Xúc động lễ tri ân những người hiến xác cho Y học
Sáng 25/8, tại Viện Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội đã diễn ra Lễ Macchabeé, Lễ tri ân những người hiến thân thể cho ngành y.
8h sáng 25/8 tại Viện Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội (48 Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng) đã diễn ra Lễ Macchabeé, Lễ tri ân những người hiến thân thể cho khoa học ngành Y khoa.
Lễ Macchabeé 2022 với chủ đề “Sứ mệnh trong nắng” nhằm mục đích giáo dục ý thức cho sinh viên, thể hiện lòng kính trọng và tri ân đối với những người đã hiến thân thể cho khoa học, cho sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu Y khoa của Trường ĐH Y HN nói riêng và ngành Y nước nhà nói chung. Từ đó lan tỏa tinh thần hết mình học tập và nghiên cứu khoa học, góp phần vào sự phát triển của nền Y học Việt Nam.
Đây là nghi thức trang nghiêm và tôn kính của các thế hệ sinh viên y khoa dành cho những người đã hiến thân thể của mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo y khoa. Họ là những người dù đã mất đi, nhưng vẫn lặng thầm để lại tiêu bản thân thể mình để giúp ích cho khoa học, đặc biệt là ngành giải phẫu học.
Cây điều ước gửi gắm những lời muốn nói tới những người đã nguyện hiến dâng thân thể mình cho khoa học.
Tham dự buổi lễ có lãnh đạo của các bệnh viện,…
Cùng với sự hiện diện của thân nhân người hiến, thầy cô giáo cùng sinh viên Đại học Y Hà Nội,…
Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, PGS.TS Ngô Xuân Khoa – Trưởng bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y Hà Nội đã nói: “Chúng ta có mặt ở đây hôm nay, thành kính biết ơn và tưởng nhớ những người hiến thân thể cho Y học. Chúng ta biết ơn thân nhân và gia đình những người thầy thầm lặng, những người đã vượt qua giới hạn thông thường, đồng cảm thực hiện ý nguyện của người thân sau khi qua đời. Không có sự đồng cảm của gia đình, ý nguyện cao cả ấy không thực hiện được”.
Trao kỷ niệm chương và tặng quà cho gia đình người hiến xác.
Video đang HOT
Lễ dâng hương tri ân những người đã hiến thân thể cho Y học.
Có tất cả 14 người đã hiến thân thể cho Đại học Y Hà Nội.
Lễ dâng hoa tri ân những người đã hiến thân thể cho Y học.
Đoàn người xếp hàng chờ đến lượt vào dâng hoa…
Từng bông hoa tươi thắm được dâng lên những “người thầy thầm lặng”.
Mẹ và em trai của người hiến xác Phạm Quang Duy (SN 1990).
Đứng trước thi thể của con trai mình, người mẹ không kìm nén được xúc động.
Sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội đặt hoa tưởng niệm.
PGS.TS Ngô Xuân Khoa – Trưởng bộ môn Giải phẫu, Ttrường Đại học Y Hà Nội cho hay: “Những năm gần đây, nhờ truyền thông và sự hiểu biết của mọi người trong xã hội nên nhiều người đã hiểu được việc hiến thân này là có ích cho xã hội. Rào cản lớn nhất là, có người muốn hiến thân cho khoa học, nhưng khi họ qua đời, ước muốn của họ có được thực hiện hay không lại tùy thuộc vào thân nhân. Rất nhiều thân nhân có quan niệm là phải giữ cho “mồ yên mả đẹp”.
Bác Đào Thanh Hương (60 tuổi, mẹ của người hiến) tâm sự: “Duy là con trai thứ 2 của tôi (19 tuổi, bị ung thư gan). Trước khi mất, cháu có nguyện vọng là hiến thân thể cho Y học. Duy nói đã nhận được nhiều đặc ân nhưng vẫn chưa làm được gì cho xã hội nên muốn thi thể của mình có thể giúp ích. Hôm nay, nhiều bạn sinh viên nói với tôi rằng khi được học với thân thể của Duy các em thấy yêu bộ môn này hơn vì Duy rất đẹp. Tôi cảm thấy gần gũi khi bác sĩ nói Duy cũng là đồng nghiệp của họ. Tôi rất tự hào về con mình và không ân hận vì để con hiến xác”.
Anh Tuấn (33 tuổi, con trai của người hiến thân Trần Thị Na) chia sẻ: “Mẹ tôi bị ung thư máu, lúc chưa phát hiện ra bệnh mẹ đã đã quyết định hiến xác rồi, cả bố mẹ đều đăng ký. Tôi thấy nhà trường tổ chức buổi lễ thế này sẽ lan tỏa đến mọi người, giúp mọi người hiểu rõ hơn về tác dụng của việc hiến xác. Tôi chắc chắn sẽ theo gương của bố mẹ, đăng ký hiến xác cho y học.”
Bạn Nguyễn Thị Quỳnh Anh (ủy viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên Đại học Y Hà Nội) cho biết: “Để trở thành một bác sĩ y khoa thì sinh viên phải trải qua môn học giải phẫu. Khi học trên sách vở , mô hình tuy đã được 3D hóa rồi nhưng cảm giác chân thật không thể nào so được với cơ thể người thật. Khi được học trên thân thể người thật, chúng em có thể quan sát kỹ hơn chi tiết của bộ phận, đây có thể coi là kinh nghiệm để chúng em sau này thực hành lâm sàng. Có thể nói, thi thể hiến tặng là kho tư liệu quý giá nhất để giảng dạy cho sinh viên y khoa”.
Đinh Bảo Trọng (sinh viên lớp YK4 Đại học Y Hà Nội) chia sẻ: “Em coi những thân xác này như là một người thầy. Em rất cảm ơn những người đã hiến xác cho Y học và cảm ơn gia đình của họ đã ủng hộ. Chúng em biết ơn rất nhiều.
Bạn Bùi Danh Thế (sinh viên năm 3 Đại học Y Hà Nội) cho biết: “Mình cùng các sinh viên trong trường đã đến đây từ sớm để hỗ trợ công tác chuẩn bị cho chương trình. Buổi lễ hôm nay giúp sinh viên chúng mình có cơ hội để tri ân, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thầy thầm lặng và người nhà của họ”.
Sinh viên trường y 'thắt lưng buộc bụng' khi học phí tăng
Sau khi Trường ĐH Y Hà Nội công bố mức tăng học phí từ năm học 2022-2023, không ít sinh viên phải lên kế hoạch giảm chi tiêu tối đa để bù vào chỗ học phí tăng nhằm giúp gia đình giảm áp lực kinh tế.
Nhiều thí sinh xem xét chuyển hướng khi Trường ĐH tăng học phí. Ảnh minh họa. Ngô Chuyên.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Sinh viên "thắt lưng buộc bụng" vì tăng học phí
Theo Hồ Phi Khánh - sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội năm cuối chia sẻ: "Cách đây hai năm chúng em cũng đã nghe thông tin về việc tăng học phí, nhưng không nghĩ là lại tăng vào giai đoạn này. Đặc biệt là đây lại là giai đoạn dịch mới qua, mọi khó khăn vẫn còn nhiều".
Khánh cũng cho biết thêm, nhà trường thông báo hơi gấp, khiến cho nhiêu bạn sinh viên năm nhất đến năm thứ 4 sẽ không kịp trở tay bởi tăng lên hơn 70% đó là con số không hề nhỏ với các bạn mới vào trường. Đặc biệt, con nhà nông dân như em điều kinh tế không phải khá giả khi theo học ngành Y thời gian dài, mức học phí lại cao như vậy sẽ rất khó khăn.
Khánh phân tích thêm: "Giá như thông báo chính thức tăng học phí này được công bố các đây 1 năm đến đầu năm học 2022-2023 này bắt đầu tăng thì sinh viên cũng như gia đình có sự chuẩn bị. Như em là sinh viên năm cuối, một năm còn không quá đáng ngại nhưng đối với các em hiện nay là sinh viên năm nhất đến năm 4 sẽ khó khăn.
Đặc biệt, mức học phí cao như thế này, đối với những học sinh thuộc diện gia đình khó khăn, kinh tế không khá giả năm nay sẽ phải xem xét có nên đăng ký xét tuyển vào ngành Y không.
Sinh viên ngành Y học rất vất vả, khó có thể đi làm thêm để phụ giúp gia đình về tiền sinh hoạt phí hàng tháng".
Cũng là sinh viên năm cuối, nữ sinh Ngọc Anh sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội chia sẻ: "Biết việc tăng học phí là điều sớm hay muộn, nhưng bản thân em vẫn mong muốn có thể lùi thời gian".
Ngọc Anh cho biết: "Đối với những bạn theo học ngành Y gia đình khá giả việc tăng học phí sẽ không đáng ngại. Nhưng đối với những sinh viên như em, bố mẹ là nông dân, kinh tế khá khăn thì là bài toán nan giải.
Năm nay là năm cuối do đó em tập trung toàn bộ thời gian để học, không có thời gian đi làm thêm cho nên việc tăng học phí thực sự rất áp lực".
Theo đó, để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, Ngọc Anh lên kế hoạch "thắt lưng buộc bụng, giảm tối đa những khoản chi tiêu, sinh hoạt phí không cần thiết để tiết kiệm, cố gắng học xong năm cuối".
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Thí sinh cân nhắc đăng ký nguyện vọng vào ngành Y
Trước mức tăng học phí cao khiến cho nhiều thí sinh năm nay có ý định đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Y Hà Nội đang có phương án xem xét thay đổi lựa chọn. Bùi Thị Huyền Trang (Giao Thủy, Nam Định) chia sẻ: "Em là thí sinh tự do, năm ngoái em đậu vào ĐH Y Hà Nội nhưng ngành điều dưỡng, em đã quyết định bảo lưu kết quả để thi lại một năm. Tuy nhiên mới đây nghe thông báo về mức học phí từ năm học 2022-2023 sẽ tăng em đang cân nhắc có nên đăng ký nguyện vọng vào Trường ĐH Y Hà Nội hay thay đổi một ngành khác".
Trang cũng cho biết, mức học phí này đối với gia đình sẽ rất vất vả khi lo cho em theo học, bởi bố mẹ lao động tự do, trong khi đó học Y rất tốn kém, thời gian lại kéo dài do vậy Trang đang nghiên cứu, xem xét một số ngành khác.
Được tuyển thẳng vào Trường ĐH Y Hà Nội năm nay, Ngô Văn Thông (học sinh Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, Thông khá bất ngờ và lo lắng khi mức học phí tăng cao.
"Gia đình em chỉ có hai mẹ con nên mẹ em sẽ phải nỗ lực làm việc nhiều hơn nữa để có tiền đóng khoản học phí mỗi năm khi em đi học", Thông nói
Còn theo chị Nguyễn Thị Hà (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh): "Con mong muốn được vào Trường ĐH Y Hà Nội học, những năm qua con đã cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên mấy ngày vừa qua nhìn thấy mức học phí của Trường ĐH Y Hà Nội công bố từ năm học 2022-2023 trở đi cao như vậy khiến cho con và gia đình suy nghĩ việc thay đổi lựa chọn trường khác".
"Với mức học phí này, gia đình tôi khó có thể đáp ứng được nếu con đỗ vào trường học 6 năm liên tục như vậy. Vợ chồng tôi nông dân, đây là đứa con thứ 2 của gia đình sẽ đi học đại học cho nên mấy hôm nay cả nhà đang cân nhắc việc liệu có khả năng lo cho con không", chị Hà cho biết thêm.
Theo thông báo của Trường ĐH Y Hà Nội, từ năm học 2022-2023, mức học phí của sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội các ngành Y khoa, Y học Cổ truyền từ 14.300.000/ năm lên 24.500.000/năm tăng 71,33 %;
Ngành Điều dưỡng, Khúc xạ Nhãn khoa, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học từ 14.300.000/năm lên 18.500.000/năm tăng 29,37%;
Riêng ngành điều dưỡng chương trình tiên tiến sẽ tăng 31.460.000/năm lên 37.000.000/năm tăng 17,61%;
52 ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư ngành Y học Chia sẻ với VietNamNet, GS.TS Đặng Vạn Phước, cho hay tất cả các ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Y mà Hội đồng Giáo sư ngành này đã đề xuất đều được thông qua. Như vậy, năm 2021 ngành Y học có 7 ứng viên đạt chuẩn giáo sư; 45 ứng viên đạt chuẩn phó giáo sư. Theo GS Đặng Vạn...