Xung đột Armenia-Azerbaijan: EU lên tiếng và ‘công thức’ của Nga
Ngày 29/10, Liên minh châu Âu (EU) và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng về xung đột Armenia- Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno - Karabakh .
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra công thức giải quyết xung đột Armenia-Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. (Nguồn: AFP)
Trong tuyên bố tối 28/10, người phát ngôn về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Peter Stano nói: “EU thấy không thể chấp nhận được sau khi có 3 thỏa thuận ngừng bắn do Nga, Pháp và Mỹ làm trung gian mà cuộc giao tranh ở Nagorno-Karabakh vẫn tiếp diễn”.
Video đang HOT
Người phát ngôn khối này hối thúc các bên lập tức quay lại “đàm phán thực sự” để đạt được một giải pháp hòa bình như đã nhất trí ở Washington ngày 25/10.
Trong khi đó, cùng ngày, phát biểu tại Diễn đàn đầu tư vốn Russia Calling, Tổng thống Nga Putin cho rằng: “Phải tìm kiếm sự cân bằng về lợi ích phù hợp với cả hai phía – những người Azerbaijan mà chúng tôi luôn tôn trọng, cũng như lợi ích của người Armenia”.
Theo Tổng thống Nga, đây chính là giải pháp lâu dài cho xung đột ở Nagorno-Karabakh, đồng thời nhấn mạnh, lập trường của Nga vẫn để ngỏ.
“Ban đầu chúng tôi tiếp cận suy nghĩ về khả năng chuyển giao 5 2 khu vực cho Azerbaijan với việc đảm bảo một chế độ nhất định cho khu vực Karabakh và hợp tác với Armenia”, ông Putin nói thêm.
Tổng thống Nga cho rằng, xung đột phải được giải quyết để mọi người cảm thấy an toàn, đồng thời phải tạo điều kiện để các vùng lãnh thổ phát triển hiệu quả. Ông cũng kêu gọi các bên phải ngồi vào bàn đàm phán để tìm ra sự đồng thuận và cân bằng lợi ích dựa trên các đề xuất của Nhóm Minsk thuộc OSCE.
Tổng thống Armenia: "Không nhất thiết phải kéo Nga vào xung đột Nagorno-Karabakh"
Mới đây, Tổng thống Armenia cho biết Nga và bất kỳ một bên thứ 3 nào không cần thiết phải can dự vào xung đột tại Nagorno-Karabakh.
Hôm 20/10, trả lời phỏng vấn với hãng tin France-24, Tổng thống Armenia Armen Sarkissian đã phát biểu: "Không nhất thiết phải kéo Nga can dự vào xung đột này. Những người Armenia tại Nagorno-Karabakh đã chứng minh khả năng tự bảo vệ lãnh thổ của họ. Thay vì kéo thêm Nga hoặc một nước thứ 3 vào khác, vấn đề hiện tại là loại bỏ tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực này".
Cảnh hoang tàng bên tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh trong những cuộc đụng độ mới đây của Armenia-Azerbaijan. Ảnh: Reuters
Khi được hỏi về mối quan hệ với Nga, ông Sarkissian khẳng định, Moscow và Yerevan đã là những đồng minh thân thiết trong nhiều năm, tình bằng hữu của hai nước được gây dựng trên nền tảng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau.
Nagorno-Karabakh từng là một phần lãnh thổ thuộc Azerbaijan nhưng lại là nơi sinh sống của phần lớn cộng đồng người Armenia. Năm 1988, xung đột đã nổ ra sau khi Nagorno-Karabakh tuyên bố tách khỏi Azerbaijan. Trong thời gian từ năm 1992-1994, xung đột đã nhanh chóng nổ thành các cuộc tấn công quân sự sau khi chính phủ Baku không còn kiểm soát nổi khu vực này. Thời gian đó, nhiều cuộc đàm phán đã diễn ra dưới sự chủ trì của nhóm OSCE Minsk, do ba đồng chủ tịch Nga, Pháp và Mỹ dẫn đầu.
Trong nhiều năm qua, xung đột vẫn diễn ra âm ỉ tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, tuy nhiên các cuộc đụng độ bắt đầu trở nên nghiêm trọng từ cuối tháng 9 vừa qua khiến cả thế giới lo ngại. Căng thẳng Armenia-Azerbaijan hiện vẫn đang leo thang bất chấp thỏa thuận ngừng bắn.
Armenia và Azerbaijan thông báo thỏa thuận ngừng bắn mới Armenia và Azerbaijan thông báo một thỏa thuận ngừng bắn mới tại vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh có hiệu lực từ nửa đêm hôm 17/10. Thỏa thuận mới được công bố sau một cuộc gọi của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov với những người đồng cấp từ Armenia và Azerbaijan. Trong cuộc gọi, ông Lavrov kêu gọi 2 nước tuân thủ thỏa thuận ngừng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Báo Mỹ: Tổng thống Trump xem xét gửi tên lửa tầm xa cho Ukraine

Ukraine sắp nhận loại tên lửa mới từ Đức

Tính toán của ông Trump khi mời 5 lãnh đạo châu Phi tới Nhà Trắng

Hé lộ kế hoạch tác chiến của ông Putin ở "chảo lửa" miền Đông Ukraine?

Đế chế của tỷ phú Elon Musk gặp hoạ do chính ông gây ra

Đụng độ công nghệ: Nga - Ukraine định hình tương lai không chiến

Người có IQ cao "tiên tri" cuộc đời chuẩn xác hơn, ít mắc sai lầm

Mỹ nối lại viện trợ quân sự, Ukraine cảnh báo tấn công lãnh thổ Nga

Thái Lan lý giải vai trò của ông Thaksin trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Thường trực Chính phủ bàn làm luật phòng chống ma túy, ngăn chặn hàng giả

Úc lần đầu cùng Mỹ khai hỏa HIMARS

Thái Lan cân nhắc miễn thuế thêm hàng Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Xót xa hình ảnh cuối cùng của mỹ nhân Hàn vừa đột ngột qua đời ở tuổi 31
Hậu trường phim
00:31:06 15/07/2025
Tóc Tiên lên tiếng giữa lúc bị cư dân mạng tấn công
Tv show
00:16:54 15/07/2025
MC Kỳ Duyên tuổi 60 sexy thái quá, ca sĩ Anh Thơ du lịch sang chảnh
Sao việt
00:12:42 15/07/2025
Hình ảnh xót xa cuối cùng của nữ diễn viên qua đời vì ung thư ở tuổi 31
Sao châu á
00:01:38 15/07/2025
Con về quê nghỉ hè, sau 3 tuần đã hoảng loạn xin tôi trở lại thành phố
Góc tâm tình
23:42:47 14/07/2025
Nữ giáo viên kể phút bàng hoàng khi ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông
Tin nổi bật
23:16:43 14/07/2025
Người đàn ông nguy kịch vì xuất huyết "vùng bóng tối" trong hệ tiêu hóa
Sức khỏe
23:14:25 14/07/2025
Thiếu niên 14 tuổi cắt cầu dao điện nhà dân, trộm điện thoại iPhone
Pháp luật
23:08:30 14/07/2025
BLACKPINK lập kỷ lục với ca khúc "Jump" dẫn đầu bảng xếp hạng Spotify lần thứ 3
Nhạc quốc tế
22:25:27 14/07/2025
Đạt G làm 1 điều chấn động ngay ngày trọng đại, khiến cả Hoài Lâm và tình cũ Du Uyên bị réo gọi
Nhạc việt
21:38:13 14/07/2025