Xúc động nam sinh bị ung thư máu nhận bằng tốt nghiệp tại nhà rồi… ra đi
Nguyễn Đông Khang bị ung thư máu. Thầy cô đến tận nhà trao bằng tốt nghiệp để hoàn thành tâm nguyện của bạn. Khang qua đời chỉ một ngày sau khi cầm bằng tốt nghiệp trên tay khiến ai biết chuyện đều không kiềm được nước mắt.
Buổi lễ trao bằng tốt nghiệp đặc biệt khiến nhiều người không kiềm được cảm xúc – Ảnh: Anh Tùng cung cấp
Ung thư máu, Khang vẫn cố học xong
Khang (sinh năm 1998) là sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm, khóa 42, Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Khang vốn rất tích cực tham gia các hoạt đồng đoàn thể. Khang cũng là một người vui vẻ, lạc quan, hoạt bát và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ đoàn trường.
Khang phát bệnh ung thư máu vào năm 2019, khi còn là sinh viên năm 3 với bao ước mơ, hoài bão về một tương lai tươi sáng phía trước. Tuy rằng căn bệnh hành hạ nhưng em vẫn luôn cố gắng từng ngày.
Vượt lên chính mình, sống chung với bệnh tật, Khang đã cố gắng lạc quan và quay lại trường để hoàn thành những học phần cuối cùng của mình ở giảng đường đại học.
Khang (trái) khi còn khỏe mạnh rất năng nổ trong công tác đoàn trường – Ảnh: Anh Tùng cung cấp
Khang từng nói với những người đã giúp đỡ mình rằng: “Khi khỏi bệnh, số tiền quyên góp nếu còn dư em sẽ hỗ trợ lại cho các hoàn cảnh khó khăn hơn…”.
Video đang HOT
Trong suốt gần một năm ròng rã chiến đấu với bệnh tật, Khang đã cố gắng hoàn thành xong chương trình học và đợi đến ngày nhận bằng. Tâm sự gia đình, Khang muốn có cơ hội được tham dự lễ tốt nghiệp, được tận tay cầm tấm bằng danh giá, được chia sẻ niềm vui sướng vào ngày trọng đại này cùng gia đình mình.
Nhưng vào ngày 17.4, Khang được đưa về nhà theo lời khuyên của bác sĩ điều trị, do bệnh tình chuyển biến xấu. Nghe tin, cô Trần Thanh Trúc (Phó Trưởng Bộ môn Công nghệ Thực phẩm) đã liên hệ nhận quyết định, bảng điểm, bằng tốt nghiệp và mượn lễ phục cho Khang, thống nhất sáng 18.4 cùng đến thăm và trao bằng tốt nghiệp cho cậu học trò hiếu học…
Khang vui nhưng ai cũng khóc
“Và chúng tôi đã đến nơi, đã gặp được em và gia đình. Căn bệnh quái ác ấy đã lấy đi hoàn toàn sức sống và thanh xuân của em. Gia đình cho hay em nóng sốt rồi sang lạnh liên tục, chỉ uống nước nhưng tối qua lâu lâu cứ nhắc “ngày mai cô Trúc sẽ mang bằng tốt nghiệp cho con…”, cô Trúc nghẹn ngào.
Tấm bằng tốt nghiệp loại khá của Khang – Ảnh: Anh Tùng cung cấp
Khang cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp bên cạnh gia đình, thầy cô và bạn bè – Ảnh: Anh Tùng cung cấp
Anh Nguyễn Thanh Tùng (một người luôn đồng hành giúp đỡ Khang trong suốt thời gian chiến đấu với bệnh tật) cho biết, khi đến nhà, cả nhóm ngay lập tức khoác áo tốt nghiệp cho Khang, vì em không thể ngồi dậy được.
Mang hồ sơ, bảng điểm và tấm bằng tốt nghiệp loại khá, cô Trúc ân cần trao cho Khang. “Ngày nhận bằng tốt nghiệp hẳn sẽ rất vui nhưng rõ ràng chúng tôi không ai có thể cười nổi… Mặc dù trong lòng cũng nhẹ nhàng hơn vì phần nào đã giúp em hoàn thành tâm niệm được nhận bằng tốt nghiệp…”, anh Tùng chua xót nói.
Riêng Khang, em như được tiếp thêm động lực, em tỉnh táo hơn, còn bảo người nhà lấy nước cho cô Trúc, anh Tùng và bạn bè uống. Em chu đáo, em quan tâm đến người khác dù thời gian giữ được sự sống chỉ còn đếm bằng giờ.
Ai khi chứng kiến giây phút ấy cũng không thể nào kiềm được nước mắt, chỉ nhìn em mà không biết nói gì. Ý chí, nghị lực, khát vọng được nhận bằng giúp em tỉnh táo, đôi sáng mắt em sáng lên thấy rõ…
“Cô Trúc đến gần hỏi con có còn mong muốn làm điều gì thì nói cô nghe. Giọng nói yếu ớt, khào khào, Khang nhờ chúng tôi gửi lời cảm ơn đến nhà trường, thầy cô, bạn bè, các mạnh thường quân đã quan tâm, hỗ trợ, động viên em thời gian qua… Và chúng tôi ra về, nghe kể lại sau đó em đã khóc, giọt nước mắt xúc động, cũng có thể là giọt nước mắt hạnh phúc vì em hoàn thành được tâm nguyện của mình”, anh Tùng chia sẻ.
Và rồi Khang đã trút hơi thở cuối cùng vào 14 giờ 45 phút chiều 19.4 trong sự tiếc thương vô hạn của gia đình, bạn bè. Câu chuyện về ý chí, nghị lực phi thường của Khang sẽ lan tỏa mãi về sau.
Duy Tân
Băn khoăn từ ghế giảng đường
Dự thảo lần 1 Thông tư về nội dung chính của văn bằng ĐH vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến đã khiến cho giảng viên, sinh viên bàn tán sôi nổi từ giảng đường, KTX, cả bến xe buýt.
Bằng tốt nghiệp trình độ đại học (ĐH) sẽ không ghi loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, không phân biệt chính quy hay tại chức, đào tạo từ xa, sinh viên tốt nghiệp đại học đều được cấp chung bằng cử nhân... là những vấn đề quá mới đối với Việt Nam.
Trước hết, phải hiểu văn bằng là một chứng chỉ đào tạo thuộc phạm trù vĩnh viễn, còn năng lực của người được cấp bằng là phạm trù thời gian, có thể thay đổi theo thời gian. Nên các quốc gia trên thế giới đều có xu hướng không xếp hạng năng lực người học trên văn bằng.
Mặc dù cơ quan soạn thảo là Bộ GD&ĐT lý giải dự thảo như vậy là phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới nhưng mọi người vẫn chưa thông. Đầu tiên là ở Việt Nam, đầu vào của hệ tại chức thấp hơn chính quy, tổ chức đào tạo và chất lượng đào tạo khác nhau nhưng bằng lại giống nhau là điều khiến mọi người băn khoăn.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Nếu bằng tại chức và chính quy có giá trị như nhau thì cần phải nâng cao chất lượng đào tạo tại chức, tổ chức các kỳ thi chung với hệ chính quy. Đây là điều mà khá nhiều người trong cuộc nghi ngại về tính khả thi, nếu không thực hiện được thì đấy là sự bất hợp lý lớn nhất của giáo dục đại học.
Bộ GD&ĐT dự thảo hai thông tư liên quan tới việc cấp bằng, phụ lục văn bằng. Theo đó, ngoài bằng cử nhân thì điểm học tập của sinh viên sẽ được ghi trên phụ lục văn bằng. Nhưng Bộ GD&ĐT lại không nói rõ về thông tư ban hành quy chế quản lý bằng tốt nghiệp các cấp từ THCS đến ĐH và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân - đang chuẩn bị ban hành đã khiến dư luận băn khoăn.
Ngay bằng ĐH còn bị làm giả, tẩy sửa thì cách quản lý phụ lục văn bằng được Bộ quy định như thế nào để chặt chẽ, đảm bảo sự tin cậy về thông tin trên hồ sơ là cả vấn đề lớn. Nhiều nhà tuyển dụng đều cho rằng cần có quy trình quản lý hồ sơ của người học chặt chẽ, minh bạch.
Khá nhiều quốc gia, phụ lục văn bằng (bao gồm ngành đào tạo, chuyên ngành đào tạo, nơi tổ chức đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo, thông tin về kết quả học tập, tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học, điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy...) được bảo quản theo chế độ mật, từ trường ĐH đến với nhà tuyển dụng, không giao cho các cử nhân.
Đúng là nhiều quốc gia đã bỏ bằng kỹ sư, sinh viên theo học học ngành kỹ thuật khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân kỹ thuật. Hệ thống văn bằng chỉ còn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, một số nước như Pháp thì bằng kỹ sư được Hội nghề nghiệp cấp sau khi đi làm vài năm và trải qua kỳ sát hạch, kỹ sư được xem ngang thạc sĩ, được coi như văn bằng sau ĐH. Cái chính là chúng ta phải quy định rõ quá trình chuyển tiếp như thế nào để khỏi nhẫm lẫn bằng "kỹ sư cũ" và "kỹ sư mới".
Ngay ĐH Y, hiện đào tạo có cử nhân y khoa mất 4 năm, trong đó bác sĩ y khoa mất 6 năm. Nếu không làm rõ, cử nhân y khoa 4 năm ra trường trước, lại đi chỉ đạo chuyên môn cử nhân y khoa 6 năm.
Rõ ràng, trong quá trình hội nhập, chúng ta phải tiếp thu cái hay, cái tốt của thế giới nhưng cũng cần tính kỹ đến điều kiện riêng của Việt Nam, tránh tạo sự bất công khi thực thi.
Theo kinhtedothi
Đại dịch đe dọa giấc mơ học sinh miền núi Trường học đóng cửa vì dịch bệnh, ước mơ bước vào giảng đường đại học của học sinh nghèo miền núi lại phụ thuộc vào chiếc điện thoại và mạng wifi. 14h, một ngày thứ hai. Trời nắng gắt, trên vài triền dốc, hàng chục người dân xã Đăk Tnang, huyện Kông Chro đang dọn dẹp đốt rẫy, từng cột khói khổng lồ...