Xung đột Hamas-Israel: Những tác động kinh tế đối với Palestine
Cuộc xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel đang gây ra tác động nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế của Palestine.
Người dân chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại Rafah, Dải Gaza, ngày 19/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đánh giá ngày 12/12 của Ngân hàng Thế giới (WB), Palestine có thể trải qua tình trạng suy giảm tăng trưởng kinh tế trong năm nay và kéo dài sang năm 2024.
Trong báo cáo, WB ghi nhận mức độ thiệt hại chưa từng có tiền lệ về người và tài sản. Trong khi đó, người dân trên các vùng lãnh thổ của Palestine vốn có nguồn thu thấp thì nay lại càng khó khăn hơn về tài chính do nguồn thu nhập ngày càng thu hẹp. Các tổ chức viện trợ nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ) lo ngại người dân ở vùng lãnh thổ Palestine đang đối mặt với nạn đói ngày càng trầm trọng.
Tính từ giữa tháng 11 vừa qua, khoảng 60% cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc cũng như cơ sở hạ tầng y tế và giáo dục đã bị hư hại hoặc phá hủy. Tình trạng này cũng xảy ra đối với khoảng 70% cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động thương mại.
Trung tâm vệ tinh của Liên hợp quốc (UNOSAT) xác định rằng 18% cơ sở hạ tầng của Gaza đã bị phá hủy.
Kể từ khi cuộc xung đột Hamas-Israel xảy ra hôm 7/10, Israel đã quyết định ngừng cấp giấy phép lao động cho người Palestine đến từ cả Bờ Tây và Dải Gaza, khiến nhiều người lao động vốn có thu nhập thấp phải vật lộn để sinh tồn. Tỷ lệ thất nghiệp ở Dải Gaza lên tới khoảng 85%. Theo số liệu của Chính quyền Palestine, Israel đã thiết lập khoảng 130 trạm kiểm soát quân sự cố định và di động ở Bờ Tây, gây khó khăn cho hoạt động vận chuyển nông sản và việc đi lại của người lao động.
Theo ước tính của WB, kinh tế tổng thể của Palestine sẽ giảm 3,7% trong năm nay, đồng thời dự báo tình hình kinh tế sẽ trở nên tồi tệ hơn vào năm 2024 nếu xung đột tiếp tục xảy ra.
Cùng ngày, tổ chức tài chính đa phương này công bố khoản viện trợ khẩn cấp trị giá 20 triệu USD, nhằm hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng ở Dải Gaza. Đây là khoản viện trợ bổ sung, ngoài khoản 15 triệu USD mà WB cung cấp trước đó.
Xung đột Trung Đông và Ukraine bao trùm hội nghị ngoại trưởng EU
Xung đột leo thang giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát Dải Gaza là một trong những chủ đề thảo luận chính tại Hội nghị ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) dự kiến diễn ra tại Brussels, Bỉ, ngày 11/12.
Người dân tại khu lều tạm ở Rafah, Dải Gaza, ngày 8/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh quan điểm khác nhau về cuộc xung đột Hamas - Israel đã gây ra sự chia rẽ sâu sắc giữa các quốc gia EU. Tại hội nghị lần này, các ngoại trưởng của 27 nước thành viên của khối đang nỗ lực đạt được đồng thuận về các biện pháp ứng phó tiếp theo với cuộc khủng hoảng ở Trung Đông. Trong số những biện pháp dự kiến được đưa ra thảo luận có lệnh trừng phạt tài chính đối với Hamas và lệnh cấm thị thực đối với những người định cư Israel liên quan đến các vụ bạo lực ở Bờ Tây.
Về lệnh cấm thị thực với những người định cư Israel ở Bờ Tây, các nhà ngoại giao EU nhận định việc áp đặt một lệnh cấm như vậy trên toàn EU khó có khả năng thực hiện do một số nước như Áo, CH Séc và Hungary có quan điểm ủng hộ quốc gia Do Thái.
Tại hội nghị, các ngoại trưởng EU cũng dự kiến thảo luận vấn đề hỗ trợ an ninh cho Ukraine. Tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận này có Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba.
Theo kế hoạch, sau hội nghị ngoại trưởng EU, các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên EU sẽ nhóm họp trong hai ngày 14 - 15/12 tại Brussels để thảo luận về chính sách hỗ trợ Ukraine và sửa đổi ngân sách dài hạn của khối. Tình hình Trung Đông cũng nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh EU.
Xung đột Hamas-Israel: Nga khẳng định nỗ lực thúc đẩy lệnh ngừng bắn Nga sẽ tiếp tục gia tăng áp lực chính trị để đạt được lệnh ngừng bắn nhân đạo ở Dải Gaza. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra tuyên bố này ngày 10/12 khi phát biểu trực tuyến trong khuôn khổ Diễn đàn Doha. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: AFP/TTXVN Ngoại trưởng Lavrov khẳng định trong mọi vấn đề vẫn luôn có...