Xung quanh việc Trương Mỹ Lan đòi 1.000 tỷ đồng của Nguyễn Cao Trí
Ngày 11/3, phiên tòa xét xử “đại án” kinh tế xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo: Trương Mỹ Lan và Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch tập đoàn Capella)…
Theo cáo trạng, từ năm 2017-2020, Lan thỏa thuận mua cổ phần một số dự án của Trí tại Công ty Cổ phần (CTCP) Cao su Công nghiệp, CTCP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh và thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án tại huyện Hải Hà (Quảng Ninh). Trong thời gian này, Lan đã nhiều lần chuyển tiền cho Trí thông qua Hồ Quốc Minh và các nhân viên của Lan để thanh toán việc thực hiện thỏa thuận trên.
Cụ thể, về thỏa thuận mua bán cổ phần CTCP Cao su Công nghiệp Đồng Nai. Tháng 12/2017, Trí thỏa thuận chuyển nhượng 65% vốn điều lệ CTCP Cao su Công nghiệp cho Lan với giá 45 triệu USD. Trong đó, Trí sở hữu 5.464.300 cổ phần, tương ứng 31,22% vốn điều lệ (thông qua các cổ đông của Công ty Long Thành Investment, gồm Bùi Anh Tuấn, Vũ Kim Liên, Đào Ngọc Bảo Phương và Nguyễn Cao Đức đứng tên hộ Trí). Lan đã chuyển cho Trí 3 lần tổng số tiền 21,25 triệu USD (tương ứng số tiền 476.871.250.000 đồng, tương đương thanh toán 31,22% vốn điều lệ CTCP Cao su Công nghiệp). Do chưa được chuyển nhượng trong vòng 5 năm kể từ ngày phát hành lần đầu cổ phiếu và đưa lên sàn chứng khoán (Initial Public Offering-IPO), nên Trí chỉ đạo các cá nhân đứng tên hộ Trí ký hợp đồng ủy thác đầu tư nhận ủy thác đầu tư với Hồ Quốc Minh (người môi giới được Lan nhờ đứng tên) tổng số 5.464.300 cổ phần, tương ứng 31,22% vốn điều lệ CTCP Cao su Công nghiệp. Sau đó, Lan và Trí thống nhất chuyển số tiền 21,25 triệu USD đã thanh toán để mua 31,22% vốn điều lệ CTCP Cao su Công nghiệp thành mua 10% vốn điều lệ CTCP đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang.
Đối với việc thỏa thuận mua bán cổ phần CTCP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (tọa lạc phường 3, TP Đà Lạt, Lâm Đồng). Công ty này được thành lập và hoạt động từ ngày 7/1/2010, do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, người đại diện pháp luật. Ngày 2/12/2020, Trí và bà Hoa thỏa thuận CTCP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh ký hợp đồng bán 100% vốn điều lệ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Bến Thành Holdings Group (Công ty con của Tập đoàn Capella). Các ngày 28/12/2020, 5/2/2021, 30/9/2022, Trí đã sử dụng Công ty Capella Hospitality và Nguyễn Cao Đức (em trai Trí) thanh toán 2.230 tỷ đồng cho bà Hoa để mua và đứng tên 58% vốn điều lệ CTCP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh. Ngày 28/1/2021, CTCP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh đăng ký thay đổi lần thứ 8, Trí làm đại diện theo pháp luật. Sau đó, Trí thỏa thuận bán cho Lan 100% vốn điều lệ CTCP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh với giá trị 3.000 tỷ đồng. Lan đã đặt cọc cho Trí 1 triệu USD và 127 tỷ đồng. Cả hai đã thống nhất chuyển số tiền đặt cọc 1 triệu USD và 127 tỷ đồng sang thanh toán mua 10% vốn điều lệ CTCP đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang.
Về thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án tại huyện Hải Hà. Khoảng giữa năm 2020, CTCP Tập đoàn Bến Thành Holdings Group do Trí làm Chủ tịch HĐQT được UBND tỉnh Quảng Ninh, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh và các sở, ngành liên quan có văn bản chấp thuận chủ trương cho Công ty Bến Thành triển khai nghiên cứu quy hoạch và hướng dẫn một số thủ tục liên quan. Để tham gia đầu tư vào dự án tại huyện Hải Hà, Lan thỏa thuận thanh toán theo tiến độ phát sinh chi phí và 2 lần chuyển tiền cho Trí, tổng cộng 9,5 triệu USD, tương ứng số tiền 220,274 tỷ đồng. Sau đó, Lan không tiếp tục tham gia dự án và thống nhất với Trí chuyển số tiền 9,5 triệu USD để thanh toán mua 10% vốn điều lệ CTCP đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang.
Do nhận nhiều khoản tiền từ Lan nhưng không có giấy tờ biên nhận nên đến tháng 1/2021, Trí gặp Trương Mỹ Lan tại nhà hàng Ngân Đình, tòa nhà TimeSquare, TP Hồ Chí Minh và thống nhất chốt các khoản Trương Mỹ Lan đã chuyển cho Nguyễn Cao Trí tổng cộng là 1.000 tỷ đồng. Sau đó, Trí đã chỉ đạo soạn thảo, yêu cầu Nguyễn Cao Đức, Trần Lê Diệp Thúy (kế toán) là những người đứng tên cổ phần hộ Trí ký giấy đề nghị chuyển nhượng cổ phần và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ngày 22/2/2021 cho Hồ Quốc Minh (được Lan nhờ đứng tên hộ), tổng giá trị 1.000.328.236.352 đồng. Khi biết Lan bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ngày 7/10/2022, thì đến ngày 21 và 22/10/2022, Trí đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp thức, hoàn thiện thủ tục thanh lý, ghi lùi ngày hợp đồng trong các văn bản.
Quá trình làm việc với cơ quan điều tra từ ngày 26/12/2022 đến ngày 15/1/2023, Trí không thừa nhận đã nhận tiền của Lan. Trí khai việc gặp Minh tại sân bay Tân Sơn Nhất là tình cờ, không giao giấy tờ, tài liệu cho Minh ký. Sau đó, mặc dù đã có Bản kết luận giám định số 20/KL-KTHS ngày 06/01/2023 của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an xác định chữ viết của Trí trong các tài liệu do Trí lập để theo dõi, xác nhận số tiền đã nhận của Lan do cơ quan điều tra thu giữ, nhưng Trí vẫn không thừa nhận việc đã nhận tiền của Lan. Trí cho rằng, Lan vu khống, bôi nhọ danh dự của Trí, thể hiện ý thức chiếm đoạt tiền của Trương Mỹ Lan đến cùng.
Video đang HOT
Do vậy, Lan đã có đơn yêu cầu làm rõ, xử lý hành vi của Trí chiếm đoạt tài sản của Lan và thu hồi số tiền 1.000 tỷ đồng để giải quyết theo quy định pháp luật. Căn cứ tài liệu, chứng cứ, kết luận giám định, lời khai bị can và các cá nhân liên quan, có đủ cơ sở xác định, lợi dụng việc Lan bị bắt, Trí đã có thủ đoạn gian dối chỉ đạo nhân viên lập, hoàn thiện hồ sơ thanh lý hợp đồng chuyển nhượng, thanh lý Hợp đồng ủy thác đầu tư để xóa bỏ nghĩa vụ nợ, nhằm chiếm đoạt số tiền 1.000 tỷ đồng đã nhận của Lan
Chồng, cháu gái và thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan đều thành khẩn nhận tội
Trả lời xét hỏi của HĐXX, chồng, cháu gái và các thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan đều thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố.
Ngày 11/3, phiên xét xử bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và các đồng phạm đã bước sang tuần xét xử thứ 2.
Tuần vừa qua, HĐXX đã xét hỏi xong đối với ông Chu Lập Cơ, Trương Huệ Vân và 77 bị cáo nguyên là thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan tại Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Tất cả 79 bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố và đều tỏ ra ăn năn hối cải.
Thông qua phiên dịch, ông Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) khai, đã ký các văn bản đảm bảo vay vốn của Ngân hàng SCB theo yêu cầu của vợ mình và không biết ký bảo lãnh vay vốn cho những ai, bao nhiêu tiền.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Huế EX
"Tôi đồng ý ký các văn bản theo yêu cầu của vợ tôi vì muốn giúp SCB vượt qua khó khăn", bị cáo Chu Lập Cơ trình bày. Cũng theo ông Chu Lập Cơ, trước đây ông chưa nhận thức được hành vi phạm tội của mình, chỉ tới khi đứng trước vành móng ngựa, ông mới biết hành vi phạm tội của mình nghiêm trọng như thế nào.
Là cháu gái nhưng Trương Huệ Vân coi bà Lan như mẹ của mình. Theo lời Vân khai, từ nhỏ bị cáo đã sống với bà Lan và được nuôi ăn học nên bị cáo gọi bà Lan bằng mẹ như con cái trong nhà.
Trương Huệ Vân được bà Trương Mỹ Lan tin tưởng giao cho làm Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; người đại diện pháp luật Công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor và nhiều công ty khác. Ngoài ra, theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân còn thành lập 52 công ty "ma" rồi phối hợp với các lãnh đạo, nhân viên của Ngân hàng SCB lập hồ sơ vay vốn trái quy định.
"Bị cáo được cô nuôi ăn học, rồi cho làm việc tại tập đoàn. Bị cáo luôn tin tưởng tuyệt đối vào cô. Bị cáo tin vào tầm nhìn của cô nên cô nói gì cũng tin tưởng và nghe theo, chỉ đạo gì làm đó, không dám cãi lại", bị cáo Trương Huệ Vân khai trước tòa.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Huế EX
Được bà Trương Mỹ Lan bổ nhiệm lên làm Tổng giám đốc Ngân hàng SCB khi mới "chân ướt chân ráo" về ngân hàng này, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn đã hỗ trợ đắc lực cho bà Lan rút tiền từ SCB.
Thừa nhận hành vi phạm tội, bị cáo Văn phân trần "bản thân bị cáo lúc đó rất tin tưởng vào tài năng của bà Trương Mỹ Lan sẽ phát triển doanh nghiệp.
Khi đó, bị cáo tin tưởng vào tài năng, quan hệ của bà Trương Mỹ Lan sẽ phát triển doanh nghiệp của bà, từ đó SCB cần nương tựa vào đó để giải quyết những vấn đề tồn đọng trong quá khứ và sự phát triển trong tương lai của chính ngân hàng".
Dù giữ chức Chủ tịch HĐQT nhưng bị cáo Bùi Anh Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB) cũng như "con rối" trong tay bà Trương Mỹ Lan.
Dù biết rõ ngân hàng này không hề thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, không quan tâm đến phương án vay vốn... nhưng vẫn ký tờ trình thẩm định, biên bản biểu quyết, phiếu biểu quyết của HĐQT đồng ý cho khách hàng ở các công ty "ma" của bà Trương Mỹ Lan vay.
Thừa nhận hành vi phạm tội, cũng như các bị cáo khác, bị cáo Dũng khai làm theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan.
Các bị cáo khác nguyên là thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan ở Ngân hàng SCB và hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát đều thừa nhận hành vi phạm tội như đã truy tố. Các bị cáo cũng đều khai mình thực hiện theo chỉ đạo của bà Lan.
Dù thực trạng tài chính của SCB rất nghiêm trọng, lẽ ra phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, chuyển cơ quan chức năng xem xét, xử lý, tuy nhiên, bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra - giám sát ngân hàng II, thuộc Ngân hàng Nhà nước), ông Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) và các thành viên 2 đoàn thanh tra đã bao che, bưng bít sai phạm để bà Trương Mỹ Lan ngày một lộng hành hơn.
Tại tòa, bà Nhàn khai, khi vụ án bị phanh phui, bà đã tự nguyện viết đơn nhận tội và nộp lại số tiền 5,2 triệu USD đã nhận từ Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng giám đốc) và Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB - hiện đã bỏ trốn).
Về việc làm ngơ cho SCB, bà Nhàn đổ thừa cho lãnh đạo của mình là ông Nguyễn Văn Hưng.
Thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố, ông Hưng khai nhận đã nhiều lần nhận tiền, quà của Ngân hàng SCB vào những dịp lễ, Tết, với tổng số tiền là 390 nghìn USD.
Bà Trương Mỹ Lan bị Nguyễn Cao Trí chiếm đoạt 1.000 tỉ đồng ra sao? Viện KSND tối cao cho rằng đủ cơ sở xác định bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị Nguyễn Cao Trí chiếm đoạt 1.000 tỉ đồng. Theo cáo trạng vụ án liên quan bà Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB, Nguyễn Cao Trí, 54 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu...