Ý kiến: 5 rào cản cần vượt qua của giáo dục đại học Việt Nam
Trên nhiều bình diện, giáo dục đại học Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở giai đoạn mới hiện nay.
Ông Trần Minh Đức, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã phân tích về những rào cản giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.
Theo ông Đức, ở cấp vĩ mô, Luật giáo dục Đại học hiện nay của Việt Nam còn có sự lẫn lộn giữa quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý của cơ sở trường đại học. Các quy định pháp luật còn mang tính tập trung bao cấp khiến cho các trường chưa có nhiều quyền tự quyết, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ từ trên giao xuống.
Trong khi đó, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học còn phụ thuộc cơ quan quản lý nhà nước, cơ cấu tổ chức chưa được tự chủ, hoạt động của Hội đồng trường còn mờ nhạt và chưa phát huy. Mô hình quản lý giáo dục hiện nay ở Việt Nam theo đánh giá của nhiều chuyên gia là còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ mô hình của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu.
Thị trường đào tạo ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các trường đại học với nhau mà còn có sự cạnh tranh với chính những đơn vị sử dụng lao động có tự đào tạo nội bộ.
Một thách thức nữa đối với các trường đại học là khả năng “chảy máu chất xám”, hiện tượng này đang diễn ra và sẽ có xu hướng tăng mạnh trong giáo dục hiện đại. Đó là lúc sự phân hóa thị trường lao động diễn ra trên toàn cầu, sự cạnh tranh về nguồn lao động chất lượng cao diễn ra trên phạm vi xuyên quốc gia và thị trường lao động trong nước có xu hướng giảm mạnh nguồn lao động có chất lượng cao do dịch chuyển ra các nước phát triển hơn.
Chưa có cuộc cách mạng nào đối với giáo dục đại học Việt Nam?
Chưa có cuộc cách mạng nào đối với giáo dục đại học Việt Nam?
Ông Trần Minh Đức cho rằng, đến nay, nước ta đã tiến hành 4 cuộc cải cách giáo dục (1950, 1956, 1979, 2002), nhưng về cơ bản đều tập trung vào giáo dục phổ thông. Trong khi đó, đào tạo đại học thực sự là lĩnh vực cần cải cách mạnh mẽ nhất, là nơi chịu trách nhiệm cuối cùng của hệ thống giáo dục để đưa sản phẩm ra xã hội thì lại chưa có sự thay đổi mang tính cách mạng nào.
Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới vị thế của hệ thống giáo dục Việt Nam và khả năng cạnh tranh trong thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực và trên thế giới, hạn chế việc thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước, gây khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế quốc gia.
Ông Trần Minh Đức đã đưa ra 5 nguyên nhân cơ bản khiến giáo dục Việt Nam có nguy cơ không theo kịp trình độ phát triển của hệ thống giáo dục các quốc gia phát triển trên thế giới.
Video đang HOT
Thứ nhất, quản trị giáo dục còn nhiều yếu kém. Sau một thời gian đổi mới, tư tưởng bao cấp, duy ý chí, quản trị theo cảm tính vẫn còn tàn dư, Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay vẫn còn chưa làm đúng chức năng quản lý nhà nước giáo dục đại học mà lấn sang chức năng thừa hành giáo dục.
Thứ hai, chưa có các cơ quan, tổ chức trung gian làm việc độc lập với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Trong nhiều năm qua, giáo dục và đào tạo Việt Nam gặp khó khăn nhiều nhất trong việc đánh giá và kiểm tra do chúng ta thiếu hẳn một tổ chức trung gian để có các ý kiến phản biện, kịp thời chấn chỉnh cũng như góp ý thực sự mang tính khoa học, có tác dụng tư vấn, khuyến nghị cho các dự thảo cải cách giáo dục. Chúng ta hiện nay vẫn trung thành với cách đánh giá truyền thống, nêu thành tích, ít tìm ra nguyên nhân tồn tại của chính mình.
Do vậy, hàng năm mỗi trường đều có rất nhiều loại tổng kết, báo cáo nhưng vẫn không tìm ra đâu là nguyên nhân gốc rễ của yếu kém, lạc hậu. Chất lượng đầu ra của sinh viên cũng như chất lượng đào tạo của hệ thống chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội và chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của người sử dụng các dịch vụ mà các trường đại học cung cấp.
Thứ ba, cơ chế tự chủ và trách nhiệm giải trình về mặt tài chính còn nhiều bất cập. Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV và mới đây là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP bước đầu trao nhiều quyền tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng cho các trường đại học, nhưng vẫn chưa đủ mạnh và linh động để giúp các trường có khả năng chủ động tự điều chỉnh chính sách của mình nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển và sự biến động nhanh chóng của thực tiễn quản lý.
Về phía các trường, vẫn còn nhiều thói quen trông chờ bao cấp từ phía nhà nước. Về phía các nhà quản lý nhà nước thì còn e ngại, chưa dứt khoát trao quyền tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng cho các trường đại học…
Thứ tư, chương trình và giáo trình giảng dạy chưa được tiêu chuẩn hóa và công nhận trên phạm vi quốc tế. Chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực giáo dục đại học trong nước và quốc tế, ít thừa nhận và tiếp nhận các kết quả đào tạo của nhau, nên người học rất khó khăn khi chuyển trường, ngành học. Việc liên thông kiến thức giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước và ngoài nước lại càng khó khăn hơn do có sự khác biệt về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học.
Thứ năm, hạn chế về khả năng nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, số lượng và chất lượng các công trình công bố trên các ấn phẩm khoa học quốc tế trở thành thước đo quan trọng, chỉ số khách quan không chỉ phản ánh sự phát triển khoa học – công nghệ cũng như hiệu suất khoa học mà còn phản ánh trình độ và chất lượng thực tế nền giáo dục của mỗi quốc gia.
Nhận thức được việc này trong khi hầu hết các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới đều có khả năng tạo ra một đội ngũ các nhà khoa học đông đảo có trình độ nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế với số lượng lớn thì tại Việt Nam, việc công bố các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế vẫn còn rất hạn chế, thậm chí có xu hướng ngày càng tụt hậu xa hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Ông Trần Minh Đức đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước: “Cần có cơ chế, cung cách quản trị đại học mới, cần có nguồn nhân lực giáo dục chất lượng cao, cần có môi trường đào tạo hiện đại, cần có đội ngũ cán bộ quản trị trường học tốt, cần có các mô hình giáo dục tiên tiến.
Mỹ Hảo (ghi)
Theo Dân trí
Đại biểu Quốc hội lên án hành vi cắt, xén tiền bán trú của học sinh
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng: "Nếu vụ việc có dấu hiệu hình sự thì phải xử lý hình sự".
Không được dùng tiền bán trú của học sinh sai mục đích
Nêu quan điểm về vụ việc "Học sinh xã đặc biệt khó khăn bị bớt xén hàng trăm triệu đồng tiền bán trú", hôm 15/9, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Lê Sỹ Kiệm, Phó phòng Kế hoạch tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho rằng, đây là hành vi không đúng quy định pháp luật.
"Tiền bán trú là khoản kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo... nhằm hỗ trợ, giúp các em vơi bớt khó khăn trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
Do đó, khoản tiền này phải được sử dụng đúng mục đích, không được cắt xén của học sinh dù là một đồng. Trong trường hợp này, nhà trường không thể đưa ra lý do khác để bao biện cho hành vi có dấu hiệu vi phạm của mình", ông Kiệm nêu quan điểm.
Trường trung học cơ sở Thành Mỹ, Thạch Thành, Thanh Hóa. Ảnh của Thanh Minh.
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội bình luận thêm: "Nếu có chuyện cắt, xén tiền bán trú của học sinh nghèo thì đó là hành vi không thể chấp nhận được.
Nhà nước dùng tiền ngân sách đầu tư, hỗ trợ cho người dân mà trong trường hợp này là hỗ trợ tiền bán trú cho học sinh, thì đơn vị có trách nhiệm phải tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng quy định, đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Cuộc sống người dân và học sinh vùng đặc biệt khó khăn là rất vất vả. Do đó, nếu trường đã cắt, xén tiền bán trú của học sinh thì phải trả lại cho học sinh. Còn việc xã hội hóa để xây dựng cơ sở vật chất là việc khác.
Không thể lấy cái cớ tu bổ, xây dựng cơ sở vật chất để cắt xén, hoặc xin 25% tiền bán trú của học sinh được", Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.
Vị Tiến sĩ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần làm rõ trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức có liên quan tới vụ việc này để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Có thể xử lý hình sự?
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng, cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc làm rõ dấu hiệu vi phạm của tổ chức, cá nhân trong trường hợp nêu trên. Nếu vụ việc có dấu hiệu hình sự thì phải xử lý hình sự.
Vị Đại biểu Quốc hội phân tích: "Thời gian qua, các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhất là các chính sách, chương trình an sinh xã hội.
Do đó, những khoản tiền trợ cấp lấy từ ngân sách để hỗ trợ người dân nói chung, học sinh vùng đặc biệt khó khăn nói riêng thì phải chi trả đúng, đến từng đối tượng cụ thể, không được thiếu một đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, không ít người lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, dùng nhiều cách để trục lợi. Đó là hành vi không thể nào chấp nhận được. Cho nên, trong vụ việc này, cơ quan thanh tra giáo dục, thanh tra nhà nước của cấp có thẩm quyền cần vào cuộc, làm rõ, xử lý nghiêm vi phạm, trả lời với công luận vụ việc trên.
Nếu vụ việc có dấu hiệu vi hình sự thì xử lý hình sự để làm gương, tạo sức răn đe đối với những người có ý định thực hiện hành vi vi phạm.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội. Ảnh của quochoi.vn.
Việc xử lý vi phạm triệt để cũng là cách để người dân vùng đặc biệt khó khăn thấy rằng, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đối với bà con vùng dân tộc là nhân văn, đồng thời để họ phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống và cố gắng vì lợi ích chung", Đại biểu Phạm Văn Hòa nhận định.
Trước đó, từ năm học 2013-2014 đến năm học 2016-2017, trường trung học cơ sở Thành Mỹ đã "xin" lại khoảng 25% tiền bán trú của những học sinh được hưởng trợ cấp của nhà nước theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP.
Cũng theo tài liệu có được, từ năm 2013 đến nay, nhà trường đã thu theo kiểu cắt, xén của học sinh thuộc diện hưởng trợ cấp tới hơn 270 triệu đồng...
Khoản tiền này do nhà trường đưa ra chủ trương thu, mà theo lý giải của ông Đinh Văn Cẩm, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Thành Mỹ: "Khoản thu này để phục vụ xây dựng cơ sở vật chất trong trường".
Lý giải trên của ông Cẩm được cho là bất hợp lý, bởi lẽ, tại điểm C, Điều 9, quy trình lập dự toán, phân bổ, quyết toán và hỗ trợ kinh phí, Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã thôn, đặc biệt khó khăn quy định rõ: " Các đơn vị được giao kinh phí thực hiện chính sách cho học sinh có trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí đúng Mục đích, theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước".
Như vậy hành vi trường trung học cơ sở Thành Mỹ cắt xén tiền bán trú của học sinh để sử dụng vào mục đích khác là trái quy định nêu trên.
Theo giaoduc.net.vn
Chủ tịch Quốc hội: Cần phát triển, nâng cao vị thế 2 Đại học Quốc gia Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu yêu cầu đó tại phiên thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học tại UB Thường vụ Quốc hội sáng 12/9. Đến thời điểm nay, mô hình hệ thống trường đại học đã được chốt với 2 cấp độ tổ chức: trường đại...