Xuồng bị xì hơi, người di cư chới với trên biển
Xuồng chìm dần khiến người di cư, trong đó có nhiều trẻ em, nhốn nháo và ngã nhào xuống biển.
Con xuồng chở khoảng 70 người di cư Syrian và Afghanistan hôm qua bị xì hơi khi chỉ còn cách đảo Lesbos, Hy Lạp, 100 m. Một nam giới trên xuồng giơ tay và hét lên cầu cứu.
Cùng ngày, 34 người, gần một nửa là trẻ nhỏ, chết đuối sau khi thuyền bị lật ngoài khơi đảo Farmakonisi, Hy Lạp. Chi tiết về quốc tịch và tuổi của nạn nhân hiện vẫn chưa được tiết lộ. Đây là số người chết lớn nhất trên vùng biển Hy Lạp kể từ khi khủng hoảng di cư xảy ra.
Các em nhỏ mếu máo khi thấy một số người rơi xuống biển.
Cậu bé sợ hãi vì được nhấc bổng lên cao.
Mọi người nhốn nháo khi xuồng chìm dần.
Video đang HOT
Nhiều người rơi xuống nước cố bám lấy phao để không bị chết đuối.
Người đàn ông này kiệt sức lúc bơi vào bờ.
Em bé hai tháng tuổi được cha đặt lên phao khi xuồng chở họ gặp nạn.
Xem thêm: Cậu bé dạt vào bờ biển cầu cứu bố trước lúc chết
Dân địa phương ra hỗ trợ người di cư lên bờ. Hơn 432.000 người mạo hiểm thực hiện hành trình vượt Địa Trung Hải để tới miền đất hứa châu Âu trong năm nay, trong đó ước tính có 309.000 người tới Hy Lạp bằng đường biển, Tổ chức Di dân Quốc tế (IMO) cho biết. Khoảng một nửa trong số này là người Syria chạy trốn chiến tranh.
Phần lớn người di cư sau khi đến Hy Lạp sẽ nhanh chóng hướng về phía bắc tới các nước khác. Đức là một trong những điểm đến yêu thích của họ.
Bình Minh
Ảnh: Reuters
Theo VNE
Đức tái kiểm soát người di cư ở biên giới
Berlin buộc phải khôi phục việc kiểm soát ở biên giới sau khi thừa nhận không thể xử lý thêm trước làn sóng người di cư tăng vọt.
Cảnh sát Đức kiểm tra người di cư Syria tại biên giới với Áo. Ảnh: AFP
"Mục đích của biện pháp này là ngăn dòng người di cư đang tràn vào Đức và trở lại phương thức theo trật tự", AFP hôm qua dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Thomas de Maiziere nói.
Theo ông Maiziere, chỉ trong vòng hai tuần qua, số lượng người di cư đến thành phố Munich lên đến mức kỷ lục 63.000 người. Những người này cần hiểu rằng "họ không thể chọn quốc gia nơi họ đang tìm kiếm sự bảo vệ", ông cho hay.
Chỉ trong vòng vài giờ sau tuyên bố mới này, các quan chức Đức đã bắt đầu thực hiện vệc kiểm tra hộ chiếu của người di cư ở khu vực gần biên giới với Áo, theoAFP.
Khi đêm xuống, cảnh sát trong trang phục phát quang dừng tất cả các xe và người đi bộ ở đoạn đường giao Freilassing tại Bavaria, khi ba người Syria đi bộ được yêu cầu dừng bên lề đường.
Liên minh châu Âu (EU) cho rằng quyết định của Đức nhấn mạnh tính cấp thiết của việc cần thống nhất các biện pháp do Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra nhằm xử lý cuộc khủng hoảng, đó là việc phân bổ hạn ngạch tiếp nhận người di cư cho các nước thành viên.
Tuy nhiên, bộ trưởng nội vụ các nước EU vẫn đang thảo luận kế hoạch gây tranh cãi này tại Brussels, Bỉ. Một số nước Đông Âu đã cảnh báo họ sẽ phản đối bất kỳ hạn ngạch bắt buộc nào với người di cư.
Công bố tái kiểm tra người di cư của Đức được Thủ tướng Hungary Viktor Orban hoan nghênh. Ông Orban được biết là người cứng rắn với chính sách với người di cư và Budapest cũng đang xây dựng một hàng rào dọc biên giới với Serbia để ngăn người nhập cư tràn vào.
"Chúng ta hiểu rằng quyết định của Đức là cần thiết để bảo vệ giá trị của nước này cũng như của châu Âu", ông nói.
Czech cũng cho hay sẽ tăng cường an ninh ở biên giới với Áo.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande tối qua thảo luận vấn đề qua điện đàm. Hai nhà lãnh đạo "chia sẻ sự đánh giá về tình hình hiện tại về người di cư", phát ngôn viên của chính phủ Đức cho hay.
Trong khi Đức, Pháp ủng hộ đề xuất rằng các nước "tiền tuyến" gồm Italy, Hy Lạp và Hungary tiếp nhận 160.000 người di cư, các nước Hungary, Czech, Slovakia và Romania đều phản đối.
Tổ chức Hợp tác Hồi giáo thúc giục Liên Hợp Quốc xem xét điều lực lượng gìn giữ hòa bình tới Syria để giúp dòng người di cư đang cố tới châu Âu. Theo Tổ chức quốc tế về người di cư, hơn 430.000 người đã vượt Địa Trung Hải để đến châu Âu trong năm nay, trong đó hơn 2.700 người thiệt mạng hoặc mất tích.
Một thảm kịch khác lại xảy ra hôm qua khi hơn 34 người di cư thiệt mạng ngoài khơi Hy Lạp, chiếc thuyền chở quá tải của họ bị chìm do sóng lớn.
Khánh Lynh
Theo VNE
EU chia rẽ về vấn đề nhập cư Hàng loạt cuộc biểu tình rầm rộ được tổ chức vào cuối tuần qua tiếp tục cho thấy EU vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung để giải quyết tình trạng nhập cư ồ ạt vào khu vực này. Cuộc biểu tình chống người nhập cư ở thủ đô Bratislava của Slovakia - Ảnh: AFP Các cuộc xuống đường tại nhiều nước...