Xung lực mới cho hợp tác Á – Phi
Một loạt sự kiện cùng các cuộc tiếp xúc bên lề, Hội nghị Cấp cao Á – Phi (AAC) và lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung, 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược mới Á – Phi, diễn ra từ ngày 22 đến 24-4 tại Jakarta (Indonesia) đã thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới.
Với chủ đề “Tăng cường hợp tác Nam – Nam nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng thế giới”, hội nghị không chỉ là dịp để các nhà lãnh đạo đến từ gần 100 quốc gia thảo luận các vấn đề nóng cùng quan tâm mà qua đó còn góp phần tạo xung lực mới trong hợp tác Á – Phi hiện nay.
Thủ đô Jakarta chào đón Hội nghị Cấp cao Á – Phi lần thứ 60
Nhìn lại lịch sử 60 năm trước khi AAC lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Bandung (Indonesia) năm 1955 theo sáng kiến của Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Ấn Độ và Pakistan, diễn đàn khu vực này được đánh giá như một biểu tượng về sự hồi sinh của các quốc gia trong hai khu vực. AAC không chỉ đặt nền móng cho sự hợp tác giữa hai châu lục mà còn tạo nguồn cảm hứng mạnh mẽ để nhân dân các nước Á – Phi đứng lên giành độc lập dân tộc và vươn lên phát triển về mọi mặt.
Trong đó, thành công nổi bật của AAC năm 1955 là đưa ra 10 nguyên tắc Bandung làm nền tảng cơ bản cho quan hệ giữa các quốc gia ở hai châu lục như: Tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế… Thành công này đã trở thành động lực đưa đến những biến đổi to lớn trên bản đồ địa – chính trị thế giới với việc ra đời của một loạt các quốc gia độc lập ở cả hai khu vực, tạo tiền đề cho sự ra đời Phong trào không liên kết và hợp tác Nam – Nam thời gian qua.
60 năm đã trôi qua kể từ Hội nghị Bandung 1955, thế giới chứng kiến nhiều biến động khó lường và các quốc gia Á – Phi cũng không nằm ngoài vòng xoáy của những thách thức toàn cầu. Trong đó nổi lên là chủ nghĩa khủng bố với sự ra đời của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, xung đột vũ trang, tranh chấp chủ quyền, đe dọa sử dụng vũ lực, nghèo đói, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng… Trong đó có nhiều thách thức đã được đề cập đến từ AAC đầu tiên đến nay vẫn chưa giải quyết được.
Video đang HOT
Là khu vực chiếm tới 75% dân số thế giới, khoảng 30% GDP toàn cầu với nhiều nền kinh tế đầu tàu thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… các nước Á – Phi có nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác trên mọi lĩnh vực. Thế nhưng, thực tế thời gian qua hợp tác giữa hai châu lục vẫn chưa đem lại kết quả như mong đợi. Thật bất công khi phần lớn người nghèo trên thế giới, đặc biệt tại nông thôn với mức thu nhập dưới 2 USD/ngày lại chủ yếu sống ở khu vực giàu tài nguyên.
Tình hình được dự báo sẽ còn tồi tệ hơn khi khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia và trong cùng một quốc gia ngày càng rộng. Thách thức này đang đặt ra cho các nước Á – Phi sự cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trên các lĩnh vực, đặc biệt là ba trụ cột đã được định hình như: Đoàn kết chính trị, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hóa – xã hội.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (hàng đầu, thứ năm từ phải sang) và các Trưởng đoàn dự Hội nghị Cấp cao Á – Phi chụp ảnh chung. (Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN)
Là một trong 29 quốc gia tham dự Hội nghị Bandung đầu tiên năm 1955, Việt Nam luôn là thành viên tích cực của diễn đàn quan trọng này. Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với 52 trong số 55 nước Châu Phi, Việt Nam là nước ASEAN duy nhất có cơ chế hội thảo quốc tế Việt Nam – Châu Phi, được đánh giá là điển hình của hợp tác Nam – Nam. Cùng với chính trị, quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Châu Phi cũng phát triển không ngừng. Việt Nam có quan hệ thương mại với 55 nước Châu Phi, nâng kim ngạch thương mại từ dưới 500 triệu USD (2005) lên mức hơn 4,3 tỷ USD hiện nay.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của 10 nguyên tắc Bangdung, trong phát biểu tại phiên khai mạc AAC diễn ra sáng 22-4, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: “tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”, “không xâm lược, đe dọa xâm lược và sử dụng vũ lực”, “giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc” là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu gọi các quốc gia Á – Phi cần tăng cường hợp tác nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh – điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững.
Diễn ra vào dịp các nước Á – Phi kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược mới, AAC lần thứ 60 được Tổng thống nước chủ nhà Joko Widodo nhấn mạnh không chỉ mang tính nghi thức mà còn bàn thảo những vấn đề thiết thực nhất liên quan tới tương lai của cả hai châu lục. Với một loạt sáng kiến, văn kiện được thông qua, AAC lần thứ 60 sẽ tiếp tục làm sống động những cam kết cách đây 60 năm để đưa hợp tác Á – Phi bước vào giai đoạn mới, phát triển mạnh mẽ.
Theo Đình Hiệp
Hà Nội mới
Chủ tịch nước tham dự Hội nghị Cấp cao Á Phi từ 22-23/4
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Joko Widodo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Phi tại thủ đô Jakarta từ ngày 22-23/4.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Sau đó, Chủ tịch nước sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung 1955 và 10 năm Quan hệ đối tác chiến lược mới Á-Phi tại thành phố Bandung, Indonesia ngày 24/4.
Hội nghị Á-Phi (ACC) đã được tổ chức lần đầu tiên ở Bandung, Tây Java, Indonesia, từ ngày 18-24/4/1955, theo sáng kiến của Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Ấn Độ và Pakistan. Nó được xem như một biểu tượng về sự hồi sinh của các quốc gia châu Á và châu Phi.
Sự kiện này đã tạo động lực đưa đến những biến đổi to lớn trên bản đồ chính trị thế giới với sự ra đời của một loạt các quốc gia độc lập ở châu Á và châu Phi, tạo tiền đề cho sự ra đời Phong trào Không liên kết và hợp tác Nam-Nam trong những thập kỷ qua. 29 nước đại diện cho hơn một nửa dân số thế giới đã tham dự hội nghị và nhất trí tuyên bố thúc đẩy kinh tế và hợp tác văn hóa Á-Phi, chống lại chủ nghĩa thực dân.
Hội nghị Bandung đã mang một ý nghĩa quan trọng, đánh dấu thời điểm các quốc gia châu Á và châu Phi bắt đầu bước lên vũ đài chính trị quốc tế, tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề chung của khu vực và thế giới.
Để tạo nên sự thành công của Lễ kỷ niệm lần thứ 60 Hội nghị Á-Phi cùng các sự kiện liên quan, Indonesia đã gửi lời mời đến 109 quốc gia châu Á và châu Phi cùng 17 nước quan sát viên và 25 tổ chức quốc tế tham dự các sự kiện quan trọng này.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Arrmanatha Nasir, chương trình nghị sự của các sự kiện kỷ niệm 60 năm Hội nghị Á-Phi sẽ bao gồm một cuộc họp quan chức cấp cao của các nước châu Á và châu Phi được tổ chức vào ngày 19/4. Hội nghị cấp Bộ trưởng vào ngày 20/4 và Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Á-Phi vào ngày 21 và 22/4.
Tổng cộng có 20 sự kiện đã được lên kế hoạch tổ chức trong dịp này. Các diễn đàn thảo luận trong chuỗi sự kiện Á-Phi sẽ tập trung tăng cường hợp tác giữa hai châu lục cả về chính trị, văn hóa xã hội và các vấn đề kinh tế.
Theo Vietnam
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Zimbabwe Nhân kỷ niệm 35 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Zimbabwe (18/4/1980 - 18/4/2015), ngày 17/4/2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi điện mừng đến Tổng thống nước Cộng hòa Zimbabwe Robert Gabriel Mugabe. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi điện mừng đến Bộ trưởng Ngoại...