Xúc động những ‘người gieo chữ’ thầm lặng nơi biên cương Sơn La
Vì tình yêu với học trò, hằng ngày, các thầy, cô giáo và cả những người thầy mang quân hàm xanh của Bộ đội Biên phòng Sơn La vẫn nỗ lực bám bản, bám trường để gieo con chữ nơi các bản làng xa xôi.
Do địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác nên các trường học ở vùng biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, thường phải đóng ở các bản vùng cao, vùng sâu nên những giáo viên công tác ở đây thường gặp nhiều khó khăn, vất vả hơn những địa bàn khác. Nhưng vì tình yêu với học trò, hằng ngày, các thầy, cô giáo và cả những người thầy mang quân hàm xanh của Bộ đội Biên phòng Sơn La vẫn nỗ lực bám bản, bám trường để gieo con chữ nơi các bản làng xa xôi. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Trung úy Vì Văn Liêm, cán bộ Đồn biên phòng Mường Lạn, hướng dẫn cho các học viên tại lớp học xóa mù. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Người thầy đặc biệt, Trung úy Vì Văn Liêm, cán bộ Đồn biên phòng Mường Lạn, giảng dạy cho các học viên. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Các học viên tại lớp học xóa mù cho đồng bào vùng biên do Đồn Biên phòng Mường Lạn tổ chức. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Giờ lên lớp của cô giáo Hà Thị Thâm, Trường mầm non Hoa Phong Lan, xã Mường Lạn. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Video đang HOT
Vào những ngày mưa, cô giáo Lường Thị Hồng điểm trường Nong Phụ (Trường mầm non Hoa Phong Lan, huyện Sốp Cộp) phải ở lại trường. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Đường đến điểm trường Nong Phụ (Trường mầm non Hoa Phong Lan) quanh co, nhiều đèo dốc. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Vào ngày mưa, để đến được điểm trường Nong Phụ (Trường mầm non Hoa Phong Lan), các cô giáo phải lắp thêm dây xích tự chế vào bánh xe để đỡ trơn trượt. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Giờ học thể dục của cô giáo Lường Thị Hồng và các học sinh tại điểm trường Nong Phụ (Trường mầm non Hoa Phong Lan, huyện Sốp Cộp). (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Cô giáo Hà Thị Thâm, Trường mầm non Hoa Phong Lan, xã Mường Lạn, đến tận nhà vận động phụ huynh cho con em đi học. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Do điểm trường cách xa nhà nên giáo viên điểm trường bản Pu Hao (Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Mường Lạn) phải ở lại trường cả tuần. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Giờ lên lớp của cô giáo Lường Thị Hồng và các học sinh tại điểm trường Nong Phụ (Trường mầm non Hoa Phong Lan, huyện Sốp Cộp). (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Chùm ảnh thầy giáo 'quân hàm xanh' mang con chữ đến với người dân vùng núi Tây Bắc
Thời gian qua, các thầy giáo 'quân hàm xanh' đã tham gia dạy rất nhiều lớp xóa mù chữ và được bà con vùng cao tín nhiệm, tin yêu.
Các thầy giáo "quân hàm xanh" đã có những đóng góp rất quan trọng, thiết thực trong công tác nâng cao dân trí ở khu vực biên giới.
Bản Pu Hao là một trong những bản khó khăn nhất của xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, bà con chủ yếu là người dân tộc Mông, Thái và đa số đều mù chữ. Hơn nữa, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, đường xá đi lại vất vả nên sau một thời gian đi học ở trung tâm xã, nhiều em học sinh đã bỏ học về nhà... dẫn tới tình trạng tái mù chữ.
Do địa thế hiểm trở, kinh tế khó khăn của đồng bào nơi biên giới nên cán bộ Đồn Biên phòng Mường Lạn phải vượt con đường rừng hơn 10 km từ trung tâm xã Mường Lạn đến Điểm trường Tiểu học Pu Hao để mở lớp xóa mù chữ cho bà con nơi đây.
Vì lớp học đa số là người lớn, ban ngày mọi người phải đi làm nên hoạt động của lớp học phải thực hiện vào buổi tối từ 19h - 21h.
Trung úy Vì Văn Liêm (32 tuổi, giáo viên đứng lớp, chiến sỹ của Đồn Biên phòng Mường Lạn) là người đứng lớp của lớp học xóa mù chữ tại bản Pu Hao.
Lớp học ban đầu 100% học viên không biết tiếng Việt. Học viên nhiều khi phải bỏ ngang vì bận việc gia đình. Đặc biệt, vì học viên ở nhiều độ tuổi khác nhau nên nhận thức không đồng đều, gây trở ngại cho công tác giảng dạy.
Thông qua lớp học, Trung úy Vì Văn Liêm tổ chức giảng dạy cho đồng bào dân tộc khu vực biên giới làm sao để bà con biết đọc, biết viết, làm những phép tính đơn giản. Bên cạnh đó, người thầy giáo "quân hàm xanh" còn tuyên truyền các chủ trương Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để từng bước xóa đói, giảm nghèo.
Nhờ sự nhiệt tình dạy học xóa mù của những thầy giáo "quân hàm xanh" mà người dân vùng biên giới đã tiếp cận được nhiều kiến thức quan trọng để áp dụng vào cuộc sống.
Ông Nguyễn Văn Chiến - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La cho biết, trong thời gian qua, các thành viên của Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La đã có những đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc phối hợp với ngành Giáo dục nâng cao dân trí cho bà con ở khu vực biên giới.
Cụ thể, các thầy giáo "quân hàm xanh" đã tổ chức nhiều loại hình lớp học để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của người dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được đến lớp kể cả những người lớn tuổi.
Rộn ràng từ lớp học xóa mù chữ của thầy giáo mang 'quân hàm xanh' Khi màn đêm buông xuống, lớp học của các thầy giáo 'quân hàm xanh' thuộc huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) lại vang lên tiếng đánh vần ê a của bà con biên giới. Nếu đến các xã thuộc huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) nơi đại ngàn biên giới Việt Nam - Lào thì mỗi tối chúng ta sẽ thấy xuất hiện...