Xung quanh bản kiểm điểm: Người lớn phản ứng thái quá?
Trên các diễn đàn mạng đã có hàng trăm ý kiến về vấn đề này.
Diễn đàn sôi sục
Xung quanh bản kiểm điểm của một học sinh lớp 6 tại Hà Nội gây xôn xao dư luận trong những ngày qua, trên các diễn đàn mạng đã có hàng trăm ý kiến về vấn đề này. Đa phần các ý kiến đều phê phán việc làm của cô giáo chủ nhiệm và cô giáo tiếng Anh đối với học sinh.
Hai bài kiểm tra bị điểm 01 vì thiếu bài tập
Trên diễn đàn Webtretho, thành viên Muathumatnau bức xúc: “Thử hỏi với tư cách và phẩm chất như thế thì họ sẽ đào tạo ra cái gì? Những tâm hồn non nớt rồi cũng sẽ trở nên xấu xí hay thui chột dần đi và mang theo những mặc cảm, oán ghét, những ý niệm về sự bất công, giả dối và thấp kém mà ra đời, hỏi sao không loạn?”.
Trong khi đó, nick Quangdp cũng bộc bạch một số suy nghĩ của mình: “Tệ nạn giáo dục là nguy hiểm nhất vì nó ảnh hưởng đến việc giáo dục con người. Có thể làm hỏng một hoặc một vài thế hệ và thường không sửa chữa được sai lầm đã gây ra… Giáo viên ép học sinh phải học thêm để đạt được cả hai tiêu chí: tăng thu nhập cho cô giáo và đạt thành tích được nhà trường và sở giáo dục khoán xuống.”
Trên diễn đàn Linkhay, nick Golddensea80 băn khoăn tự đặt câu hỏi: “Nhìn hệ thống giáo dục hiện nay mà nản quá! Nguyên nhân từ đâu? Lương giáo viên thấp quá nên các cô phải kiếm thêm? Hay việc tuyển giáo viên còn nhất hậu duệ nhì tiền tệ?”.
Khác với nhiều ý kiến của các phụ huynh khác, nick Nam_SG có cái nhìn khác xung quanh sự việc này: “Công bằng mà nói thì chị ấy cũng đã có phản ứng không đúng, lúc thấy con bị viết vào sổ liên lạc là vô lễ với cô giáo tiếng Anh thì chị đã gọi cho cô giáo chủ nhiệm và nói cao giọng: Tại sao cô giáo tiếng Anh lại ghi vào sổ là con tôi vô lễ? Chính hành động này của chị khiến cô giáo chủ nhiệm bực mình”.
Video đang HOT
Nhìn nhận từ cách hành xử của 2 phía
Trong khi đó, nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc Công ty tâm lý An Việt Sơn) lại có những nhìn nhận khách quan hơn về sự việc.
Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất.
Nhà tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng, nếu đúng sự việc như phụ huynh phản ánh đến báo chí thì ở trường hợp này, cháu bé có biểu hiện bị chấn động tâm lý rất mạnh và cháu thường xuyên sợ sệt, cảm thấy bất an trong giờ tiếng Anh. Nguy hiểm hơn, tính cách của cháu bé sẽ bị biến dạng không như mong muốn của gia đình, nhà trường.
Bên cạnh đó, nếu hiện tượng này lại truyền từ học trò này sang học trò khác thì sẽ để lại hậu quả rất lớn trong việc đào tạo thế hệ trẻ. Từ đó các cháu có cái nhìn khác về thầy cô, nhà trường, gia đình và xã hội.
Xét trên góc độ tâm lý, “Cái thật của cháu là rất nhiều chứ không phải là vì sức ép của bố mẹ khiến cháu bé phải nói thế. Việc cháu phải thốt ra như thế rất đáng lo ngại đối với sự giáo dục của gia đình và xã hội”.
Về phía giáo viên, việc thường xuyên giao nhiều bài tập khiến các cháu thường phải thức tới 12h đêm để hoàn thành công việc là một hiện tượng bất thường và phản giáo dục. Đó là hình thức ép học thêm bằng thủ thuật chứ không phải mục đích nhằm nâng cao tri thức cho người học.
Nhận xét về cách xử lý của gia đình khi cho cháu bé chuyển sang học tập tại một môi trường khác, ông Nguyễn An Chất cho rằng phản ứng của gia đình là hơi “thái quá” và đó vẫn chưa phải là biện pháp xử lý hiệu quả nhất.
Theo đó, gia đình cần tìm hiểu kỹ hơn về việc học của con và xác minh lại việc cô giáo chỉ giao nhiều bài tập cho cháu bé hay cho tất cả các học sinh khác trong lớp. Bên cạnh đó, việc phụ huynh tự tin với trình độ tiếng Anh vì đã tốt nghiệp ĐH Ngoại thương và quy kết trách niệm về phía giáo viên là không có cơ sở vì tiếng Anh sư phạm cũng có những sự khác biệt riêng.
Việc chuyển trường cho con ngay sau đó là phụ huynh đang không công nhận ngôi trường đó, quay lưng lại với cả một tập thể giáo viên và ban lãnh đạo nhà trường. “Đừng lấy con sâu làm rầu nồi canh. Công nhận là vẫn còn giáo viên ép học sinh đi học thêm để kiếm tiền nhưng đó chỉ là thiểu số”.
Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất lý giải: Đưa cháu đến một ngôi trường mới nghĩa là cháu sẽ không công nhận và quay lưng lại với cô giáo chủ nhiệm, cô giáo tiếng tiếng Anh. Như vậy càng khiến cháu bé trở nên nghi ngờ mọi thứ hơn mà chưa chắc đã an toàn hơn.
Ông Chất cho rằng, trong trường hợp này phụ huynh cần làm việc thẳng thắn với giáo viên tiếng Anh và giáo viên chủ nhiệm một cách ôn hòa. Trong trường hợp các giáo viên vẫn giữ quan điểm không đúng đắn thì cần phản ánh sự việc lên ban giám hiệu, yêu cầu kỷ luật đối với các giáo viên trên.
Cũng có cùng quan điểm với nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất, phụ huynh có nick Nam_SG cho rằng: “Trong quan hệ với giáo viên và phụ huynh thì phụ huynh nên khéo hơn vì người ta có câu: Qua sông thì phải lụy đò. Nếu phụ huynh làm quá thì chỉ có con mình thiệt, ở đây đứa bé đã phải chuyển trường và mang một tâm lý rất không tốt. Không biết mình đã làm đúng hay sai mà mẹ và cô có hành xử như vậy.
Vì vậy là phụ huynh mình nghĩ, nên nhẹ nhàng tìm hiểu khi có chuyện với con, nhất là chuyện đó cần phải thông qua cô giáo chủ nhiệm thì phải có thái độ tôn trọng cô. Vì mình không tôn trọng cô thì con mình cũng sẽ không, và như vậy không ai dạy được con mình cả”.
Theo PLXH
Khi teen là những chuyên gia "copy - paste"
Ngày nay, máy tính hay laptop đã giúp cho teen vô khối công việc và tiết kiệm được rất nhiều thời gian để tìm kiếm tài liệu. Thế nhưng đã có những "biến tướng" khi teen quá lạm dụng công nghệ "bàn phím" này để "copy và paste".
Khi copy - paste là điều không thể thiếu
Ở THPT, teen thường ít khi phải làm việc nhóm hay làm các bài tiểu luận mà chủ yếu chỉ tập trung vào các môn thi đại học mà thôi. Nhưng đến khi bước vào môi trường sinh viên thì hoàn toàn ngược lại. Gần như tất cả các môn học teen đều "phải" làm bài tập nhóm thay cho một điểm bài kiểm tra. Và đây là điều kiện để teen "phát huy khả năng" copy - paste của mình.
Chỉ cần lên Google và gõ tên những tài liệu mình cần là có hàng trăm kết quả và cũng chỉ cần một thao tác cực kì giản đơn" như Ctrl-C rồi Paste vào Word thế là "Ok". Nếu teen nào là người cẩn thận hay có trách nhiệm thì sẽ tiếp tục đọc, nghiên cứu, tìm thêm tài liệu và chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung yêu cầu của thầy cô.
Tú (19t) cho hay: "Nói thực là từ khi vào đại học, mình rất ngại phải chép tay, mỗi khi có bài tập hay phải làm tiểu luận hầu hết sinh viên đều lên mạng và copy - paste. Nếu thầy cô mà yêu cầu bản cứng thì teen sẽ ra ngoài quán photo nhờ in. Còn nếu thầy cô yêu cầu bản mềm thì dĩ nhiên là cứ thế mà gửi thôi. Chẳng phải mất công chép nữa."
Bên cạnh những teen chịu khó đọc và tìm hiểu kĩ về tài liệu thì cũng không ít SV chẳng biết mình copy cái gì và có nội dung như thế nào? Các bạn cứ thế online và copy mà không hề biết câu trả lời có đúng hay không? Thậm chí có những bạn còn copy ở trang web này một tí, ở trang web kia một tẹo, rồi nối chúng lại với nhau, mà không hề biết rằng những đoạn đó rất "khập khiễng" về nội dung, không hề logic chút nào. Thế nhưng teen vẫn "vô tư" và "ung dung" nộp bài cho thầy cô.
Các bạn đừng nên lợi dụng những sản phẩm công nghệ vào việc học của mình quá nhiều đó nha. (Ảnh minh họa)
Hòa (20t) thì: "Bây giờ ai còn dùng bút để ghi ghi chép chép nữa. Nó lỗi thời rồi. Cần gì chỉ cần internet và copy về là có tất. Vừa đỡ tốn thời gian lại vừa đỡ mệt."
Theo lời của Nhung (20t) nói: "Có lần thầy cho cả lớp về nhà làm một bài tập về so sánh các loại mạng Ring, Star, Bus của môn Mạng và truyền thông. Hôm sau gần như hơn 80 bạn trong lớp đều nộp một bản với nội dung giống nhau bởi vì tất cả đều copy từ trên mạng ra mà không hề tìm hiểu cụ thể, đưa ra ví dụ như thầy đã yêu cầu. Kết quả là cả lớp phải làm lại tới 3 lần."
Tác hại của copy - paste là gì?
Dường như việc copy tài liệu đã trở thành một cách để teen đối phó với thầy cô giáo và dần dần nó đang trở thành thói quen trong giảng đường đại học. Nhiều thầy cô giáo đã rất thất vọng khi đọc bài làm của sinh viên nộp, bởi trăm bài như một, đều từ một nguồn mà ra. Nếu cho điểm thấp hay bắt teen làm lại thì chắc chắn sẽ bị cho là thầy cô khó tính, nếu cứ để thế cho điểm thì chẳng biết phải cho bao nhiêu nữa. Bởi cho cao thì không đúng với thực lực và chất lượng bài nộp, còn cho điểm thấp thì không "đành lòng".
Hơn nữa, việc bạn chỉ copy - paste thôi mà không tìm hiểu, không đọc kĩ lưỡng để biết nội dung và ý nghĩa của vấn đề là gì? Thì bạn chẳng "thu hoạch" được gì cả. Đầu óc bạn trống rỗng về vấn đề đó. Và chính điều này đã tạo ra cho teen một thói xấu là mất đi thói quen đọc tài liệu, thói quen ghi chép những thứ cần thiết.
Vì thế, teen chúng mình hãy áp dụng "một lần ghi là một lần thêm nhớ" để có được kết quả tốt hơn nhé!
Theo PLXH
Phương pháp học mới theo bản đồ tư duy Một cách học cực kì hiệu quả và khoa học đấy nhé. Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề. Đó còn là công cụ đồ họa nối các hình...