Tiết lộ những cam kết an ninh EU sẵn sàng cung cấp cho Ukraine
Vấn đề trên được đưa ra sau khi EU cho biết không thực hiện được cam kết cung cấp cho Ukraine một triệu viên đạn pháo vào tháng 3/2024.
Tổng thống Ukraine Zelensky (phải) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Leyen. Ảnh: Reuters
Bloomberg ngày 22/11 đưa tin, Ủy ban châu Âu đã gửi dự thảo khung tới các quốc gia thành viên về việc cung cấp cho Ukraine các cam kết an ninh lâu dài. Các đại sứ EU sẽ thảo luận về dự thảo tài liệu trong tuần này, sau đó là lãnh đạo các nước thành viên thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng tới.
Theo Bloomberg, dự án này cũng sẽ là cơ sở cho các cuộc tham vấn giữa Kiev và các nước G7. Trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, các thành viên G7 đã đồng ý tổ chức đàm phán với Ukraine về các cam kết an ninh song phương nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công tiềm tàng từ Nga trong tương lai.
Về phần mình, Ukraine đã cam kết theo đuổi một loạt cải cách, bao gồm cả các lĩnh vực thực thi pháp luật, tư pháp, an ninh và quốc phòng. Một số đồng minh và đối tác chủ chốt của Kiev đang tìm cách ký kết các thỏa thuận song phương trong năm nay.
Tài liệu khung của EU dựa vào các hiệp định song phương trên và bao gồm các đề xuất sau:
Thứ nhất, thiết lập một cơ chế hiệu quả, bền vững và lâu dài để cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine.
Video đang HOT
Thứ hai, huấn luyện lực lượng vũ trang Ukraine.
Thứ ba, hợp tác chặt chẽ hơn với ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine để tăng cường năng lực và điều chỉnh các tiêu chuẩn.
Thứ tư, tăng cường khả năng của Ukraine trong việc chống lại các mối đe dọa mạng và hỗn hợp (lai) cũng như thông tin sai lệch.
Thứ tư, hỗ trợ các nỗ lực rà phá bom mìn của Ukraine và giải quyết ô nhiễm do tàn dư chất nổ gây ra.
Thứ năm, giúp Ukraine thực hiện chương trình cải cách liên quan đến quá trình gia nhập EU, cũng như tăng cường khả năng giám sát kho vũ khí, trang thiết bị và đạn dược cũng như chống lại mọi hoạt động buôn bán vũ khí bất hợp pháp.
Thứ sáu, hỗ trợ các nỗ lực chuyển đổi năng lượng và an toàn hạt nhân của Ukraine. Thứ bảy, chia sẻ thông tin tình báo và hình ảnh vệ tinh.
Dự thảo của EU nêu rõ rằng việc hỗ trợ vũ khí sẽ tiếp tục được cung cấp thông qua cái được gọi là Quỹ Hòa bình châu Âu. Cơ chế này hoàn trả cho các quốc gia thành viên EU số vũ khí mà họ cung cấp cho Ukraine.
Tuy nhiên, một nhà ngoại giao EU cho biết kế hoạch ban đầu của EU cung cấp 20 tỷ euro trong 4 năm để trang trải chi phí vũ khí cho Kiev có nguy cơ sụp đổ do một số quốc gia thành viên, bao gồm cả Đức, không thể đồng ý về các điều khoản.
Thay vào đó, các quốc gia thành viên hy vọng ít nhất sẽ đồng ý về khoản 5 tỷ euro cho năm tới.
Một vấn đề đáng chú ý là Hungary thường xuyên chặn việc giải ngân nguồn vốn từ Quỹ Hòa bình châu Âu.
Những cuộc thảo luận trên diễn ra khi EU không thực hiện được cam kết cung cấp cho Ukraine một triệu viên đạn pháo vào tháng 3/2024.
Tướng Không quân Mỹ cảnh báo kho dự trữ vũ khí của NATO thấp ở mức 'nguy hiểm'
Nhu cầu vũ khí ngày càng tăng sau cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây căng thẳng cho cơ sở công nghiệp quốc phòng phương Tây.
Binh sĩ Mỹ bắn tên lửa Stinger trong một cuộc tập trận bắn đạn thật phòng không. Ảnh: US Army
Theo một chỉ huy hàng đầu của lực lượng Không quân Mỹ, kho dự trữ vũ khí của nước này và các đồng minh NATO đang trở nên "thấp đến mức nguy hiểm" mà không có giải pháp "ngắn hạn".
Tướng James Hecker, chỉ huy lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu đã đưa ra cảnh báo trên tại Hội nghị cấp Chỉ huy trưởng Không quân & Không gian Toàn cầu ở London, trang tin Breaking Defense mới đây đưa tin. Vị tướng Mỹ này cũng kêu gọi các đồng minh NATO "suy nghĩ nghiêm túc về kho dự trữ của họ".
"Tôi nghĩ điều rất quan trọng là chúng ta phải đánh giá tình trạng vũ khí của mình ở tất cả các thành viên NATO trong bối cảnh kho dự trữ đang suy giảm. Vấn đề có thể sẽ không được cải thiện trong ngắn hạn, nhưng chúng ta phải đảm bảo về lâu dài. Chúng ta có cơ sở công nghiệp mạnh để có thể tăng những gì chúng ta cần", Tướng Hecker nói, lưu ý tất cả các quốc gia NATO nên bắt đầu đầu tư mạnh hơn.
Theo ông Hecker, số lượng phi đội máy bay chiến đấu của Mỹ hiện chỉ bằng "khoảng một nửa" so với khi tham gia Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến dịch do Mỹ dẫn đầu năm 1991 như một phần của phản ứng đối với cuộc xâm lược Kuwait của Iraq. Ông cho biết thêm đã có sự sụt giảm tương tự trong các phi đội máy bay chiến đấu của Anh.
Ông Hecker nêu rõ: "Vì vậy, chúng ta gần như không có những gì như đã từng có ở thời kỳ trung tâm của Chiến tranh Lạnh. Bây giờ, chúng tôi đang cung cấp rất nhiều đạn dược cho Ukraine, điều mà tôi nghĩ là cần làm, nhưng hiện tại kho vũ khí trang bị của chúng tôi đang ở mức thấp một cách nguy hiểm".
Tính đến ngày 7/7, Washington Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn 41 tỷ USD hỗ trợ an ninh kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào tháng 2 năm 2022, phần lớn dưới hình thức chuyển giao từ các kho dự trữ hiện tại thay vì sản xuất mới. Ví dụ, hơn 2.000 hệ thống phòng không Stinger do RTX sản xuất đã được gửi đến Ukraine, khiến Lầu Năm Góc phải vật lộn để bổ sung kho dự trữ hiện tại khi tìm kiếm hệ thống thay thế thế hệ tiếp theo.
Nhu cầu vũ khí ngày càng tăng sau cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây căng thẳng cho cơ sở công nghiệp quốc phòng phương Tây. Heidi Grant, Giám đốc phát triển kinh doanh của Boeing và là cựu quan chức hàng đầu về bán vũ khí của Lầu Năm Góc, cho biết ngành công nghiệp cần nhiều hơn là chỉ tuyên bố từ các quan chức quân sự về mức độ sản xuất để đáp ứng mong muốn của họ.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh CNN hôm 17/7, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng thừa nhận rằng Mỹ đang cạn kiệt đạn dược trong kho vũ khí trong bối cảnh viện trợ quân sự cho Ukraine. Theo ông Sullivan, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã phát hiện ra rằng kho dự trữ đạn 155 mm theo tiêu chuẩn của NATO tương đối thấp và sẽ mất nhiều năm chứ không phải vài tháng để bổ sung nguồn cung đến mức chấp nhận được.
Hãng tin Reuters ngày 18/7 dẫn lời hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết, Washington sẽ công bố cam kết mới cung cấp khoản viện trợ quân sự trị giá 1,3 tỷ USD cho Ukraine trong những ngày tới. Việc mua vũ khí được tài trợ bởi chương trình Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI), cho phép chính phủ Mỹ mua vũ khí từ ngành công nghiệp quốc phòng thay vì lấy từ kho dự trữ hiện có của chính họ.
Tổng thống Ukraine kêu gọi EU đẩy nhanh công tác chuyển giao đạn pháo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhấn mạnh nhu cầu về đạn dược trên chiến trường nước này đang hiện hữu rõ ràng và hối thúc EU đẩy nhanh công tác chuyển giao đạn pháo. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Kiev. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo AFP và Sputniknews, ngày 9/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhấn mạnh EU cần phải đẩy nhanh...