Xuống sông treo phao nuôi con đặc sản không biết chạy, vớt đầy thuyền, nông dân Trà Vinh bán hàng trăm tấn
Tính đến cuối tháng 10/2021, trên địa bàn thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải (tỉnh Trà Vĩnh) có 12 hộ thả nuôi hàu theo hình thức nuôi bè, diện tích gần 13.000m2; đạt sản lượng gần 300 tấn.
Hiện nay, mô hình nuôi hàu tập trung theo hình thức treo giàn bè trên sông được kết nối bằng các thùng phi bằng nhựa, phía dưới là các tấm tôn xi-măng phẳng được treo lơ lửng trong nước.
Nông dân nuôi hàu thu hoạch hàu trên sông Láng Chim (Phường 2, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh).
Diện tích bè thường dao động 06 x 30m/bè và cho sản lượng 12-15 tấn hàu/bè; hàu sinh trưởng từ 16 – 18 tháng mới thu hoạch. Mô hình nuôi hàu trên sông có nhiều ưu điểm hơn và mang lợi nhuận kinh tế cao; thời gian sử dụng giàn kéo dài, ít tiêu tốn vật tư.
Video đang HOT
Mô hình nuôi hàu đang mang lại giá trị kinh tế khá cao cho người dân vùng ven biển. Hiện giá hàu được các thương lái thu mua dao động 14.000 – 15.000 đồng/kg, so với thời điểm trong năm 2020, giá hàu ở mức 10.000 – 12.000 đồng, mỗi vụ người nuôi thu nhập từ 100 – 120 triệu đồng/bè hàu.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, bên cạnh nông dân vùng ven biển tận dụng lợi thế tại các cửa sông lớn để phát triển nuôi hàu; đối với các loài nhuyễn thể khác như nghêu và vọp cũng được nông dân tập trung thả nuôi, đem lại giá trị kinh tế khá cao.
Hiện toàn tỉnh Trà Vinh có 7 Hợp tác xã thả nuôi nghêu, với diện tích 450ha, gần 400 tấn nghêu giống, sản lượng thu hoạch 885,6 tấn; nuôi vọp, có 31 hộ thả nuôi diện tích 05ha với số lượng giống 78 tấn, sản lượng thu hoạch 363 tấn.
Gần 38% diện tích đã có nước cho vụ Đông Xuân
Theo Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 16h ngày 15/1, các địa phương khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 đạt 191.260/506.558 ha, tương đương 37,76%, tăng 21,4% so với khi kết thúc đợt 1 lấy nước.
Người dân xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) tập trung cấy lúa vụ Đông Xuân. Ảnh tư liệu: Trung Kiên/TTXVN
Cụ thể: Nam Định 73,6%, Phú Thọ 60%; Vĩnh Phúc 52,7%, Ninh Bình 52,4%, Hà Nam 50,7%, Hải Phòng 39,5%, Thái Bình 36%, Bắc Ninh 14,3%, Hưng Yên 14%, Hà Nội 13%, Hải Dương 12,1%.
Đợt 2 lấy nước bắt đầu từ 0 giờ ngày 15/1, các nhà máy thủy điện đã vận hành tối đa công suất phát điện để cung cấp nước cho hạ du trước thời điểm bắt đầu lấy nước 2,5 ngày.
Tính đến 16h ngày 15/1, mực nước trung bình ngày tại Trạm Thủy văn Hà Nội đạt 1,75 m, cao nhất lúc 9h đạt 1,96 m.
Với mực nước trong ngày 15/1, các công trình thủy lợi đã được sửa chữa, nâng cấp hạ thấp cao trình lấy nước và các trạm dã chiến đủ điều kiện vận hành. Các địa phương đang tiếp tục tổ chức vận hành tối đa công trình để lấy nước.
Riêng tại trạm bơm Trung Hà (Hà Nội) hiện chỉ vận hành được 1/9 máy do mực nước bị hạ thấp nghiêm trọng (đạt trung bình 7,15/7,5 m), thấp hơn cùng kỳ các năm trước khoảng 1,5 m.
Tổng cục Thủy lợi đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, chỉ đạo tổ chức tăng cường lấy nước, giữ nước, tận dụng tốt lượng mưa từ mưa đểphấn đấu hoàn thành sớm kế hoạch lấy nước đợt 2.
Riêng với Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội cần chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức xây dựng phương án bảo đảm nguồn nước thay thế cho nguồn nước cấp từ trạm bơm Trung Hà.
Tổng cục cũng đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục duy trì vận hành tối đa công suất từ các nhà máy thủy điện để tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình thủy lợi lấy nước.
Theo dự báo của Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ đêm nay (15/1) đến ngày 17/1, ở vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa phổ biến từ 80-120 mm/đợt, có nơi trên 150 mm/đợt; từ đêm 16/1 đến ngày 17/1, vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa phổ biến từ 20-50 mm/đợt, có nơi trên 50 mm/đợt. Với lượng mưa trên hi vọng sẽ giúp giảm phần nào áp lực lấy nước cũng như việc xả từ các hồ chứa.
Đa dạng thị trường để giải bài toán tiêu thụ thanh long Một lượng lớn thanh long vào vụ thu hoạch nhưng không có đầu ra do các cửa khẩu sang Trung Quốc đang bị đóng khiến nhiều địa phương như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang chưa biết xoay sở ra sao. Các chuyên gia cho rằng, sản xuất, tiêu thụ thanh long không chỉ là vấn đề trước mắt mà cần có kế...