Uy lực cường kích “kho đạn bay” AC-130J được Mỹ dùng để giáng đòn mục tiêu ở Iraq
Không quân Mỹ gần đây đã huy động cường kích hạng nặng AC-130J nã hỏa lực nhằm vào mục tiêu dân quân thân Iran gần thủ đô Baghdad, Iraq, nhằm đáp trả việc căn cứ Mỹ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
AC-130J là mẫu máy bay tấn công mặt đất uy lực nhất của không quân Mỹ.
Theo thông báo từ Lầu Năm Góc, lực lượng dân quân thân Iran hôm 20/11 đã phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhằm vào căn cứ không quân Al-Asad, nơi có binh sĩ Mỹ đồn trú.
Đây là lần đầu tiên căn cứ Mỹ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo kể từ tháng 1/2020. Lầu Năm Góc nói tên lửa có tầm bắn dưới 300km rơi xuống khu vực căn cứ khiến một số binh sĩ bị thương.
“Tôi xác nhận lực lượng thân Iran đã phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhằm vào căn cứ al-Assad, khiến một số binh sĩ bị thượng và gây hư hại cơ sở hạ tầng”, phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc, Sabrina Singh nói.
Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc, quân đội Mỹ đã giáng đòn đáp trả mà không có sự chuẩn bị trước. Cường kích AC-130J nhận lệnh tấn công mục tiêu dân quân Iran khi đang hoạt động trên bầu trời gần khu vực.
Video đang HOT
Chiếc AC-130J đã bắn trả lực lượng dân quân thân Iran ngay lập tức, phá hủy một xe ô tô và hạ nhiều tay súng có liên quan đến vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo. “Đối phương hứng chịu một số thương vong”, Lầu Năm Góc cho biết.
Theo trang mạng The Drive, cường kích AC-130J của không quân Mỹ đã giáng đòn đáp trả đối phương khi hoạt động ở khu vực phía tây thủ đô Baghdad, Iraq.
Cận cảnh pháo chính cỡ 105mm trang bị trên cường kích AC-130J.
AC-130J là mẫu cường kích hạng nặng hiếm hoi mà quân đội Mỹ còn biên chế trong lực lượng không quân. Mẫu máy bay này được gọi là “kho đạn bay” vì mang theo một lượng lớn vũ khí các loại.
Máy bay cần kíp lái gồm 7 người, bao gồm sĩ quan điều khiển vũ khí. Trong môi trường chiến đấu, máy bay hoạt động ở độ cao chỉ khoảng 2.000 mét. Mẫu máy bay này được quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi kể từ năm 1967. Mỗi chiếc AC-130J ước tính có giá khoảng 130 triệu USD.
Cường kích AC-130J được trang bị pháo tự động cỡ 30mm, pháo hạng nhẹ cỡ 105mm, tên lửa Hellfire hoặc các mẫu bom lượn thông minh GBU.
Máy bay được trang bị hệ thống cảm biến và liên lạc tối tân, đặc biệt uy lực trong các hoạt động oanh tạc mục tiêu ở tầm thấp. Khắc tinh của AC-130 là các mẫu tên lửa phòng không vác vai nên quân đội Mỹ thường chỉ cho phép máy bay xuất kích vào ban đêm để đảm bảo an toàn.
Thông thường, cường kích AC-130 hoạt động rất gần mục tiêu, tác chiến độc lập hoặc yểm trợ bộ binh. Cuộc tập kích tối ngày 20/11 cho thấy quân đội Mỹ đã huy động mẫu máy bay này theo dõi lực lượng dân quân thân Iran.
Sự đa dạng vũ khí mà máy bay có thể mang theo, cũng như khả năng hoạt động trên khắp phạm vi chiến trường trong thời gian dài, cung cấp năng lực chiến đấu độc đáo so với các mẫu chiến đấu cơ khác, The Drive nhận định.
Cường kích AC-130J ném bom GBU-39B trong một cuộc tập trận ở Hàn Quốc năm 2023.
Pháo cỡ 105mm trang bị trên máy bay tạo ra hỏa lực mạnh nhất. Nhờ những cải tiến mới, khẩu pháo có thể bắn liên tục trên máy bay mà vẫn duy trì sự ổn định cũng như đảm bảo độ chính xác. Nhờ hệ thống kiểm soát hỏa lực bằng máy bay, kíp lái không mất nhiều thời gian để đưa mục tiêu vào tầm ngắm của pháo cỡ 105mm. Mẫu pháo này khi khai hỏa tạo ra phạm vi sát thương trong khoảng 20 mét tính từ mục tiêu.
Trong thời gian pháo 105mm nạp đạn, kíp lái vẫn có thể tiếp tục nã hỏa lực liên tiếp nhằm vào đối phương bằng pháo cỡ 30mm hoặc tên lửa.
Trong tương lai, Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt của Lực lượng Không quân Mỹ (AFSOC) có kế hoạch nâng cấp cường kích AC-130J để đáp ứng nhu cầu chiến đấu. Kế hoạch bao gồm loại bỏ pháo chính cỡ 105mm, trang bị thêm cho AC-130J tên lửa hành trình cũng như có những cải tiến về mặt radar và thông tin liên lạc.
Tên lửa Nga đánh trúng nhà máy sửa tàu ở Odessa
Ukraine xác nhận một nhà máy sửa chữa tàu ở thành phố Odessa bên bờ biển Đen bị hỏa lực Nga đánh trúng, gây thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất.
Lãnh đạo cơ quan quân sự tỉnh Odessa của Ukraine Oleg Kiper ngày 30/10 xác nhận Nga sử dụng tên lửa tập kích nhà máy sửa chữa tàu ở thành phố Odessa, khiến 2 người bị thương, trong khi tòa nhà hành chính và thiết bị bên trong cơ sở này bị phá hủy, PravdaUkraine đưa tin.
Cột khói bốc lên từ hiện trường một vụ không kích ở Odessa. Ảnh: GettyImages
Ông Kiper khẳng định ngọn lửa bùng lên sau vụ tập kích tại Odessa đã được kiểm soát. Trước đó cùng ngày, truyền thông Ukraine đã loan báo về một loạt vụ nổ vang lên khắp thành phố Odessa sau khi quân đội Ukraine phát cảnh báo không kích.
Trong một tuyên bố khác trưa 30/10, không quân Ukraine tuyên bố Nga đã tấn công các mục tiêu ở khắp Ukraine bằng 12 máy bay không người lái (UAV) mang tên lửa và 2 tên lửa dẫn đường loại Kh-59. "Tất cả 14 mục tiêu trên không của đối phương đều bị lực lượng phòng không hạ", thông báo nêu.
Chưa rõ vụ nổ ở Odessa có liên quan đến đợt tập kích mà không quân Ukraine nhắc tới hay không. Tại khu vực Dnipropetrovsk ở miền Trung Ukraine, nhà chức trách địa phương thừa nhận các "mảnh vỡ" từ các vụ đánh chặn rơi xuống đất gây hư hại một số tòa nhà.
Nga nhiều tháng qua duy trì tần suất tập kích Ukraine bằng tên lửa và UAV tự sát, trong bối cảnh nguồn viện trợ của phương Tây cho Kiev có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt là các tổ hợp phòng không. Giới quan sát quân sự đánh giá, Moscow có thể tăng cường tấn công hạ tầng năng lượng Ukraine khi mùa Đông tới gần.
Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ thị nhân viên rời khỏi Đại sứ quán tại Baghdad Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ thị các nhân viên không đảm trách những công việc mang tính cấp thiết và các thành viên gia đình của họ rời khỏi Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad và Lãnh sự quán Mỹ tại Arbil, Iraq. Đại sứ quán Mỹ ở vùng Xanh của thủ đô Baghdad, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Bộ Ngoại giao Mỹ,...