Ý chí… trên mây
Không vào đại học không phải là tai họa. Đi học nghề nhiều khi cũng là một sự lựa chọn sáng suốt, giảm tải cho các cơ sở đào tạo, giúp tạo ra sự phân luồng ngay từ ban đầu đáp ứng các yêu cầu, phân khúc việc làm của xã hội.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Giữa tháng 5, đã rất gần kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học lắm rồi nhưng chị tôi vẫn hy vọng con mình sẽ thi đậu vào những trường đại học “danh giá”.
Tôi mong ý chí của chị tôi lúc này thay thế được khả năng của con trai chị – nhưng đó là một hy vọng vô cùng mỏng manh.
Cháu tôi đã thi thử mấy lần nhưng đều đến ngưỡng 12 điểm là quay đầu. Trong khi, để vào đại học ngành tốt như gia đình chị mong thì phải cần ít nhất trên 10 điểm nữa. Chị vẫn muốn con thử sức qua vài lần thi thử nữa, bởi chị tin phong độ của con chưa đạt đúng “điểm rơi”. Chị vẫn đang cố gắng đồng hành cùng con. Cách mà chị tin rằng sẽ làm thay đổi điểm số là sự “phù phép” của những giáo viên giỏi. Chị thuê hẳn 3 giáo viên có tiếng kèm độc lập cho con chị mỗi ngày. Cháu còn học thêm với giáo viên giỏi trên mạng. Tôi ngán ngẩm, nó sẽ tiếp thu ra sao khi đã mất gốc kiến thức. Nhiều người cũng khuyên chị không nên đặt quá nhiều hy vọng dẫn đến nhồi nhét con mình. Kiến thức chứ có phải cám ngô, bánh đúc đâu. Chị giận nói cậu cứ phá ngang. Cậu chẳng tin vào cháu cậu thì phải tin vào khả năng của các thầy chứ. Cháu cậu nhất định sẽ đậu đại học, ngành tốt hẳn hoi. Cái họ này chục năm nay có đứa trẻ nào lớn lên mà đi làm thợ đâu. Nó cũng thế, không thể khác được.
Giá cháu được chị quan tâm như thế từ khi còn ở tiểu học, THCS, thì bây giờ có phải lo lắng đến thế không. Chị suốt ngày bám quầy thịt ở chợ, điều kiện kinh tế gia đình khá lên, nhưng con chị ngày càng thụt lùi đi. Chị chỉ nhận ra điều đó qua mấy lần cháu thi thử đại học.
Video đang HOT
Một số người góp ý cho cháu học nghề, nhưng chị nhất quyết không nghe. Học nghề thì suốt đời làm thợ à, ngửa mặt lên với đời sao được. Không biết chị nghĩ thế nào mà lại nói ra điều đó. Bản thân chị cũng có học đại học đâu, lao động tự do dựa vào chợ mà vẫn có điều kiện kinh tế đấy thôi. Có phải ai học đại học ra cũng có việc làm tốt ngay đâu. Mà đâu cứ nhất thiết phải học trường tốt, ngành tốt mới có tương lai tốt. Tương lai tốt do chính mình định đoạt. Kiến thức trong trường quan trọng, nhưng kiến thức, kỹ năng tiếp nhận từ xã hội cũng quan trọng không kém. Đại học chỉ là sự bắt đầu. Việc học không có điểm dừng, đôi khi việc học còn trở nên nhiều hơn sau khi chúng ta đi làm, miễn là chúng ta có ý thức, có khát vọng.
Không vào đại học không phải là tai họa. Đi học nghề nhiều khi cũng là một sự lựa chọn sáng suốt, giảm tải cho các cơ sở đào tạo, giúp tạo ra sự phân luồng ngay từ ban đầu đáp ứng các yêu cầu, phân khúc việc làm của xã hội. Đất nước phát triển cần kỹ sư giỏi, cử nhân tốt, nhưng thợ kỹ thuật tốt cũng luôn có chỗ đứng, thu nhập cao. Chúng ta không nên định kiến, dẫn đến việc xem nhẹ trường nghề và các trường đại học “tốp dưới”, để lao vào các trường “tốp trên”, sau khi không đạt được dẫn đến những cú sốc tâm lý. Tôi sẽ quyết khuyên ngăn, phân tích để mẹ con cháu hiểu, dù chị có giận hơn.
Quy chế tuyển sinh mới gây bất lợi cho các trường đại học?
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT lên tiếng trước một số băn khoăn quy chế tuyển sinh 2022 sẽ gây bất lợi cho các trường đại học.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, quy chế tuyển sinh năm 2022 chỉ điều chỉnh những nội dung mang tính kỹ thuật, khắc phục những khó khăn vướng mắc còn tồn tại, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và các cơ sở đào tạo. Quy chế mới với mục tiêu bảo đảm khách quan, công bằng giữa các thí sinh và công bằng giữa các cơ sở đào tạo.
Điểm đáng chú ý nhất của quy chế mới năm nay là thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển sau khi thi tốt nghiệp THPT. "Việc đăng ký xét tuyển này không phải là đăng ký xét tuyển "chỉ 1 lần". Mà trong khoảng thời gian này, thí sinh có thể đăng ký rồi điều chỉnh các nguyện vọng nhiều lần, cho tới khi công bố xong kết quả thi tốt nghiệp THPT và cả kết quả chấm thi phúc khảo. Khoảng thời gian này đủ dài để các em điều chỉnh nguyện vọng phù hợp nhất với năng lực và mong muốn ưu tiên nhất", Vụ trưởng nhấn mạnh.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT.
Nhờ đó, thí sinh hoàn toàn chủ động về thời gian và nội dung đăng ký xét tuyển. Đồng thời điều chỉnh này cũng tiết kiệm chi phí chung của hệ thống và xã hội khi hệ thống mở nhận đăng ký xét tuyển trong 1 đợt thay vì 2 đợt như trước đây.
Về lý do năm nay Bộ GD&ĐT đưa ra phương án lọc ảo chung cho tất cả các trường, các phương thức xét tuyển, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, những năm qua, một số trường đại học đơn phương hoặc thống nhất với thí sinh về việc trúng tuyển nhưng không tải danh sách đó lên hệ thống để Bộ loại ra trước khi xử lý nguyện vọng chung cả nước. Điều đó tạo ra tình trạng nhiều thí sinh đồng thời trúng tuyển tại các trường, ngành, làm ảnh hưởng (tăng số thí sinh ảo) tới các trường khác và các thí sinh khác.
Việc cùng một lúc 1 thí sinh đỗ ở nhiều trường khác nhau (bằng các phương thức xét tuyển khác nhau) sẽ dẫn tới tình trạng gia tăng số thí sinh ảo. Điều này cũng đồng nghĩa làm mất đi cơ hội trúng tuyển của các em khác đang có cùng nguyện vọng vào các trường, ngành học tương ứng mà cuối cùng thí sinh ban đầu lại không lựa chọn.
"Hiệu ứng domino này sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn tới nhiều thí sinh khác phía sau. Cần lưu ý, hàng năm có gần 1 triệu thí sinh tham gia xét tuyển vào đại học, trong khi số lượng chỉ tiêu tuyển sinh trên toàn hệ thống là khoảng 550.000. Hơn nữa, các trường càng khó dự đoán số thí sinh thực sự sẽ nhập học để đưa ra các quyết định tuyển sinh phù hợp, do vậy ảnh hưởng mạnh mẽ tới kết quả tuyển sinh", vị lãnh đạo nói.
Do đó, hệ thống xử lý nguyện vọng năm nay sẽ chạy cho mọi phương thức xét tuyển, thí sinh sẽ trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất, ưu tiên nhất.
Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh minh họa: H.C)
Trước một số lo lắng việc lọc ảo chung năm nay ảnh hưởng tới quyền tự chủ của các trường, bà Thủy khẳng định, việc này không ảnh hưởng đến quyền tự chủ của trường trong công tác tuyển sinh.
Các trường phải chủ động tiếp nhận và xử lý thông tin dữ liệu của thí sinh khi các em đăng ký xét tuyển theo các phương thức (ngoài xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT) của nhà trường như hàng năm. Khi xét thấy thí sinh đã trúng tuyển theo các phương thức đó, trường có thể thông báo cho thí sinh biết đủ điều trúng tuyển để thí sinh biết.
Về phía thí sinh, nếu ngành trúng tuyển là sự lựa chọn của thí sinh thì các em phải điều chỉnh thứ tự nguyện vọng phù hợp để hoàn thành quy trình xét tuyển. Ví dụ, thí sinh Nguyễn Văn A đỗ vào Đại học B bằng phương thức xét học bạ (đã được nhà trường thông báo trước thời gian Bộ mở cổng đăng ký xét tuyển). Thì khi Bộ mở cổng đăng ký, các em cần đăng ký và đặt nguyện vọng đầu tiên vào trường, ngành đã đỗ ở Đại học B. Như vậy, sẽ tránh tình trạng thí sinh ảo như các năm trước, một em chỉ đỗ vào một trường duy nhất.
Bên cạnh đó, việc xử lý lọc ảo các nguyện vọng của thí sinh năm nay sẽ triệt để khắc phục tình trạng một số trường gây khó cho thí sinh khi yêu cầu nhập học sớm, yêu cầu nộp trước các khoản phí giữ chỗ khi xác nhận nhập học.
Một số điểm mới đáng chú ý
Năm nay, thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển theo hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia; Thí sinh đăng ký xét tuyển trong thời gian quy định từ sau khi kết thúc thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả và cả điểm phúc khảo; Thí sinh đã tốt nghiệp THPT khi thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng không được cộng điểm ưu tiên khu vực;
Bộ yêu cầu các trường THPT cập nhật kết quả học bạ của thí sinh lên cổng thông tin để đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh, hỗ trợ thí sinh và các trường về dữ liệu trong công tác xét tuyển.
Mặt khác, Bộ cũng đề nghị các trường giải trình việc tăng, giảm phương thức, chỉ tiêu xét tuyển từng ngành học. Các trường phải có lộ trình giảm số chỉ tiêu ở từng phương thức xét tuyển (không giảm quá 30% chỉ tiêu so với năm ngoái), tránh ảnh hưởng tới học tập, ôn luyện của các thí sinh.
Bộ yêu cầu các trường dự thảo các phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, đồng thời công bố công khai trong đề án tuyển sinh của mình.
Các địa phương rà soát lại nhu cầu tuyển sinh và đào tạo giáo viên Việc rà soát này đáp ứng nhu cầu xác định chỉ tiêu cho các cơ sở đào tào nhằm đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, sát với nhu cầu. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị rà soát thông tin đăng ký chỉ...