Xúc động hình ảnh người mẹ đưa con gái bị liệt hai chân đi thi tốt nghiệp: “Con khổ như vậy, mình là mẹ sao có thể bỏ con được”
Bao năm qua vẫn luôn lặng lẽ, âm thầm bên cạnh động viên tinh thần, là chỗ dựa tiếp thêm sức mạnh cho con gái bị liệt hai chân.
Thế nhưng, khi đứng ngoài cổng nhìn con được mọi người đẩy xe lăn vào phòng thi bà Chiến không thôi xúc động.
Sáng 8/7, hàng nghìn sĩ tử cùng người nhà đã ùn ùn đổ về các địa điểm thi bắt đầu làm bài thi tổ hợp trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Tại điểm thi trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam (quận Cầu Giấy, Hà Nội) sáng cùng ngày trời đổ mưa khiến nhiều phụ huynh ướt sũng khi vượt quãng đường dài đưa con đi thi từ sáng sớm.
Sáng 8/7, nhiều phụ huynh và thí sinh ướt sũng khi đi đến điểm thi do trời mưa nặng hạt.
Trong làn người đông nghịt ấy hình ảnh nữ thí sinh tật nguyền được mẹ đưa đến địa điểm thi khiến nhiều người không khỏi xúc động. Hai ngày qua, tại điểm thi này người mẹ đã luôn sát cánh bên cạnh, đưa con gái bị liệt hai chân đến đây.
Đưa con vào cổng trường, bà Nguyễn Thị Chiến (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) đứng lại dõi theo con 1 lúc rồi lại chuẩn bị bắt xe về nhà. Con gái bà là em Trịnh Kiều Trinh bị liệt hai chân từ nhỏ. Hai ngày qua bà bắt grab đưa con đến điểm thi.
Trong làn người đông nghịt ấy hình ảnh nữ thí sinh tật nguyền được mẹ đưa đến địa điểm thi khiến nhiều người không khỏi xúc động.
Dù đã quá đỗi quen thuộc với hình ảnh cô con gái bé bỏng không thể đi lại nhưng khi đứng ngoài cổng nhìn con được mọi người đẩy xe lăn vào phòng thi bà Chiến không thôi xúc động. Bao năm qua, người mẹ ấy vẫn luôn lặng lẽ, âm thầm bên cạnh động viên tinh thần, là chỗ dựa tiếp thêm sức mạnh cho con gái.
” Từ khi sinh ra con thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa khi đôi chân không thể tự đứng dậy. Vợ chồng tôi đưa con đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ các bác sĩ kết luận con bại não thể co cứng. Mọi sinh hoạt của con đều cần có sự giúp đỡ của bố mẹ “, bà Chiến cho biết.
Video đang HOT
Hai ngày qua, bà Chiến bắt xe đưa con tới điểm thi. Tại đây, lực lượng chức năng và các tình nguyện viên nhiệt tình giúp đỡ đưa con gái bà Chiến vào phòng thi.
Từ nhỏ, mỗi lần nghe những câu nói vu vơ của con ” tại sao chân con không đi được hả mẹ ?…” bà Chiến chỉ biết âm thầm nuốt nghẹn nước mắt. Niềm vui, niềm động viên lớn nhất đối với bà Chiến chính là việc đôi chân của con gái không thể đi lại nhưng ông trời “thương” cho em trí tuệ.
” Từ khi con lọt lòng tới giờ lúc nào tôi cũng động viên, tôi bảo con xác định đôi chân của mình như vậy con phải cố gắng. Là người mẹ tôi cũng sẽ cố gắng làm tất cả mọi điều vì con, muốn con có cuộc sống tốt đẹp. Con khổ như vậy, mình là mẹ sao có thể bỏ con được.
Suốt 12 năm học con luôn là học sinh giỏi. Tôi biết để có được kết quả đó là sự phấn đấu không ngừng nghỉ của con “, bà Chiến xúc động.
Những hình ảnh xúc động tại điểm thi trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Bà Chiến kể, những lúc con đi liên hoan, chụp ảnh kỷ yếu không thể đi lại được thấy con tự ti với bạn bè, bà Chiến chỉ biết lại gần bên trò chuyện với con như hai người bạn bởi người mẹ này hiểu được con đang suy nghĩ gì.
” Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT tôi khuyên con bên cạnh việc ôn luyện nghỉ ngơi sớm để không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Năm nay con đăng ký nguyện vọng vào trường Đại học Sư phạm và Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Đặc biệt sở trường học giỏi Tiếng Anh, cô ước mơ sau này sẽ trở thành nhà phiên dịch “, bà Chiến chia sẻ.
18 năm con gái bị liệt hai chân là 18 năm bà Chiến vừa là mẹ, là bạn đồng hành cùng con ở mọi lúc, mọi nơi.
Tiếp lời, bà Chiến khoe ngày sinh nhật con gái tròn 18 tuổi, bà được con viết lá thư gửi tặng. Con bảo con sẽ cố gắng sau này không phụ lòng mẹ. Đọc xong lá thư bà đã khóc rất nhiều.
” Gửi mẹ của con…
18 năm trôi qua cũng là 18 năm mẹ đồng hành cùng con trong hành trình chữa bệnh. Dài quá phải không mẹ? Thế nhưng với con đó lại là 18 năm ý nghĩa nhất trong cuộc đời của con. Con biết con không bằng bạn, bằng bè và con cũng biết đã bao lần mẹ khóc và mong con được trở lại bình thường như bạn bè cùng trang lứa.
Nhưng mẹ hãy yên tâm nhé! Dù con không đi lại được nhưng con vẫn vui, vui vì có mẹ ở bên cạnh dù bất cứ điều gì xảy ra mẹ vẫn ủng hộ những điều con làm. Mẹ chính là tất cả, là điều quan trọng nhất trong 18 năm qua.
Lá thư Kiều Trinh viết gửi mẹ trong sinh nhật 18 tuổi của mình khiến nhiều người không khỏi xúc động.
Con của 18 tuổi xin lỗi mẹ vì đã làm mẹ buồn và cảm ơn mẹ đã là mẹ của con. Mẹ con ta hãy đồng hành cùng nhau thật nhiều hơn nữa mẹ nhé. Con tin tưởng rằng một ngày nào đó con sẽ đi lại được, được tự do với cuộc đời này và sẽ được đền đáp công ơn mẹ đã hi sinh cho con.
Yêu mẹ thật nhiều “, nội dung bức thư Kiều Trinh gửi tới mẹ.
“Con khổ, là mẹ đâu thể nào bỏ con được”.
Nhìn người mẹ như bà Chiến hàng ngày đợi đứa con tật nguyền ngoài địa điểm thi khiến bao người chứng kiến phải xúc động. Bà chỉ mong rằng con gái sẽ luôn vững tin vì có mẹ luôn đồng hành bên cạnh.
Đề thi môn Hoá tốt nghiệp THPT 3 năm gần đây có gì đặc biệt?
Môn Hoá nằm trong bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên. Đây cũng là môn thi được nhiều thí sinh lựa chọn để xét tuyển đại học. Đề thi môn Hoá có 40 câu hỏi với mức độ từ dễ tới khó.
Năm 2020 đề thi môn Hoá được nhận xét có yếu tố bất ngờ vì không có câu hỏi về điện phân. Trong 40 câu hỏi thì các câu từ 1-20 luôn được đánh giá dễ, 10 câu hỏi trung bình và chỉ 10 câu hỏi có sự phân hoá trong đó nằm đặc biệt ở 4-5 câu hỏi cuối. Năm 2020, do dịch Covid-19 chương trình được tinh giản do vậy đề thi chủ tập trung chủ yếu ở lớp 12 và cũng đã tinh giản. Ngoài ra có xuất hiện kiến thức lớp 11 nhưng không đáng kể. Các câu hỏi đề thi môn Hoá luôn phù hợp dùng xét tốt nghiệp.
Sau đây là 1 mã đề thi môn Hoá năm 2020:
Năm 2019, có hơn 338.000 thí sinh dự thi môn Hoá. Đề thi có 40 câu hỏi, trong đó 20 câu hỏi đầu được đánh giá tương đối dễ. Các câu hỏi sau đi từ mức độ trung bình đến khó. Năm học này điểm trung bình môn Hoá là 5,35. Có hơn 127.000 thí sinh đạt điểm môn Hoá dưới 5. Số điểm thí sinh đạt được nhiều nhất là 6 điểm.
Sau đây là 1 mã đề thi môn Hoá năm 2019:
Năm 2018 đề thi môn Hoá được nhận xét nhiều kỹ năng Toán học. Đề thi có 40 câu, được sắp xếp từ dễ đến khó, từ mức độ năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng cho tới vận dụng cao, theo tỷ lệ 30% - 30% - 20%-20%. Cụ thể: từ câu 41 tới 52 đều ở mức độ năng lực nhận biết (chiếm 30%), các câu ở mức độ thông hiểu chiếm 30%, các câu ở mức độ vận dụng chiếm 20% và vận dụng cao chiếm 20%. Số lượng câu hỏi có nội dung nguyên kiến thức lớp 11 là 6 câu - chiếm 15%. Ngoài ra kiến thức lớp 11 còn tích hợp vào câu hỏi với kiến thức lớp 12, nhưng tổng số câu hỏi có nội dung kiến thức lớp 11 chiếm không quá 20%.
Sau đây là 1 mã đề thi môn Hoá năm 2018:
Infographic: Lịch thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 và những điều cần lưu ý Theo thông báo của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 dự kiến diễn ra vào đầu tháng 7. Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 sẽ chính thức diễn ra trong 2 ngày: Từ 7/7 đến 8/7. Bộ GD-ĐT vẫn tổ chức thi 5 bài thi như những kỳ thi THPT quốc gia trước. Gồm: 3 bài thi...