phong mĩ thục và không vi phạm pháp luật thì mới có cơ sở cho điểm khách quan, minh xác.
Câu 2, phần Nghị luận văn học yêu cầu thí sinh phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài. Từ đó, liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu để nhận xét về cách nhìn hiện thực của 2 tác giả.
Đáp án gợi ý như sau:
- Tương đồng: Bằng việc tạo dựng những tương quan đối lập, cả hai tác giả đều hướng tới khám phá hiện thực ở bề sâu, phát hiện bản chất đời sống, từ đó đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, thể hiện sự đồng cảm, xót thương ở những con người nhỏ bé, bất hạnh.
Video đang HOT
Thực ra, điểm tương đồng giữa hai sự đối lập của những chi tiết, sự việc qua hai tác phẩm chính là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, mới rõ luận điểm. Vì bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng phản ánh hiện thực từ đời sống khách quan bằng cảm quan nghệ thuật của nhà văn. Và nhân đạo chính là giá trị cốt tủy đem lại sức sống lâu bền nhất cho tác phẩm.
- Khác biệt:
Nguyễn Minh Châu nhìn hiện thực với cảm hứng thế sự bằng cái nhìn đa chiều để khám phá những nghịch lí của đời sống, cách nhìn hiện thực mang phong cách tự sự, triết lí.
Thạch lam nhìn hiện thực bằng cảm quan lãng mạn, không chỉ nhìn thấy hiện thực tăm tối tù động của đời sống mà còn đi sâu vào tâm hồn để khám phá khát vọng của con người, cách nhìn hiện thực mang phong cách tự sự, trữ tình.
Gợi ý chỉ mới nói được một luận điểm duy nhất là khác nhau về phong cách nghệ thuật của 2 nhà văn.
Cái khác thứ nhất chính là hoàn cảnh sáng tác của hai tác phẩm. “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu viết sau 1975, ở giai đoạn đất nước đang hàn gắn vết thương chiến tranh để xây dựng cuộc sống mới. Còn “Hai đứa trẻ” ra đời ở gia đoạn 1930-1945, trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến, con người bị nô lệ, lầm than.
Cái khác thứ hai, chính là ở nội dung: vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài khác với cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu. Đây là sự khác nhau giữa những sự việc, hình ảnh, con người được đặt trong bối cảnh xã hội đó.
Như vậy, nếu giám khảo căn cứ vào đáp án này để chấm, chắc chắn sẽ không phân loại được yêu cầu vận dụng cao của câu Nghị luận xã hội và phần liên hệ ở câu Nghị luận văn học, vì điểm thi của mọi đối tượng học sinh có thể được cào bằng như nhau.
Phan Thế Hoài
Theo Dân trí
Nhà thơ Nguyễn Duy: "Tôi bất ngờ vì tác phẩm được đưa vào đề thi THPT quốc gia"
Sau khi có đề thi THPT quốc gia 2018 môn Ngữ văn, nhà thơ Nguyễn Duy cho biết, mình nhận được nhiều tin nhắn và điện thoại của bạn bè đồng nghiệp. Ông cũng rất vui vì bài thơ "Đánh thức tiềm lực" có trích đoạn được đưa vào đề thi THPT năm nay.
Trao đổi với PV Dân trí ngay sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn, nhà thơ Nguyễn Duy cho hay: "Trước đây, các đề thi thường đưa ra chủ nghĩa anh hùng cách mạng hoặc vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng đề tài này khá mới và bất ngờ với tôi.
Việc ra đề thi theo hướng mở thế này, tôi nghĩ rất nên làm. Chúng ta không "nhồi sọ" nhưng chắc chắn phải nhắc đi nhắc lại với giới trẻ về trách nhiệm với tổ quốc và trong chừng mực nào đó, không nên né tránh nữa mà đặt thẳng trách nhiệm công dân với cộng đồng và xã hội, nhất là giới trẻ.
Sau khi có đề thi, nhiều bạn bè, đồng nghiệp cũng nhắn tin và gọi điện cho tôi bởi nhiều người vui vì xu hướng cởi mở đã được biểu hiện qua cách ra đề thi này".
Nhà thơ Nguyễn Duy, tác giả khổ thơ được trích đưa vào đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2018 (Ảnh: Mai Châm)
Nói về xuất xứ bài thơ, ông cho hay, sau chiến tranh, nền kinh tế quốc gia "tụt dốc theo chiều rơi thẳng đứng" (chữ của nhà thơ Tố Hữu -Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lúc bấy giờ), lại thiếu gạo, lại đứt bữa, lại thấy người ăn mày đầy đường, lại ăn độn đủ cả sắn, ngô, khoai, bo bo, mì sợi, mì bột, mì hột.
"Nhà tôi bắt đầu nuôi lợn trên lầu ba, nâng con lợn lên ngang tầm thời đại...Từng chút, từng chút, ý tứ bài thơ "Đánh thức tiềm lực" tượng hình dần trong tâm trí tôi", nhà thơ Nguyễn Duy cho hay.
Ông nhớ lại, đến đầu năm 1980 bài thơ mới "ngọ nguậy" nở thành từng con chữ trên giấy. Đến khoảng đầu thu năm 1982, khi ông Võ Văn Kiệt chuẩn bị thôi giữ chức Bí thư Thành ủy để ra Hà Nội làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, ông Nguyễn Quang Sáng chợt nảy sáng kiến họp mặt vài anh em bạn ruột (ngay tại căn hộ lụp xụp của ông trong khu tập thể 194 B Nam Kỳ Khởi Nghĩa) để mời ông Sáu Dân đến...chơi!.
Đề thi môn Ngữ Văn, kỳ thi THPT quốc gia 2018.
"Quý trọng ông Sáu Dân, chúng tôi mời ông li rượu đế và để tâm sự. Không ngờ ông Sáu Dân nhận lời.
Hôm đó có nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn, nhà thơ Nguyễn Bá (từ Cần Thơ lên) và tôi cùng với ông Sáu Dân.
Ông Nguyễn Quang Sáng thì nói chuyện viết lách. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vừa hát tình ca vừa góp ý với lãnh đạo thành phố về vấn đề... ẩm thực. Còn tôi, kính tặng anh Sáu Dân bài thơ vừa ráo mực, bài "Đánh Thức Tiềm Lực", nhà thơ Nguyễn Duy nhớ lại.
Được biết sau cuộc đọc thơ đó, nhà thơ Nguyễn Duy đưa bài "Đánh thức tiềm lực" đi đọc và "tán phát" ở nhiều nơi. Có nơi đón nhận nhiệt liệt, mời đọc, cho phát hành bài thơ bằng băng ghi âm hoặc bản in rô-nê-ô. Tuy nhiên, cũng có nơi chưa đón nhận.
Do vậy, bài thơ xuất hiện muộn hơn trên mặt báo và sách. Lần đầu tiên "Đánh thức tiềm lực" được in là in trên tờ Văn Nghệ Đồng Nai do nhà thơ Xuân Sách làm tổng biên tập, số tháng 12/1984.
Chia sẻ thêm về cảm xúc sau khi bài thơ này được đưa trích đoạn vào đề thi Ngữ văn, kỳ thi THPT quốc gia 2018, nhà thơ Nguyễn Duy cho rằng không nghĩ những người làm chương trình lại đưa trách nhiệm của văn chương trước tình hình hiện tại của xã hội và đất nước như vậy. Đó cũng là mối liên hệ giữa nghệ thuật, văn chương với cuộc sống.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2018 hỏi về "Đánh thức tiềm lực" Đề thi THPT quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn, nhiều thí sinh nhận định khá khó, có vẻ lệch tủ như hỏi về đoạn trích "Đánh thức tiềm lực" và "Chiếc thuyền ngoài xa", " Hai đứa trẻ"... Đề thi môn Ngữ văn THPT quốc gia 2018 như sau: Kết thúc môn Ngữ Văn, tại Cụm thi số 28 Nghệ An, có...