Xung đột ở Ukraine “khai sáng” quân đội Mỹ như thế nào?
Tính chất của chiến tranh đang thay đổi. Mọi chuyện đã thay đổi nhiều hơn trong 2 năm qua vì cuộc xung đột ở Ukraine.
Và tôi nghĩ nó sẽ tiếp tục thay đổi với tốc độ rất nhanh và chúng ta phải có tư duy để thay đổi theo, tướng Randy George, tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, nhận định.
Xung đột ở Ukraine mang lại nhiều bài học cho quân đội Mỹ. Ảnh minh họa: DOD
Trong cuộc xung đột Nga – Ukraine, thế giới lần đầu tiên chứng kiến nhiều loại vũ khí và phương thức tác chiến mới mẻ, cũng như nhiều loại khác từng là “vua chiến trường” nay bị suy giảm vai trò. Các quân đội có thể rút ra được điều gì từ thực tế đó, và cần chuẩn bị như thế nào nếu có các các cuộc chiến xảy ra trong tương lai? Mời độc giả cùng tìm hiểu trong loạt bài này.
Những chiếc xe tăng lớn, đắt tiền bị các loại đạn pháo nhỏ, rẻ tiền phá hủy. Máy bay không người lái (UAV) giúp pháo binh xác định vị trí các mục tiêu. Một chiến trường tràn ngập các cảm biến đến mức không bên nào có thể ẩn nấp quá lâu ở một vị trí.
Theo trang Defense News, kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, quân đội Mỹ đã cẩn thận chú ý đến các thay đổi kể trên. Giờ đây, những thay đổi đó đang định hình lại kế hoạch của các quân chủng Mỹ từ sáp nhập, bố trí đội hình cho đến việc định hình lại hoạt động hậu cần. Hiện tại, quân đội Mỹ đã xem xét lại kế hoạch hiện đại hóa xe tăng và thay đổi chiến lược sử dụng UAV.
“Tính chất của chiến tranh đang thay đổi”, tướng Randy George, tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, trả lời phỏng vấn của phóng viên trang Defense News. “Mọi chuyện đã thay đổi nhiều hơn trong 2 năm qua vì cuộc xung đột ở Ukraine. Và tôi nghĩ nó sẽ tiếp tục thay đổi với tốc độ rất nhanh và chúng ta phải có tư duy để thay đổi theo”.
Pháo binh và UAV
Tướng James Rainey, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Tương lai của Lục quân Mỹ (phụ trách hiện đại hóa lực lượng), cho biết, quân đội cần điều chỉnh chiến lược pháo binh dựa trên “những gì đã xảy ra ở Ukraine” cũng như những gì quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương yêu cầu từ những lần tập trận pháo binh.
“Mọi thứ chúng ta thấy ở Ukraine là về những thứ như hỏa lực chính xác, các công nghệ mới nổi, nhưng gây sát thương lớn trên chiến trường vẫn là pháo với đạn thông thường và pháo với đạn nổ mạnh”, tướng Rainey nói. Người đứng đầu Bộ Chỉ huy Tương lai của Lục quân Mỹ cho biết thêm, quân đội Mỹ có kế hoạch ban hành chiến lược hỏa lực thông thường mới (conventional fires strategy) vào cuối năm nay.
Ukraine và Nga đang giao tranh với nhau hàng ngày bằng pháo hạng nặng. Mỹ cùng các đồng minh đã gửi nhiều vũ khí dạng pháo, bao gồm cả “hỏa thần” HIMARS và hàng triệu viên đạn, để hỗ trợ Ukraine.
Tổng thống Ukraine Zelensky đã ghi nhận HIMARS “tạo ra sự khác biệt to lớn” trong việc giúp quân đội nước này có các bước tiến trong xung đột với Nga.
Trung tướng nghỉ hưu Ben Hodges, người từng chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu, cho rằng, xung đột ở Ukraine cho thấy một điều rõ ràng rằng pháo binh vẫn rất quan trọng. Ông Hodges nói rằng, quân đội Mỹ cần phải có một cách tiếp cận bài bản với các đội hình pháo binh, trong đó xem xét sử dụng hệ thống kéo hay hệ thống di động, với các loại đạn khác nhau để đạt được các tầm bắn khác nhau.
Binh sĩ Mỹ sử dụng pháo M109A6 Paladin bắn vào các mục tiêu trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở Ba Lan vào tháng 3/2023. Ảnh: U.S. Army National Guard
Trong khi đó, tướng Rainey cho rằng, chiến lược pháo binh mới sẽ xác định cả khả năng và năng lực hiện có, đồng thời nêu chi tiết các yêu cầu trong tương lai. Chiến lược mới cũng sẽ xem xét áp dụng công nghệ mới để tăng cường hỏa lực thông thường trên chiến trường. Ví dụ như các tiến bộ về nhiên liệu đẩy cho phép pháo tầm trung bắn xa như một số hệ thống pháo tầm xa.
Chiến lược mới cũng đề cập đến vai trò của tự động hóa, chẳng hạn như trong bộ nạp đạn tự động. Quân đội Mỹ đã thử nghiệm công nghệ như nạp đạn pháo tự động, giúp giảm gánh nặng cho pháo thủ và cải thiện tốc độ bắn.
Ông Doug Bush, giám đốc mua sắm của quân đội Mỹ, hồi tháng 9/2023 nói với phóng viên của Defense News rằng chiến lược về hỏa lực sẽ ảnh hưởng lớn tới các quyết định trong danh mục đầu tư của quân đội, bao gồm cả việc đáp ứng các yêu cầu của pháo binh tầm xa.
Video đang HOT
“Chiến lược này là hướng đến sự kết hợp của nhiều yếu tố”, ông Bush nói. “Ở đâu chúng ta cần dùng pháo bánh xích và ở đâu cần dùng pháo bánh lốp? Chúng ta có thể làm gì với đạn dược để tăng tầm bắn thay vì chế tạo loại pháo mới?”.
“Bài học là bạn vẫn cần pháo binh. Lực lượng này là sát thủ số 1 trên chiến trường, minh chứng gần nhất là ở Ukraine”, vị giám đốc mua sắm của quân đội Mỹ nói thêm.
Quân đội Mỹ nghiên cứu kỹ về các chiến lược liên quan đến UAV sau khi loại vũ khí này hữu dụng trên chiến trường ở Ukraine. Ảnh: Getty
Theo trang Breaking Defense, một lĩnh vực mà quân đội Mỹ đặc biệt quan tâm sau những diễn biến ở xung đột Ukraine là: Đối phó UAV.
Xung đột Ukraine là một trong những cuộc xung đột lớn đầu tiên có sự hiện diện khắp nơi của các UAV nhỏ nhưng mang lại đóng góp lớn. UAV là một mối nguy hiểm cho quân đội, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Christine Wormuth từng nói hồi hè năm 2022.
“UAV và các hệ thống không người lái khác sẽ đặt ra thách thức đáng kể với chúng tôi. Đó là một phần lý do vì sao quân đội Mỹ phải xem xét hiện đại hóa hệ thống phòng không và tên lửa”, bà Wormuth nói.
Góc nhìn mới về xe tăng
Theo Defense New, vào tháng 9/2023, sau khi quan sát các UAV tự sát phá hủy xe tăng ở Ukraine và quan sát cả Ukraine lẫn Nga chật vật điều động xe tăng trên chiến trường, quân đội Mỹ đã quyết định hủy kế hoạch nâng cấp xe tăng M1 Abrams. Thay vào đó, họ theo đuổi việc phát triển một biến thể mới của xe tăng này: M1E3 Abrams.
Thiếu tướng Glenn Dean, giám đốc điều hành chương trình hệ thống chiến đấu mặt đất của quân đội Mỹ, nói vào tháng 9/2023: “Xe tăng Abrams không thể phát huy khả năng nếu không tăng thêm trọng lượng. Nhưng chúng tôi cũng cần giảm tác động hậu cần của nó”.
Trung tướng nghỉ hưu Ben Hodges nói trên Defense News rằng, xe tăng Abrams quá nặng với các phụ kiện trên mui của nó. “Làm cho xe tăng này nặng hơn không phải là giải pháp”, ông Hodges nói.
Nỗ lực phát triển biến thể mới sẽ giảm bớt trọng lượng của xe tăng, tăng tính cơ động và bền vững của xe. Ngày nay, nếu một chiếc xe tăng bị hỏng hoặc trúng đạn trên chiến trường, cần tới 2 phương tiện cứu hộ để kéo nó về. Thiếu tướng Dean cho rằng, giảm trọng lượng của xe tăng sẽ giúp giảm gánh nặng cho công tác hậu cần trong tình huống đó.
Biến thể mới của Abrams cũng sẽ được tích hợp khả năng bảo vệ chủ động, bao gồm bảo vệ xe tăng khỏi các cuộc tấn công của UAV tự sát từ phía trên.
Thiếu tướng Dean gần đây còn tiết lộ với báo giới rằng, biến thể mới sẽ xem xét cách giảm bớt chuỗi cung ứng và giúp việc bảo trì dễ dàng hơn khi ở chiến trường.
Một chiếc xe tăng M-1A1 Abrams. Ảnh: Getty
Ukraine đã bắt đầu quá trình nhận 31 xe tăng M1 Abrams từ quân đội Mỹ. Thiếu tướng Dean nói rằng quân đội Mỹ có thể sẽ sớm tìm hiểu về cách xe tăng này giúp quân đội Ukraine đối phó người Nga như thế nào.
“Loại xe tăng này vẫn rất phù hợp”, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Christine Wormuth nói tại một sự kiện gần đây. “Vẫn còn quá sớm để nói xe tăng đã hết thời”.
Một cuộc tranh luận nổ ra vào thời gian đầu của xung đột khi hình ảnh xe tăng mắc kẹt trong bùn làm dấy lên câu hỏi liệu xe tăng có quá cồng kềnh với chiến trường hiện đại hay không.
Bà Wormuth thừa nhận, các loại đạn và UAV có thể tấn công xe tăng từ phía trên vẫn là một thách thức và cho biết, quân đội Mỹ đang nỗ lực tìm cách khắc chế các loại vũ khí đó.
Thiếu tướng Dean lưu ý, quân đội Mỹ đang tìm cách bảo vệ xe tăng và phương tiện chiến đấu khỏi các UAV tự sát – vũ khí được cả Nga và Ukraine sử dụng để gây thiệt hại cho xe tăng và phương tiện chiến đấu.
“Chúng ta phải cải thiện tốt hơn khả năng chống tấn công từ trên cao cho xe tăng”, Tướng James Rainey, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Tương lai của Lục quân Mỹ, nói vào tháng 7/2023. “Điều đó có thể cải thiện được”.
Dù lục quân Mỹ từ lâu đã tập trung bảo vệ hai bên sườn của xe tăng và tích hợp hệ thống bảo vệ chủ động trên xe tăng M1 Abrams, nhưng việc này làm giảm khả năng cơ động của xe tăng. Vấn đề tương tự cũng xảy ra với áo giáp “tàng hình” APS – thiết bị bảo vệ xe tăng khỏi vũ khí chống tăng. Lục quân Mỹ hiện chưa triển khai APS trên 2 loại xe chiến đấu bộ binh Stryker và Bradley.
Di chuyển trong vài phút
Theo Defense News, quân đội Mỹ từ lâu đã thiết lập các trạm chỉ huy phức tạp trên chiến trường, dựng các lều có trang bị máy phát điện. Quá trình này tốn nhiều thời gian. Nhưng xung đột ở Ukraine đã khiến điều này cần phải thay đổi.
“Đã qua rồi thời kỳ quân đội phải thành lập cả một trung tâm tác chiến chiến thuật. Hai giờ cho quá trình đó là quá lâu”, tướng Randy George, tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, nói. “Quân đội cần khả năng di chuyển trong vài phút. Chúng ta cần cả khả năng kiểm soát và chỉ huy khi di chuyển”.
Tướng George lưu ý rằng, chiến tranh đã chứng minh sự cần thiết của kiến trúc mở, có tính di động cao. Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ nói thêm rằng, quân đội nước này phải sửa những gì hiện có rồi mới nghĩ tới phát triển các kiến trúc mới cho tương lai”.
Tướng Rainey nói rằng, diễn biến ở xung đột Ukraine dạy quân đội Mỹ rằng họ sẽ phải học cách chiến đấu “dưới sự giám sát liên tục của các hệ thống tác chiến điện tử, vệ tinh, mạng xã hội. “Chúng ta sẽ phải tìm cách chiến đấu khi đối thủ biết chúng ta đang ở đâu”, tướng Rainey nói.
Bộ trưởng Lục quân Mỹ Christine Wormuth cũng lưu ý, quân đội Mỹ phải có khả năng hoạt động ngay cả khi các trạm chỉ huy bị ngắt tín hiệu do lỗi kỹ thuật hoặc bị đối phương gây nhiễu.
Hậu cần từ xa
Binh sĩ Ukraine trong một khóa huấn luyện bảo dưỡng xe tăng. Ảnh: Reuters
Mỹ nhanh chóng phải đối mặt với thách thức ngay từ đầu xung đột Ukraine. Đó là việc Washington đang gửi các vũ khí, thiết bị phức tạp tới Ukraine nhưng không có người bảo trì, sửa chữa có kinh nghiệm.
Vài tháng kể từ tháng 2/2022, quân đội Mỹ đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ của Ukraine, hỗ trợ duy tu bảo dưỡng vũ khí, trang thiết bị từ xa. Thợ bảo dưỡng quân đội Mỹ đã hướng dẫn đồng nghiệp Ukraine qua mạng Internet.
Kể từ đó, quân đội Mỹ mở rộng việc sử dụng hỗ trợ bảo dưỡng từ xa cho gần như mọi vũ khí, khí tài gửi đến Ukraine. Washington đã xây dựng một cơ sở và kho cung cấp linh kiện sửa chữa ở Ba Lan, đồng thời cung cấp tư vấn chuyên môn qua tin nhắn văn bản, video ghi sẵn hoặc phát trực tiếp.
Nỗ lực đó hiện cung cấp một lộ trình cho hoạt động hậu cần trong tương lai. Tướng Randy George, tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, nói trong một sự kiện gần đây rằng, Ukraine đang thay đổi cách quân đội Mỹ “xem xét mọi khía cạnh hậu cần”, trích dẫn việc hướng dẫn bảo dưỡng từ xa và in các bộ phận, linh kiện bằng máy in 3D.
Tướng George chia sẻ trên trang Defense News rằng quân đội Mỹ đang cân nhắc áp dụng cách bảo dưỡng từ xa cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Ngoài ra, quân đội Mỹ, vốn đang theo dõi diễn biến ở Ukraine, còn đang chuẩn bị cho quá trình “hậu cần bị quấy phá”, nghĩa là đảm bảo công tác hậu cần trong điều kiện bị tấn công liên tục.
“Có lý thuyết cho rằng quá trình hậu cần sẽ bị đối phương khai thác, tấn công và xung đột ở Ukraine đã biến lý thuyết đó thành hiện thực”, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Christine Wormuth nói trong một sự kiện gần đây.
Quân đội Mỹ đã thành lập một nhóm đa chức năng mới, phụ trách vấn đề “hậu cần bị quấy phá”, dưới sự chỉ huy của Bộ chỉ huy Tương lai, thuộc Lục quân Mỹ, để giải quyết thách thức này.
Chuẩn bị cho tương lai
Theo các nhà lãnh đạo quân đội Mỹ, xung đột ở Ukraine đã xác thực nhiều ưu tiên hiện đại hóa của quân đội Mỹ, được đặt ra cách đây hơn 5 năm. Quân đội Mỹ vốn tập trung vào việc đối phó UAV khi họ triển khai các chiến dịch ở Trung Đông.
Việc sử dụng UAV trên chiến trường ở Ukraine đã thúc đẩy nỗ lực đưa ra cách tiếp cận để phá hủy các UAV, cả lớn và nhỏ.
“Quy mô của UAV trên chiến trường thật đáng kinh ngạc. Nó đòi hỏi sự tập trung vào các hệ thống phòng không tầm thấp, đối phó UAV”, Stacie Pettyjohn, nhà phân tích quốc phòng tại tổ chức tư vấn Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược An ninh mới của Mỹ, nói.
Phòng thủ tên lửa và phòng không với các mối đe dọa không phải UAV cũng nhận được sự chú ý. Trung tướng nghỉ hưu Ben Hodges cho rằng, Nga đã sử dụng rocket và nhiều loại tên lửa trong xung đột Ukraine.
Bộ trưởng Lục quân Mỹ Christine Wormuth cho biết, quân đội nước này đang bắt đầu phát triển lực lượng phòng thủ tên lửa và phòng không. Một tiểu đoàn Patriot – hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa hàng đầu của Mỹ – cũng đang trong quá trình hình thành. Quân đội Mỹ cũng muốn phát triển các đơn vị phòng cháy gián tiếp. Các đơn vị mới này sẽ có thể phòng thủ trước các tên lửa hành trình, UAV, pháo và súng cối tại các địa điểm cố định và bán cố định.
“Trong xung đột Ukraine, không thiếu những quan sát mà chúng ta nên suy nghĩ về chúng”, tướng James Rainey, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Tương lai của Lục quân Mỹ, nói. “Quân đội Mỹ cam kết biến các quan sát đó thành bài học kinh nghiệm”.
Bloomberg: Mỹ bí mật gửi thêm đạn dược và tên lửa cho Israel
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng hỗ trợ an ninh tiếp tục đến Israel gần như hàng ngày.
Binh sĩ Israel hoạt động ở Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Bloomberg ngày 15/11, Lầu Năm Góc đã tăng cường hỗ trợ quân sự cho Israel một cách bí mật, đáp ứng các yêu cầu về đạn pháo 155 mm, thiết bị nhìn đêm, đạn phá boong-ke, tên lửa dẫn đường bằng laser bổ sung cho phi đội trực thăng Apache và các phương tiện quân sự mới.
Nguồn tin trên nêu rõ: "Dòng vũ khí của Mỹ tới Israel đang mở rộng ra ngoài phạm vi cung cấp được công bố rộng rãi về hệ thống đánh chặn Vòm Sắt (Iron Dome) cùng một số trang thiết bị khác. Những vũ khí mà Israel muốn có để chiến đấu với lực lượng Hamas được liệt kê trong một tài liệu đang được lưu hành ở Lầu Năm Góc".
Theo tài liệu, danh sách được yêu cầu gồm vũ khí dành cho trực thăng AH-64 Apache với khoảng 2.000 tên lửa dẫn đường bằng laser Hellfire do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất.
Ngoài ra, Israel còn đề nghị cung cấp hơn 20.000 súng trường M4A1, 57.000 quả đạn pháo 155mm, 5.000 thiết bị nhìn đêm PVS-14, 3.000 quả đạn phá boong-ke cầm tay M141 đang được Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) cung cấp.
Theo ước tính, Mỹ còn cung cấp hơn 300 tên lửa đánh chặn Tamir trong khi 2 hệ thống Vòm Sắt đang được vận chuyển đến Israel bằng đường biển.
Israel cũng đã đề nghị 200 máy bay không người lái Switchblade 600 do AeroVironment Inc sản xuất. Ukraine đã mua máy bay không người lái trực tiếp từ công ty này để đáp ứng nhu cầu trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga.
Tính đến cuối tháng 10, ít nhất 3.500 thiết bị nhìn đêm, 1.800 quả đạn phá boong-ke M141 và 36.000 viên đạn pháo 30 mm đã được chuyển giao và một số khác đang được Lầu Năm Góc cung cấp cho Israel từ các kho dự trữ ở Mỹ và châu Âu.
Một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc từ chối thảo luận chi tiết, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng hỗ trợ an ninh tiếp tục đến Israel gần như hàng ngày.
Mỹ đã nhanh chóng cung cấp các loại đạn chính xác, bom đường kính nhỏ, đạn pháo 155 mm và các loại đạn khác, cùng với hệ thống đánh chặn Vòm Sắt và thiết bị y tế kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra.
Anh đạt giới hạn viện trợ vũ khí cho Ukraine Một quan chức Anh cho biết nước này đã "hết thiết bị quốc phòng để viện trợ cho Ukraine và các nước khác nên can thiệp cùng gánh thêm gánh nặng". Anh đã viện trợ nhiều vũ khí cho Ukraine ngay từ đầu cuộc xung đột với Nga. Ảnh: unian.ua Tờ Telegraph ngày 3/10 dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao...