Xứng đáng người “giáo viên nhân dân”
“Một cô giáo giàu nhiệt huyết và tận tâm với nghề; một cán bộ quản lý giỏi, luôn hết lòng vì thế hệ măng non của địa phương” – đó là nhận xét của nhiều đồng nghiệp và nhân dân xã Liên Bạt về cô giáo Đỗ Thị Hoà – Hiệu trưởng Trường Mầm non Liên Bạt (xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa).
Gần 30 năm gắn bó với ngành Giáo dục, cô giáo Đỗ Thị Hoà luôn được đồng nghiệp quý mến, nể phục và phụ huynh, học sinh tin tưởng.
Xây dựng 2 trường đạt chuẩn quốc gia
Cô giáo Hòa không chỉ là tấm gương sáng về đạo đức mà còn là tấm gương cho sự tận tâm và đi lên bằng chính năng lực của mình. Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, năm 1993 cô về dạy tại trường Mầm non Trường Thịnh là một xã trắng không có trường mầm non từ nhiều năm về trước. Ngay từ ngày đầu tiên đi làm, cô đã cùng cán bộ phòng giáo dục về xây dựng phong trào xóa xã trắng.
Những ngày đầu với cơ sở vật chất thiếu thốn, các lớp học tạm, phân bố rải rác ở các thôn trong xã. Không quản ngại khó khăn, vất vả, cô cùng các giáo viên nhà trường đã tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để tuyên truyền, vận động nhân dân trong xã cùng đóng góp xây dựng để mở các lớp học mầm non ở các thôn. Qua đó, đã giúp Trường Thịnh xóa xã trắng về mầm non.
Năm 2000, cô được phân công làm Bí thư chi bộ kiêm Hiệu trưởng nhà trường. Cô đã cùng với chi bộ, Ban Giám hiệu trường chủ động tham mưu, đề nghị chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất xóa phòng học tạm, xây dựng phòng học kiên cố, gom từ 6 điểm lẻ về thành 2 điểm tập trung và đầu tư xây dựng khu trung tâm đạt chuẩn quốc gia.
Cô giáo Đỗ Thị Hòa (bên phải).
Cùng với đó, cô đã chỉ đạo nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Nhờ vậy, nhà trường ngày càng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, chất lượng dạy và học của cô trò nhà trường được nâng lên rõ rệt. Năm học 2015 – 2016, trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 và vinh dự được đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Tập thể nhà trường đạt Tập thể lao động xuất sắc. Nhiều năm liền, chi bộ nhà trường luôn đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
Sau gần 25 năm cống hiến và xây dựng chất lượng trường Mầm non Trường Thịnh, năm 2016 cô giáo Hòa chuyển về công tác tại trường Mầm non Liên Bạt. Ban đầu, trường có 8 điểm lẻ đặt tại các thôn, cơ sở vật chất nhỏ lẻ, manh mún. Bằng sự nỗ lực, kiên trì, cô Hòa đã tham mưu các cấp lãnh đạo dồn điểm trường từ 8 điểm xuống còn 2 điểm. Đến nay về cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục mầm non của trường đã đáp ứng yêu cầu đặt ra của Bộ Giáo dục & Đào tạo và niềm mong đợi của nhân dân địa phương. Liên tục trong nhiều năm liền, trường đạt tập thể Lao động tiên tiến, năm học 2017 – 2018 trường đạt tập thể lao động xuất sắc, được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I và đạt giải Nhì cấp Thành phố Hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
“Bản thân tôi là một hiệu trưởng, trước đây tôi công tác tại trường Mầm non Trường Thịnh là trường đạt chuẩn quốc gia năm 2015. Thực hiện sự điều động của tổ chức, tôi được luân chuyển về công tác tại trường mầm non Liên Bạt, là trường mầm non tại một huyện khó khăn của Thành Phố, với 8 điểm trường, 17 nhóm lớp với 530 học sinh và 63 cán bộ giáo viên nhân viên, trường chưa đạt chuẩn Quốc gia, cơ sở vật chất nhỏ lẻ và manh mún, chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là tạo môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động càng khó khăn. Năm học 2017-2018 nhà trường được giao nhiệm vụ làm điểm mô hình xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Là một nhà giáo nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, lãnh đạo trường mầm non, tôi rất băn khoăn trăn trở nhưng vẫn quyết tâm làm bằng được” – cô Hòa tâm sự.
Lấy trẻ làm trung tâm
Theo cô giáo Đỗ Thị Hòa, môi trường giáo dục trong trường mầm non là hết sức cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Nó được ví như ngôi nhà thứ 2 của trẻ. Chính vì vậy, khi xây dựng môi trường học tập cần phải hướng vào trẻ để trẻ được chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”.
Tuy vậy, để làm được điều đó không đơn giản một sớm, một chiều mà làm được. Xác định ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn học phí ở mức thấp, các khoản thu khác không có, muốn tôn tạo nên một ngôi trường xanh – sạch – đẹp nếu không có thực hiện xã hội hóa giáo dục thì không thể làm được; cô Hòa đã cùng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường vận động, tuyên truyền, thuyết phục nhân dân và các cơ quan đoàn thể, cha mẹ học sinh ủng hộ thiết kế quy hoạch vườn rau, quy hoạch 50% diện tích sân trường làm sân cỏ, bể vầy, cây cảnh tạo môi trường thiên nhiên sinh thái. Kết quả, sau một năm, nhà trường đã đón nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các tổ chức cá nhân, các bậc phụ huynh với tổng kinh phí lên đến hơn 1 tỷ đồng.
“Sau bao quyết tâm và nỗ lực, đến nay chúng tôi rất vui sướng với môi trường xanh – sạch – đẹp. Hoạt động chăm sóc, nuôi dạy trẻ trong nhà trường được thực hiện ở điều kiện tốt nhất. Cho đến nay thành quả của chúng tôi là các em sau giờ tan lớp không muốn về. Phụ huynh đi làm đồng về ngồi chờ đón con dưới môi trường xanh mát” – cô giáo Đỗ Thị Hoà chia sẻ.
Đặc biệt, thời gian qua, cô giáo Hòa còn dành rất nhiều tâm huyết trong việc nghiên cứu và đưa phương pháp Montessori vào giảng dạy (là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác, chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo những khả năng riêng của mình) để giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ, độc lập và sáng tạo. Đến nay, Trường Mầm non Liên Bạt đã và đang áp dụng phương pháp giảng dạy này, bước đầu thấy những kết quả tốt, trẻ chủ động và sáng tạo hơn nhiều, phụ huynh cũng rất ủng hộ.
Video đang HOT
Ngoài ra, cô Hòa cũng luôn chú trọng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Theo đó, cô đã chỉ đạo nhà trường tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo vui chơi cho học sinh như: “Bé cùng làm nội trợ”, “Cô dạy bé gói bánh chưng ngày Tết”, “Bé thu hoạch rau xanh”, “Hội chợ quê em” và nhiều hoạt động khác như :Tham gia chăm sóc cây xanh, thu hoạch rau, thực hành kỹ năng sống… Những hoạt động này không chỉ khơi dậy cảm xúc và khả năng sáng tạo của trẻ mà còn thu hút sự tham gia đầy nhiệt tình của cha mẹ học sinh, để lại nhiều ấn tượng tốt, cảm xúc sâu đậm.
Vừa là một cán bộ quản lý giỏi, tâm huyết với nghề, cô giáo Đỗ Thị Hòa còn là một người mẹ, người vợ xây dựng hạnh phúc gia đình, chăm sóc mẹ già hơn 90 tuổi, nuôi dạy con cái chăm ngoan, học giỏi. Cô luôn tâm niệm đối với người phụ nữ để có được thành công, ngoài sự say mê, tâm huyết với công việc thì yếu tố quan trọng nhất là sự thông cảm và chia sẻ từ gia đình.
Chính tình yêu thương gia đình, tình cảm đồng chí, đồng nghiệp đã tiếp lửa cho sự say mê, tâm huyết, tận tụy với nghề để cô hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Những cố gắng, nỗ lực của cô Đỗ Thị Hoà góp phần không nhỏ vào bảng thành tích chung của Trường mầm non Liên Bạt nói riêng và ngành Giáo dục huyện Ứng Hoà nói chung. Cô xứng đáng là tấm gương tiêu biểu hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”.
Phạm Thảo
Theo laodongthudo
Cô Hiệu trưởng... lắm chiêu
Cô hiểu tính cách của từng trẻ và không ngừng nghĩ ra những "chiêu" mới lạ để tạo hứng thú cho các bạn nhỏ tới trường.
Đó là cô Nguyễn Quốc Thư Trâm - Hiệu trưởng Trường mầm non Bình Minh (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng), ngôi trường "độc đáo" ở giữa trung tâm thành phố biển.
Lấy sổ tiết kiệm để sửa trường
Nhìn khung cảnh ngôi trường đẹp, được tạo hình độc đáo nhưng ít ai biết rằng, vài năm trước đây là một ngôi trường nhếch nhác, không tuyển được học sinh. Trước năm 2011, cả trường chỉ có vẻn vẹn 40 học sinh với 13 giáo viên cùng cơ sở vật chất còn nghèo nàn.
Cô Hiệu trưởng ra tận cổng trường để đón học sinh vào mỗi buổi sáng đến trường. Ảnh: AN
"Khi nhận quyết định về làm Hiệu trưởng vào tháng 11/2011, tôi còn không biết Trường mầm non Bình Minh nằm chỗ nào. Khi tới nơi mới thực sự "sốc".
Sân trường thì cỏ mọc um tùm, hàng rào bằng sắt gỉ sét phơi đầy quần áo, chăn mền. Nền lớp học thì nứt nẻ. Nhìn khung cảnh này xong tôi bật khóc và không chịu nhận quyết định", cô Thư Trâm kể lại.
Nhưng những bài học ở lớp quản lý giáo dục mà cô đang theo học khiến cô trấn tĩnh lại để đối diện với thách thức, biến nó thành cơ hội phát triển và khẳng định năng lực bản thân.
"Không lẽ mình học vầy, thực tế hiển hiện trước mắt là Trường mầm non Bình Minh mà không áp dụng được thì học có ý nghĩa gì. Mình còn trẻ mà!" - cô Trâm suy nghĩ.
Sau đó, cô trực tiếp đi tìm hiểu lý do vì sao trường không có học sinh. Thậm chí, cô còn tìm đến tận nhà người dân địa phương có con đang trong độ tuổi đi học mầm non để hỏi "Vì sao không cho con học ở trường?.
Từ những thông tin thu được, cô lên gặp lãnh đạo phường để xin kinh phí sửa sang lại trường lớp. Do cuối năm việc bố trí ngân sách không được, nên phường chỉ có thể lo đơn vị thi công và thủ tục. Còn tài chính, nhà trường phải tự "xoay".
Cô Trâm lại về trường vận động giáo viên cho mượn tiền sửa trường lớp nhưng không nhận được sự hưởng ứng.
"Ra tết là phải có trường lớp mới để tuyển sinh. Vì thế tôi lấy sổ tiết kiệm của hai vợ chồng được 70 triệu đồng để mua vật liệu thi công. Còn phường đứng ra bảo lãnh sang năm sẽ hoàn lại kinh phí" - cô Trâm nhớ lại.
Ngay sau đó cô Trâm bắt tay vào trang trí trường lớp, cô cho lát nền, sơn sửa, lắp kính lại sáu phòng học, mở thêm phòng năng khiếu, nha học đường.
Cô đi chụp ảnh tất cả các phòng vệ sinh, hàng rào của trường rồi lên gặp Chủ tịch quận để trình bày. Những hạng mục xây dựng được phê duyệt triển khai gấp trong tháng 1/2012.
Để có đồ chơi cho học sinh, các giáo viên của trường lại sáng tạo bằng cách đi xin lốp xe, bàn ghế cũ về thiết kế lại thành những món đồ xinh xắn.
Năm 2013, sau hội hoa tết, cô Thư Trâm cùng các giáo viên phải chạy vạy đi xin tre về để làm đồ chơi và dụng cụ học tập.
Nhà trường cũng bắt đầu siết lại chất lượng chăm sóc trẻ. Các giáo viên thường xuyên cập nhật món ăn mới từ sách, báo, mạng để thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ...
Với những bước đi táo bạo của cô Hiệu trưởng, số học sinh tăng lên gấp đôi từng năm, từ 40 cháu năm 2011 - 2012, năm sau tăng lên 140, và giờ đây là 270. Năm 2013, trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Ra cổng đón trẻ mỗi ngày
Với cương vị là Hiệu trưởng nhưng chưa một sáng nào cô Thư Trâm không đích thân đứng trước cổng trường để đón từng bạn nhỏ đến trường.
Một góc nhỏ trường Bình Minh do các cô giáo và học sinh tự chế tạo, trang trí. Ảnh: AN
Lý giải về việc làm tuy nhỏ nhưng đầy tâm huyết đó cô Trâm giải thích: "Nét mặt của trẻ khi bước vào cổng trường thể hiện rõ nhất nền giáo dục của ngôi trường đó.
Trẻ có thích đi học hay không? Giáo viên có được trẻ yêu mến hay không? thể hiện rõ nhất vào buổi sáng đón trẻ tới trường.
Tôi vẫn thường giữ thói quen ấy để thấy nét mặt của trẻ và những tâm tư, tình cảm của phụ huynh để từ đó có cách thay đổi, điều chỉnh để phù hợp hơn".
Mỗi sáng đón trẻ tới trường, cô Trâm thường nán lại để hỏi thăm phụ huynh về các bé. Các bé về nhà có vui không? Có sợ hãi điều gì không? Và dù bận rộn thế nào thì cô Thư Trâm cũng luôn cố gắng có mặt ở cổng để đón trẻ.
"Buổi sáng đến lớp là khoảng thời gian rất quan trọng. Các em có vui vẻ bước vào lớp thì giờ học của các em mới trở nên hứng thú và phụ huynh mới yên tâm để gửi gắm con mình.
Khi mình đích thân đón trẻ một phần sẽ tạo sự yên tâm cho phụ huynh, phần khác qua đó để các giáo viên nhìn vào học hỏi và chu đáo hơn chứ không phải chỉ là thủ tục đón cho có".
"Đủ chiêu" cuốn hút học sinh
Để tạo sự thích thú cho học sinh mỗi ngày đến trường, cô Trâm cùng đồng nghiệp nghĩ ra "đủ chiêu" từ các trò chơi giải trí, tiệm Spa, đến cách bài trí, trang trí cảnh quan trong lớp, trong trường.
"Trẻ em luôn thích sự mới lạ, nó không những tạo sự cuốn hút ở trẻ mà còn kích thích sự sáng tạo của trẻ. Vì vậy, tôi luôn khuyến khích giáo viên không được "dậm chân tại chỗ" mà luôn luôn phải thay đổi, sáng tạo".
Học sinh hứng thú với tiệm Spa. Ảnh: AN
Đầu năm học 2019-2020 các bạn nhỏ của mầm non Bình Minh được trải nghiệm với khuôn viên Spa đầy thú vị. Các cô bé cậu bé được tham gia vào Spa với vai trò vừa làm khách hàng vừa làm nhân viên.
Cô Thư Trâm cho biết: "Tôi luôn tâm niệm, phải làm sao để mỗi giáo viên cũng có một góc nhỏ để xả stress. Bởi lẽ, khi giáo viên thấy thoải mái, vui vẻ thì mới biến mỗi giờ học của các bạn nhỏ thành một giờ học vui vẻ đúng nghĩa".
Spa Bình Minh cũng rất "chuyên nghiệp". Bước tới gần Spa đã nghe mùi hương tinh dầu sả thoang thoảng đầy thư thái.
Bên trong có những chiếc giường xinh xắn được bài trí cùng những vật dụng như: khăn lau, khăn quấn đầu, chậu ngâm chân, các loại mặt nạ trái cây...
Các cô bé, cậu bé được phục vụ và tự phục vụ đầy chuyên nghiệp như xóa tan bao nhiêu muộn phiền cho giáo viên và khiến giờ học của các bạn nhỏ trở nên lý tưởng.
Điều tinh tế nhất ở cô Hiệu trưởng đầy tâm huyết này là dành riêng một góc nhỏ Spa cho giáo viên là mỗi khi giáo viên dẫn học sinh xuống trải nghiệm tại spa thì giáo viên sẽ được ngồi ngâm chân.
Khoảng thời gian này tuy ít ỏi nhưng nhằm giúp các cô thư giãn sau những giờ dạy căng thẳng.
AN NGUYÊN
Theo giaoduc.net
Thư viện trường học cần được xây dựng và hoạt động theo nhu cầu của học sinh 100% trường Tiểu học trên cả nước (13.994 trường) đều có thư viện, trong đó nhiều địa phương như thành phố Hà Nội có hơn 1.000 thư viện đạt chuẩn trên khoảng hơn 1.000 trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Yêu cầu tối thiểu cho một trường học đạt chuẩn quốc gia là phải có thư viện đạt chuẩn. Tại Hội thảo...