Xúc tiến chuyển đổi số, giảm mạnh những họp liên miên, lê thê trong nhà trường

Theo dõi VGT trên

Họp, họp nữa, họp mãi. Họp đã chiếm hầu hết thời gian đầu tư chuyên môn và gây nên áp lực tâm lý nặng nề cho giáo viên mà không thật sự mang lại hiệu quả đáng kể.

“Họp” chính là thứ sức ì lớn bậc nhất của bộ máy giáo dục.

Xúc tiến chuyển đổi số, giảm mạnh những họp liên miên, lê thê trong nhà trường - Hình 1

(ảnh minh họa)

Việt Nam ta có lẽ là một một “cường quốc họp hành”. Riêng trong giáo dục, mỗi tháng có 1 cuộc họp hội đồng, 2 cuộc họp tổ chuyên môn; rồi họp chi ủy, chi bộ, chi đoàn, họp công đoàn, họp riêng từng bộ phận với Hiệu trưởng, họp trước khi thi, họp sau khi thi, họp ra đề, họp chấm bài, họp đánh giá, họp bất thường. Cứ hở ra là họp, nếu chia đều thì không tuần nào trong năm mà giáo viên không phải tham gia vài cuộc, họp đến không còn thời gian cho giáo viên đọc sách hay đầu tư chuyên môn nữa.

Nội dung họp thì nghèo nàn, nặng tính giáo điều và mệnh lệnh hành chính; cung cách tổ chức một chiều, áp đặt ý chí của người lãnh đạo lên nhân viên và cấp dưới; các buổi họp thường mang tính chất của những cuộc chỉnh huấn, phê bình kỷ luật, “chỉ đạo” chứ hiếm khi là một cuộc bàn bạc đúng nghĩa của chữ “họp”.

Trong một trường học, việc “lãnh đạo, tổ chức thực hiện” công tác giáo dục có nhiều điểm đặc biệt.

Thứ nhất, dứt khoát phải có tổ chức Đảng, gọi là chi bộ, và chi bộ ấy đóng vai trò lãnh đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường. Trong chi bộ lại có chi ủy (khoảng 3 – 7 người) là những Đảng viên hiện đang nắm giữ các vị trí chủ chốt của nhà trường. Thường thì bí thư chi bộ cũng là hiệu trưởng nhà trường, tức kiêm luôn quản lý chuyên môn (mặc dù “hiệu phó chuyên” môn vẫn có, nhưng phần nhiều như câu nói đã thành sản phẩm văn hóa dân gian: “phó cho có”).

Để triển khai công việc trong từng tháng (hoặc năm học), quy trình như sau: đầu tiên là họp chi ủy, ra nghị quyết; rồi mang nghị quyết ấy ra họp chi bộ; họp chi bộ xong thì mang nghị quyết của chi bộ ra họp Hội đồng sư phạm (toàn thể giáo viên và công nhân viên).

Cái hay thứ nhất là nội dung của cả 3 cuộc họp này thường không có thay đổi gì đáng kể, nếu không nói là thường y sì đúc nhau.

Cái hay thứ 2 là nội dung của các cuộc họp này đều do một người soạn ra – Bí thư chi bộ kiêm Hiệu trưởng nhà trường.

Cái hay thứ 3 là mỗi cuộc họp sẽ là đọc cái văn bản soạn sẵn ấy (có thể có diễn giải thêm). Các nội dung khác trong cuộc họp có thể có, như quy định việc các bộ phận trong nhà trường báo cáo tình hình hoạt động “trong thời gian qua”. Nhưng thường là hình thức, qua loa đại khái hoặc thiếu tính khách quan công bằng. Dung lượng áp đảo là phần của vị hiệu trưởng: đọc, diễn giải, chì chiết, nắn gân, hăm dọa…

Ba cái “hay” này dẫn cho ta thấy cái hay thứ 4: về thực chất, mọi hoạt động của một nhà trường đều nằm trong ý chí của một người. Như thế, cả ngàn học sinh và cả trăm giáo viên thực ra cũng là phiên bản của một người ấy. Nay có thể gọi là F1, F2 cũng được.

Video đang HOT

Gọi là “họp” nhưng thực chất chỉ là tập trung lại để nghe một người “chỉ đạo” chứ thường không có bàn luận tranh luận hay thảo luận gì cả. Điều kỳ lạ nữa, là nếu với kiểu họp như vậy tại sao không “ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục” bằng cách mail cái văn bản ấy của hiệu trưởng cho từng giáo viên hoặc post lên group của nhà trường? Nó khỏe, và đỡ tốn kém tiền bạc công sức biết bao nhiêu!

Ở đây có những cái vô lý cần điều chỉnh ngay nếu muốn “đổi mới giáo dục” thành công:

Thứ nhất, hoạt động chuyên môn về bản chất là một lĩnh vực khoa học khách quan, mà khoa học thì không thể phụ thuộc vào ý muốn và “định hướng” được. Tôn trọng sự thật mới là cốt tủy của khoa học. Nên việc lấy “lập trường” để “lãnh đạo” khoa học trong nhà trường là rất mâu thuẫn và sẽ làm trì trệ các hoạt động phát triển trí tuệ của cả người học lẫn người dạy. Cần phải tách rời sao cho chuyện chính trị và khoa học được độc lập với nhau, càng nhiều càng tốt. Khi khoa học và giáo dục phát triển thì đất nước giàu mạnh, văn minh, thể chế sẽ vì thế mà nhận được thêm nhiều sự tin tưởng và yêu quý của nhân dân.

Thứ hai, khi quyền lực ở nhà trường tập trung một cách tuyệt đối trong tay một cá nhân thì sẽ sinh ra tình trạng mất dân chủ. Phương châm tốt đẹp “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” sẽ không có đất sống trong thực tế. Những tệ nạn và tiêu cực trong giáo dục nhà trường cũng như nhiều lĩnh vực khác trong xã hội cũng đều từ đây mà ra cả. “Phân công lại quyền lực” trong nhà trường là việc cần làm ngay, không thể chậm trễ nếu muốn vực dậy nền giáo dục của chúng ta. Phân cấp quản lý với việc tự trị chuyên môn phải được tiến hành gấp rút. Hiệu trưởng hay hiệu phó không thể có quyền can thiệp một cách thô bạo vào chuyên môn của tổ bộ môn và giáo viên được. Làm như thế mới chính là trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy. Vị trí hay sự “cao quý” của nghề giáo không nằm trong các bài diễn văn hay trong các buổi lễ mít tinh kỷ niệm ồn ào; nó chỉ có thể hiện diện trong một cấu trúc và cơ chế vận hành tiến bộ.

Nhìn vào các cuộc họp trong nhà trường giúp ta hiểu được cơ chế vận hành, vị trí của chuyên môn, mức độ dân chủ và tình trạng quan liêu. Cũng nhìn vào các cuộc họp mà ta biết được mức độ tự chủ, tự lập và vị thế của người thầy. Cái gì đang dẫn dắt một cơ sở giáo dục, chương trình hay ý chí cá nhân của lãnh đạo cơ sở? Làm thế nào để họp thật ít và họp đúng nghĩa (bàn bạc, thảo luận công khai dân chủ)?

Họp và nhiều việc vô bổ khác nữa đã không những chiếm hết thời gian của giáo viên sau giờ lên lớp mà còn gây căng thẳng triền miên cho họ bởi những áp lực vô hình nhưng khủng khiếp của thanh tra, kiểm tra, nhũng nhiễu, hạch sách… “Giáo viên không đọc sách” không phải không có lý do, chính những “việc không tên” kiểu này đã khiến đội ngũ “tinh hoa” này của xã hội ngày càng cùn nhụt, trì trệ và thấp kém đi.

Cần một cơ chế quản lý giáo dục năng động, cởi mở với nhiều niềm tin hơn đặt vào giáo viên. Xây dựng một cơ cấu quyền lực trong nhà trường có tính kiểm soát nội bộ bằng cách độc lập hóa công đoàn và trao quyền nhiều hơn cho giáo viên, đồng thời giao tài chính lại cho một bên thứ 2 nắm giữ. Minh bạch hóa tất cả các hoạt động của nhà trường bằng một trách nhiệm giải trình trước các tổ chức và trước xã hội.

Họp càng nhiều chứng tỏ mức độ chuyên quyền càng lớn, song song với chuyên môn càng lép vế. Nó còn chứng minh cho sức ì của bộ máy, vì ì ạch nên phải họp liên miên để đẩy cỗ máy ấy nhích lên. Nhà nước cần có quy định bằng văn bản về việc “cấm họp”; hãy tận dụng chuyển đổi số trong công tác điều hành giáo dục, không thể thời đại 4.0 mà cách làm thì “0.4″ như thế được nữa. Tuy nhiên, ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng nghề nghiệp, tự tôn nhân phẩm của giáo viên phải được xây dựng bằng một cơ chế hiện đại, đó mới là biện pháp giảm họp hành một cách bền vững và mang lại hiệu quả thật sự cho nền giáo dục.

Khi thầy cô đùn đẩy nhau làm chủ nhiệm, nhà trường phải làm sao?

Nếu như trong trường học, trong từng tổ chuyên môn mà ai cũng có tâm lý né làm công tác chủ nhiệm thì lấy ai kiêm nhiệm công việc này?

Thời điểm này, đa số các trường học phổ thông đang chuẩn bị các công tác cần thiết để phân công nhiệm vụ cho năm học mới. Điều mà mọi người dễ dàng nhìn thấy là nhiều giáo viên rất ngại khi được phân công kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp.

Nếu như đối với giáo viên tiểu học thì việc phân công giáo viên chủ nhiệm đơn giản vô cùng vì gần như giáo viên phải cũng phải đảm nhận công việc này, chỉ trừ một số thầy cô dạy môn chuyên mà thôi.

Thế nhưng, giáo viên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông thì lại hoàn toàn khác vì đa phần mỗi thầy cô chỉ dạy 1 môn học nên việc phân công giáo viên chủ nhiệm ở một số tổ chuyên môn, một số nhà trường thường gặp những khó khăn nhất định.

Khi thầy cô đùn đẩy nhau làm chủ nhiệm, nhà trường phải làm sao? - Hình 1

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa, nguồn: Baokontum.com.vn

Nhiều giáo viên né làm chủ nhiệm lớp

Theo hướng dẫn hiện hành, giáo viên trung học cơ sở dạy 19 tiết/ tuần, giáo viên trung học phổ thông dạy 17 tiết/ tuần. Nếu thầy cô nào kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp thì được giảm đi 4 tiết/ tuần.

Thực tế, có một bộ phận thầy cô giáo thích làm chủ nhiệm lớp vì khi gắn với công tác này thì giáo viên có dịp gần gũi với học sinh hơn, tình cảm thầy- trò vì thế mà gắn bó mật thiết hơn.

Tuy nhiên, cũng có nhiều thầy cô lại rất ngại khi được phân công chủ nhiệm, nhất là những khu vực có điều kiện kinh tế còn khó khăn, tỉ lệ học sinh bỏ học nhiều thì làm chủ nhiệm rất cực.

Nhiều thầy cô muốn dạy thêm 4 tiết cho đủ theo quy định rồi về nhà, không phải vận động học sinh mỗi khi các em nghỉ học, không phải giải quyết khi học sinh mất đoàn kết hay quậy phá, không phải liên hệ với phụ huynh khi học sinh gặp những chuyện không hay ở lớp, ở trường...

Những ngày nghỉ, ngày lễ thì không phải theo học sinh tham gia các phong trào Đoàn -Đội phát động và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.

Đặc biệt, hàng ngày không phải làm công việc đốc thúc học sinh đóng các loại tiền trường, ai cũng ngán ngại khi liên quan đến tiền trường vì các khoản tiền trường thì nó cứ ríc rắc suốt cả năm học...

Chính vì thế, khi mà Ban giám hiệu yêu cầu các tổ chuyên môn dự kiến phân công đầu năm học thì giáo viên trong tổ đều tìm cách thoái thác, nhiều người viện các lý do khác nhau để không phải làm chủ nhiệm.

Vậy nên, các thầy cô kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn cũng rất khó khi thực hiện nhiệm vụ được Ban giám hiệu giao phó. Trên thì Ban giám hiệu giao cụ thể số tiết, số người người nhiệm cho từng tổ chuyên môn để không phát sinh thừa giờ trong trong năm học.

Dưới thì giáo viên tìm cách chối từ nên các thầy cô tổ trưởng chuyên môn phải làm công tác động viên để đáp ứng được yêu cầu Ban giám hiệu giao cho. Và, gần như năm nào khi phân công công tác chủ nhiệm ở các nhà trường cũng đều gặp những khó khăn về trong quá trình thực hiện.

Giảm áp lực để việc phân công giáo viên chủ nhiệm thuận lợi hơn

Thực tế, ai cũng biết làm giáo viên chủ nhiệm sẽ vất vả nhiều hơn những giáo viên không kiêm nhiệm công việc này, nhất là vào thời điểm đầu và cuối năm học- khi mà giáo viên phải thường xuyên có mặt trong trường để thực hiện các loại hồ sơ sổ sách cần thiết cùng với Ban giám hiệu nhà trường.

Tuy nhiên, nếu như trong trường học, trong từng tổ chuyên môn mà ai cũng có tâm lý né làm công tác chủ nhiệm thì lấy ai kiêm nhiệm công việc này?

Vì thế, để tránh tình trạng một số giáo viên đùn đẩy, thoái thác, tìm lý do để không phải kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp thì các trường cần phải công bằng, khách quan trong việc phân công chủ nhiệm hàng năm. Đặc biệt, có thể giảm bớt áp lực cho công tác chủ nhiệm ở các lớp.

Thứ nhất : là phân công giáo viên chủ nhiệm trong trường luân phiên nhau. Năm nay, có thể phân công giáo viên này thì sang năm sẽ phân công giáo viên khác. Thầy cô nào chưa quen thì làm sẽ quen, thầy cô nào làm chủ nhiệm chưa giỏi thì một hai năm sẽ giỏi.

Việc phân công luân phiên nhau để tránh tình trạng Ban giám hiệu nhà trường thấy thầy cô nào làm tốt thì liên tục phân công, thấy thầy cô nào làm chưa tốt thì sang năm không phân công nữa. Làm như vậy, dễ dẫn đến tình trạng so bì, tị nạnh trong đơn vị.

Thứ hai : trong vô số công việc mà giáo viên đang phải thực hiện hàng năm thì việc mà giáo viên sợ nhất là phải thu các khoản tiền trường.

Vì thế, nhằm giảm bớt áp lực cho giáo viên chủ nhiệm trong việc thu các khoản tiền trường hàng năm để giáo viên dành nhiều thời gian cho công việc đứng lớp và quản lý lớp thì ngành giáo dục và các địa phương cần thay đổi cách làm lâu nay.

Chúng tôi cho rằng tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, học phí, học thêm nên để tổ tài vụ trong nhà trường thu. Trong trường phổ thông có nhân viên y tế, có thủ quỹ, kế toán nên họ có thể đảm nhận công việc này.

Phụ huynh, học sinh có thể nộp trực tiếp cho bộ phận này hoặc thực hiện thao tác chuyển khoản qua tài khoản nhà trường rất đơn giản. Một khi tiền bạc qua nhiều khâu trung gian sẽ thêm nhiều phức tạp.

Nếu vẫn thực hiện như lâu nay thì giáo viên chủ nhiệm thu tiền xong các khoản tiền này cũng phải nộp lại cho nhân viên y tế và thủ quỹ nhà trường.

Thứ ba : những trường thừa giáo viên thì nhà trường nên có sự ưu ái hơn đối với giáo viên chủ nhiệm một chút. Có thể phân công giáo viên không chủ nhiệm đủ số tiết theo quy định nhưng giảm bớt số tiết cho những thầy cô chủ nhiệm lớp.

Bởi, thực tế thì phần lớn nhân sự khối trường trung học cơ sở và trung học phổ thông hiện nay đang có phần dư thừa nên nhiều người không dạy đủ định mức số tiết theo quy định.

Việc linh động này trong tầm tay của Ban giám hiệu và chắc chắn giáo viên trong trường cũng không thắc mắc khi có thêm một chút "ưu ái" cho những thầy cô chủ nhiệm lớp.

Một khi Ban giám hiệu có sự linh hoạt trong phân công, giảm bớt áp lực cho những thầy cô chủ nhiệm lớp thì khi được phân công nhiệm vụ này họ sẽ không còn thoái thác, không còn so bì với những đồng nghiệp khác.

Công tác chủ nhiệm lớp rất quan trọng bởi một giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, toàn tâm, toàn ý với học trò, với nhà trường thì lớp học sẽ đi vào nền nếp, mấy chục học trò trong lớp cũng từ đó mà tốt hơn, tích cực hơn.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kỳ Duyên được gọi tên Á hậu 1 trước giờ G chung kết Miss Universe
07:21:30 17/11/2024
Mỹ nhân đẹp đến mức được người dân dựng tượng, thờ tụng như nữ thần
07:39:26 17/11/2024
Ngày cưới, em dâu vừa bước ra thì toàn hội trường vang lên tiếng bàn tán ồn ào, đại diện nhà trai nhà gái chỉ muốn "độn thổ" vì xấu hổ
07:57:40 17/11/2024
Chính thức: Hoa hậu Kỳ Duyên dừng chân trước Top 12 Miss Universe
10:12:07 17/11/2024
Hoàng Thuỳ sượng trân, nghi vấn bị "ghẻ lạnh" vì 1 hành động của vị chủ tịch?
07:45:25 17/11/2024
Thông gia tự dưng gọi điện bảo mẹ tôi nấu đồ ăn gửi sang rồi đưa ra đề nghị khiến 2 bên gia đình sứt mẻ
07:49:02 17/11/2024
Cô hàng xóm nóng bỏng vừa chuyển đến được 2 tháng, gia đình tôi đứng bên bờ đổ vỡ
07:18:43 17/11/2024
Chung kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên xuất hiện hô tên cực đã tai, chính thức lọt top 30!
09:52:37 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ronaldo, Bruno Fernandes rời đội tuyển Bồ Đào Nha

Sao thể thao

13:02:06 17/11/2024
Bruno Fernandes trở lại Manchester United sớm sau khi Bồ Đào Nha cho phép 4 cầu thủ, gồm anh, Cristiano Ronaldo, Bernado Silva và Pedro Neto rời khỏi trại huấn luyện.

Tử vi 3 ngày liên tiếp (17, 18 và 19/11), 3 con giáp tiền bạc rủng rỉnh, vàng chất đầy tủ

Trắc nghiệm

11:17:56 17/11/2024
Theo tử vi 12 con giáp, 3 tuổi sau được dự đoán cuộc sống sang trang, đổi đời giàu có.Tử vi hàng ngày của 12 con giáp dự báo Chủ nhật 17/11/2024, tuổi Dần sẽ nhận được sự khích lệ

Sẽ thật tiếc nếu không ăn loại rau này vào mùa đông: Là "vua rau củ", rẻ tiền nhưng làm món ăn ngon lại tốt sức khỏe

Ẩm thực

10:22:03 17/11/2024
Dù hình thức không bắt mắt cho lắm nhưng loại rau củ này được ví là nhân sâm trắng vì có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe tổng thể,

"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim

Netizen

10:06:39 17/11/2024
Nhân ngày 220/11, các em nhỏ ở Lào Cai đã mang theo những món quà kèm lời chúc có một không hai dành tặng cô giáo của mình.

Điên cuồng những đêm "cháy phố" sinh tử (bài 1)

Pháp luật

10:04:33 17/11/2024
Bỏ học, lêu lổng, không có sự quản lý của gia đình, người thân và bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi đám bạn xấu, mạng xã hội độc hại, không ít thanh, thiếu niên đã tụ tập với nhau trở thành tội phạm đường phố.

Kỳ Duyên có 1 hành động lạ khi được gọi tên vào top 30, hoá ra có ý nghĩa đặc biệt

Sao việt

09:58:36 17/11/2024
Hành trình chinh phục chiếc vương miện danh giá Miss Universe 2024 của Kỳ Duyên đang có nhiều tín hiệu đáng mừng.

Sao nam Gen Z gây sốc khi đăng ảnh nhạy cảm sau ồn ào tặng fan bao cao su

Sao châu á

09:56:09 17/11/2024
Vào ngày 11/11 vừa qua, nam idol Eric (The Boyz) trở thành tâm điểm vì công khai đăng ảnh gửi tặng bao cao su đến fan.

10 thói quen của tôi được cư dân mạng khen ngợi: Đặc biệt điều số 6 giúp tôi tránh xa bệnh tật

Sáng tạo

09:38:35 17/11/2024
Sau khi chia sẻ về những thói quen sống của bản thân lên 1 diễn đàn trên mạng, tôi hết sức bất ngờ vì được cư dân mạng khen ngợi tới tấp.

Game "gợi cảm" nhất 2024 tiếp tục mời hot girl nhập vai cho DLC mới, nhan sắc đỉnh chóp khiến người chơi phấn khích

Mọt game

09:27:18 17/11/2024
Nhan sắc của cô nàng hot girl này đang khiến các fan mong mỏi DLC của tựa game hơn bao giờ hết. Không thể phủ nhận Stellar Blade là một trong những tựa game đáng chú ý nhất của năm 2024 này.

Chồng mất đã 7 năm nhưng nhà chồng vẫn bày đủ trò để ngăn chị tôi tái hôn

Góc tâm tình

09:22:43 17/11/2024
Nghe tôi chuẩn bị tái hôn với 1 doanh nhân thành đạt, mẹ chồng kéo họ hàng tới quấy phá với đủ chiêu trò khác nhau.

Lên Tà Xùa săn... mây

Du lịch

09:10:14 17/11/2024
Mây ở Tà Xùa lúc thì đổ dồn vào các khe núi sâu thẳm, lúc thì cuồn cuộn lên cao như dòng thác khổng lồ, khiến khung cảnh thêm phần sống động và huyền ảo.